Dược sĩ Dung Lê 15/07/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Khi bị khó thở, đa phần mọi người nghĩ tới nguyên nhân bắt nguồn từ phổi hoặc bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, khó thở cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Theo 1 nghiên cứu đăng trên tạp chí Sementic, hơn 40% bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng hen và cảm thấy khó thở. 

Vậy tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở? Mối liên quan giữa trào ngược dạ dày và các bệnh lý hô hấp là gì? Hãy cùng Anvitra tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây:

Trào ngược dạ dày là gì?

Theo định nghĩa của Hiệp hội tiêu hoá Hoa Kỳ (ASGE), trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, hầu họng, đường hô hấp dẫn tới các triệu chứng khó chịu, tổn thương hoặc biến chứng.

Tình trạng trào ngược này xảy ra khi hoạt động của cơ thắt thực quản yếu, thường thấy ở những người hay sử dụng các chất kích thích, rượu bia, căng thẳng…

  •     Ợ hơi, ợ chua
  •     Nóng rát ngực và thượng vị
  •     Khó thở
  •     Đau thượng vị
  •     Đau thắt ngực
  •     Vướng cổ, ho khan
  •     Đầy bụng, buồn nôn

Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?

Hiện tượng khó thở khi bị trào ngược dạ dày là do dịch vị trong dạ dày trào lên thực quản và qua họng trào vào đường thở gây ra. Dịch vị này bao gồm acid HCl và các enzyme tiêu hóa, đôi khi chất trào lên sẽ có cả thức ăn.

Cụ thể, dịch vị trào ngược gây khó thở qua 3 cách sau:

1. Thực quản phù nề chèn ép vào khí quản

Các tế bào thực quản rất nhạy cảm với môi trường acid. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) khiến cho dịch acid bị đẩy lên vùng thực quản trong thời gian dài. Điều này dẫn tới những tổn thương lớn vùng niêm mạc thực quản. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây nên tình trạng viêm thực quản, khiến thực quản bị phù nề. Khi phù nề nhiều sẽ gây chèn ép lên ống khí quản dẫn tới hiện tượng khó thở.

2. Kích thích thần kinh, gây co rút cơ ngực

Hệ thống thần kinh vùng hầu họng, thực quản có thể bị kích thích khi có acid dịch vị. Thần kinh bị kích thích sẽ tác động lên các cơ vùng ngực, gây co rút cơ hoành và các cơ đường thở, dẫn đến khó thở.

3. Viêm phổi hít phải

Dịch dạ dày bị đẩy lên ngã ba hầu họng, quá trình hít thở khiến cho dịch vị có cơ hội xâm nhập vào phế quản và gây ra phản ứng viêm tại phế quản phổi. Hậu quả là ho, khó thở, nặng hơn có thể gây suy hô hấp.

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Tình trạng khó thở trong trào ngược dạ dày là một chỉ báo nguy hiểm, cần phải theo dõi và điều trị kịp thời, bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng sau:

1. Vấn đề về hô hấp

Khi acid trào ngược lên thực quản qua họng vào phế quản nhiều lần sẽ gây viêm loét họng và phế quản. Hiện tượng này có thể gây ra các biểu hiện như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi… Những vấn đề trên rất khó điều trị và diễn biến rất phức tạp, thường bệnh chỉ khỏi khi hết tình trạng trào ngược

2. Viêm thực quản

Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Khi các lớp niêm mạc bị bào mòn, các vi khuẩn sẽ tấn công và gây ra phản ứng viêm, kích hoạt viêm nhiễm. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra các vết loét. 

3. Barrett thực quản

Đây là tình trạng rối loạn thường phát sinh khi dịch vị trào lên thực quản trong 1 thời gian dài, dẫn tới kích thích niêm mạc trong lòng thực quản, làm thực quản bị biến đổi màu sắc. Theo ASGE (Hiệp hội tiêu hoá Hoa Kỳ) chỉ 1 tỷ lệ nhỏ (10 -15%) người mắc GERD sẽ phát triển thành Barrett thực quản, nhưng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản. Hầu hết các trường hợp ung thư thực quản đều bắt đầu từ Barrett thực quản.

>> Xem thêm: Ung thư thực quản: Tất cả những gì bạn cần biết!

4. Hẹp thực quản

Quá trình trào ngược acid lên thực quản giai đoạn đầu gây phản xạ rối loạn cơ thắt thực quản gây hẹp thực quản với biểu hiện nuốt nghẹn. Khi tình trạng trào ngược lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương không thể hồi phục trên thực quản, hình thành mô sẹo, làm hẹp thực quản.

5. Ung thư thực quản

Mặc dù biến chứng này hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Hiện tượng trào ngược kéo dài dẫn đến loạn sản niêm mạc thực quản là nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản. Không phải ai bị trào ngược cũng bị ung thư thực quản nhưng những người bị ung thư thực quản đều có bệnh trào ngược.

Lời khuyên cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở

Khó thở trong một thời gian dài là một cảm giác khó chịu và nguy hiểm. Vì vậy, với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày khi thấy có tình trạng khó thở cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên để tránh các biến chứng có nguy cơ phát sinh.

Ngoài việc thăm khám bác sỹ, người bệnh cần lưu ý các lời khuyên dưới đây:

Thay đổi lối sống lành mạnh

  • Bệnh nhân cần sửa đổi thói quen ăn uống, không nên ăn quá nhiều trước khi ngủ, hay ăn quá nhiều trong một bữa ăn, không nằm ngay sau khi ăn
  • Nên tập thể dục thường xuyên, từ bỏ các thói quen xấu như rượu bia, thuốc lá
  • Kê cao gối khi ngủ để giảm hiện tượng khó thở
  • Bổ sung các thực phẩm tốt như: sữa chua, bánh mì, táo, gừng, yến mạch, rau xanh… Nắm được trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng khó chịu do khó thở 

>> Xem thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn 3 nhóm rau này để dạ dày khỏe hơn

Tham khảo một số thuốc trong điều trị trào ngược dạ dày

Các thuốc mà bác sĩ khuyên dùng bao gồm: 

  • Nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày bao gồm: thuốc ức chế H2 (Cimetidin…), ức chế bơm Proton (Lansoprazole, Omeprazole..)
  • Thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (Domperidone…)
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Phosphalugel, Alginat, Dimetocol…)
  • Thuốc trung hòa acid dư thừa (Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd…)

Tham khảo các loại Thảo Dược

Các loại thảo dược được khuyên dùng gồm Chi tử, Cúc La Mã, Cam thảo, Chỉ thực, Thương truật, Trần bì, Hoàng liên, Hậu phác, Bán hạ bắc, Ngô thù du, Gừng…

Ngoài ra, các thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược chất lượng cũng là giải pháp được nhiều bác sĩ tin dùng. Có kể kể ra đây một sản phẩm tiêu biểu là hỗn dịch Anvitra được chiết xuất bằng công nghệ Đức chuyên dùng cho người bị trào ngược từ nhẹ đến nặng, giúp người bệnh có thêm giải pháp hiệu quả và an toàn cho bệnh trào ngược của mình.

 >> Xem thêm về hỗn dịch dạ dày Anvitra tại dantri.com.vn

anvitra-cta-diem-ban

 

 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...