Dược sĩ Dung Lê 28/10/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Barrett thực quản một bệnh lý về đường tiêu hóa mà có thể nhiều người chưa nắm rõ. Vậy Barrett thực quản là gì? Bệnh này có chữa khỏi được không?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách tổng quát về bệnh barrett thực quản.

Barrett thực quản là gì?

Barrett thực quản là tình trạng tế bào thực quản bị biến đổi thành tế bào giống như tế bào ruột non. Bệnh thường được chẩn đoán ở bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) lâu năm. Ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản lâu ngày, đoạn cuối thực quản thường xuyên bị kích thích bởi acid trong dịch dạ dày. Nếu kích thích này kéo dài và liên tục, lớp tế bào này bị biến đổi bởi dịch dạ dày gây ra tình trạng Barrett thực quản.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn tới Barrett thực quản

Nguyên nhân gây ra Barrett thực quản

Cho đến hiện nay, nguyên nhân cụ thể dẫn tới bệnh Barrett thực quản vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, tình trạng này thường thấy nhất ở những người bị trào ngược dạ dày thực quản lâu năm.

Các tế bào thực quản có thể trở nên bất thường khi tiếp xúc thời gian dài với acid dạ dày. Barrett thực quản có thể phát triển mà không có GERD, nhưng bệnh nhân bị GERD có nguy cơ phát triển bệnh Barrett thực quản cao gấp 3-5 lần.

Yếu tố nguy cơ của Barrett thực quản

Theo niddk.nih.gov bệnh Barrett thực quản ngày càng có nguy cơ tăng cao do các yếu tố sau đây:

  • Tiền sử bệnh: đã từng mắc bệnh GERD lâu năm (10-15% những người bị GERD phát triển thành Barrett thực quản)
  • Giới tính: nam giới dễ mắc hơn nữ giới.
  • Tuổi: xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên những người lớn tuổi có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Cân nặng: bị thừa cân nhiều mỡ bụng, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến Barrett thực quản.
  • Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da màu khác.
  • Người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia.

Barrett thực quản có chữa khỏi được không?

Bệnh Barrett thực quản là một trong những bệnh tiêu hóa có thể dẫn đến ung thư thực quản. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi khi người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, cũng như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt. 

Đánh giá nguy cơ tiến triển ung thư trên bệnh nhân barrett thực quản

Những người bị Barrett thực quản sẽ bị gia tăng nguy cơ bị ung thư thực quản (theo niddk.nih.gov nguy cơ ung thư biểu mô tuyến thực quản ở những người bị Barrett thực quản là khoảng 0,5%). Barrett thực quản có thể kéo dài vài năm trước khi ung thư. Do đó, việc điều trị dứt điểm bệnh Barrett thực quản cần càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ ung thư hóa. Khi bệnh đã tiến triển thành Ung thư thực quản việc điều trị không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Theo dõi tiến triển bệnh bằng nội soi

Những người bị Barrett thực quản thường được khuyến khích nội soi định kỳ cùng với sinh thiết để phát hiện dấu hiệu báo động của ung thư ở giai đoạn sớm.

Thông thường, trước khi ung thư thực quản xuất hiện, những tế bào tiền ung thư sẽ xuất hiện ở vị trí có tổn thương Barrett. Tình trạng này được gọi là loạn sản và chỉ có thể phát hiện được tại bệnh viện thông qua sinh thiết. Phát hiện và điều trị loạn sản có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.

>> Xem thêm: Ung thư thực quản: Tất cả những gì bạn cần biết!

Phương pháp điều trị Barrett thực quản

Điều trị Barrett thực quản nên tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Kết quả điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ thay đổi của các tế bào khi làm sinh thiết và thói quen sinh hoạt của mỗi người.

Điều trị Barrett thực quản không có loạn sản và loạn sản mức độ thấp

Nguyên tắc chữa trong tình huống này là theo dõi sự tiến triển của bệnh bằng cách nội soi định kỳ và chủ yếu là phối hợp điều trị GERD để kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng .

Phẫu thuật co thắt thực quản dưới (cơ nối giữa dạ dày- thực quản) để ngăn chặn những triệu chứng của GERD cũng là một trong những cách thức cần cân nhắc.

Điều trị loạn sản bậc cao

Loạn sản bậc cao được cho là một tiền thân của ung thư thực quản. Vì lý do này, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên chữa tại bệnh viện với các phương pháp như phẫu thuật hay dùng nhiệt lạnh…

Dù đã trải qua điều trị, Barrett thực quản vẫn có thể tái diễn. Vì nguyên do này, bác sĩ khuyến cáo nên tiếp tục làm giảm acid bằng thuốc và đánh giá nội soi định kỳ kết hợp với việc thay đổi lối sống.

>> Xem thêm: 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà

Các phương pháp đơn giản tại nhà giúp kiểm soát tốt barrett thực quản

Ngoài điều trị bằng phẫu thuật và thuốc như đã nêu ở trên, thì việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một trong những biện pháp cải thiện và kiểm soát tốt Barrett thực quản.

Thay đổi lối sống

Theo Jackson/ Siegelbaum Gastroenterology, việc điều trị GERD cơ bản làm chậm sự tiến triển của bệnh Barrett thực quản. Thay đổi lối sống là một việc rất cần thiết để cải thiện bệnh, giảm các triệu chứng trào ngược. Những điều mà bệnh nhân cần làm để giúp giảm trào ngược acid và tăng cường LES ( cơ vòng thực quản dưới) như: 

  • Tránh ăn bất cứ thứ gì trong vòng 3 giờ trước khi ngủ.
  • Tránh hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá. Nicotin trong máu làm suy yếu LES.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ. Tránh mặc quần áo chật hoặc cúi người sau khi ăn.
  • Nâng đầu cao hơn chân khi ngủ. Điều này giúp giữ acid trong dạ dày.
  • Giảm cân nếu thừa cân. Điều này có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và LES.

Người bệnh barrett thực quản nên ăn gì?

Người bị bệnh Barrett thực quản nên chọn lựa những thực phẩm có tính kiềm, trung hòa acid để bảo vệ thực quản, giảm các triệu chứng trào ngược. Dưới đây là 3 loại thực phẩm dễ tiêu và giảm tính acid mà bạn nên ăn:

Thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn giàu chất xơ làm giảm nguy cơ mắc GERD mãn tính. Toàn bộ lượng chất xơ, cũng như chất xơ từ hoa quả, rau củ sẽ làm giảm nguy cơ, bảo vệ chống lại các triệu chứng trào ngược.

  • Dâu tây: là một loại trái cây rất ngon, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ trong loại trái cây này cũng khá cao, cứ 100 gram thực phẩm thì có 2 gram chất xơ.
  • Bông cải xanh: là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, trong đó chất xơ chiếm tới 2,6 gram chất xơ/ 100gr thực phẩm. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như: Vitamin C, vitamin K, sắt, các chất chống oxy hóa và các chất chống ung thư mạnh.
  • Cà rốt: một loại rau củ có vị ngon, giòn và rất bổ dưỡng. Hàm lượng chất xơ trong cà rốt cũng rất cao, khoảng 2,8 gram/ 100 gram cà rốt.

Ngoài các thực phẩm nêu ở trên thì có thể kể đến các thực phẩm giàu chất xơ khác như: táo (2,4%), dâu tằm (5%), mâm xôi (7%)…

Ngũ cốc

Từng thành phần chứa trong ngũ cốc mang lại tác dụng riêng biệt, hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh Barrett thực quản.

  • Hàm lượng lớn tinh bột, giúp trung hòa bớt được tính acid gây ra bởi dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm tổn thương dạ dày.
  • Bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin các loại và các chất khoáng, nâng cao sức đề kháng cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
  • Một trong những điểm đặc biệt nhất của nguyên liệu này, đó chính là hàm lượng chất béo được tìm thấy rất thấp, giảm thời gian tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể, giúp tránh được các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.  

Nhóm thực phẩm chứa đạm dễ tiêu và ít chất béo

Dùng những thức ăn chứa đạm dễ tiêu hóa giúp làm giảm áp lực của dạ dày khi làm việc. Thức ăn đi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế tình trạng ứ đọng và sinh hơi, hạn chế được triệu chứng trào ngược.

Một số thực phẩm thuộc nhóm có thể kể đến:

  • Cá: có có hàm lượng protein cao, là nguồn đạm dễ tiêu hóa hơn protein động vật và một số loài thực vật.
  • Các loại thịt: thịt lợn, chim cút, ức gà. 

Người bệnh barrett thực quản không nên ăn gì?

Để kiểm soát tốt bệnh Barrett thực quản, người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm có tính acid

Các loại thực phẩm làm tăng sản xuất acid có thể làm trầm trọng hơn bệnh Barrett thực quản như:

  • Cà phê: thành phần của cà phê có tính acid, khi vào đến dạ dày sẽ khiến nó tiết ra lượng acid làm giảm lực cơ thắt ở dạ dày. Tình trạng đau dạ dày và trào ngược sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nước uống có gas như pepsi, coca… có khả năng khiến dạ dày tổn thương. Bởi vì, khí gas và acid trong các loại đồ uống này khi vào trong đường ruột sẽ tấn công vào thành dạ dày và niêm mạc dạ dày, gây triệu chứng trào ngược.
  • Đồ uống có chất kích thích như rượu, bia… khi chúng ta sử dụng các loại đồ uống này, dạ dày sẽ tiết ra acid nhiều hơn bình thường gây mòn lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày, từ đó gây đau, trào ngược dạ dày làm cho bệnh Barrett trở nên nặng hơn.
  • Ngoài ra người bênh cũng nên kiêng các loại hoa quả có tính acid như: cam, quýt, cà chua, dứa….

Thực phẩm giàu chất béo

Trong dạ dày, thức ăn giàu chất béo sẽ tiêu hóa chậm, làm tăng áp lực dạ dày vào phần dưới của thực quản và làm tăng khả năng trào ngược.

Thức ăn giàu chất béo, đặc biệt bao gồm thịt màu đỏ chiên và chế biến, sữa giàu chất béo, pho mát, kem và thực phẩm chiên như bánh rán, khoai tây chiên. Thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa cũng có nhiều chất béo bão hòa, liên quan đến cholesterol cao, tăng viêm và bất lợi cho bệnh tim.

Dùng sản phẩm từ thảo dược để cải thiện bệnh barrett thực quản

Bên cạnh việc thực hiện điều chỉnh một số thói quen sống, thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý thì việc sử dụng thêm sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị GERD, làm chậm sự tiến triển của bệnh Barrett thực quản sẽ giúp cho việc điều trị có hiệu quả nhanh hơn, ổn định, lâu dài hơn, cải thiện được chất lượng cuộc sống của bạn.

Người bị Barrett thực quản (do bị GERD lâu năm) có thể tìm hiểu các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các thành phần như Trần bì, Chỉ thực là hai vị thảo dược đã được chứng minh có tác dụng điều hòa cơ thắt dưới thực quản. 

TPBVSK Hỗn dịch ANVITRA – bộ đôi sản phẩm có thành phần cao tinh chất chuẩn hóa chứa 2 thành phần Chỉ thực và Trần bì như đã nói ở trên đã được nhiều người bệnh và giới chuyên môn đánh giá cao. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm này Tại đây hoặc liên hệ số hotline 1800.234.558 để được tư vấn cụ thể

>> Xem thêm: Tất tần tật những điều cần lưu ý khi dùng cây thuốc chữa dạ dày 

anvitra-cta-diem-ban

   

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...