Dược sĩ Dung Lê 05/11/2021
4.2/5 - (4 bình chọn)

Bạn đang làm việc thì bị ợ chua, kèm theo đó là cảm giác nóng rát từ ngực kéo lên họng? Liệu bạn có đang bị trào ngược dạ dày thực quản không? Nắm rõ khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và các cách trị trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn giảm nhanh sự khó chịu đang gặp phải. Bài viết dưới đây của Anvitra sẽ cho người bệnh cái nhìn tổng quát và vô cùng dễ hiểu về căn bệnh tiêu hóa này.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, hầu họng, đường hô hấp dẫn tới các triệu chứng khó chịu, tổn thương hoặc biến chứng (Theo định nghĩa của WGO – Tổ chức tiêu hóa thế giới).

Tình trạng trào ngược này xảy ra khi hoạt động của cơ thắt thực quản dưới bị rối loạn nên mở ra bất thường (hay thấy ở những người hay sử dụng các chất kích thích, rượu bia hoặc căng thẳng, béo phì…).

»»» Tìm hiểu thêm: Vai trò của cơ thắt thực quản dưới với trào ngược dạ dày

Những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Thực tế, trào ngược dạ dày thực quản gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là 6 nhóm dấu hiệu trào ngược dạ dày sau:

1. Ợ hơi, ợ chua, ợ thức ăn 

Đây là 1 trong các triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày. Sau khi ợ, bạn cảm thấy chua, nóng ở cổ và miệng, đôi khi có cả thức ăn không tiêu. Việc cúi người hay vận động mạnh thường khiến ợ hơi, ợ chua xuất hiện nhiều hơn.

Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Bệnh viện 103, có tới 60% người bị trào ngược dạ dày gặp triệu chứng này. 

2. Nóng rát ngực

Acid tấn công vào niêm mạc dạ dày thực quản chính là thủ phạm gây ra hiện tượng nóng rát. Bạn sẽ cảm thấy nóng rát vùng mũi ức lan lên ngực, lan ra sau lưng thậm chí lên cổ, bả vai.

Theo WGO – Tổ chức tiêu hóa thế giới, ợ chua (regurgitation) và nóng rát (heartburn) là 2 triệu chứng điển hình nhất ngầm cảnh báo bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản.

3. Đau thượng vị

Bạn sẽ thấy bị đau vùng bụng trên rốn, dưới xương ức. Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong đau dạ dày, do đó nhiều người thường bị nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau.

4. Đau thắt ngực

Nếu thấy đau ngực, bạn sẽ nghĩ ngay đến bệnh lý tim mạch đúng không? Rất bất ngờ, trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra đau thắt ngực. Bạn khó có thể phân biệt cơn đau ngực trong 2 trường hợp này, hãy chú ý các triệu chứng khác đi kèm để có định hướng chính xác.

5. Vướng cổ và ho khan

Acid và các chất chứa trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản sẽ gây tổn thương niêm mạc tại thực quản. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy cổ mình như vướng gì đó, đôi khi việc nuốt thức ăn khá khó khăn. 

Một số người khác thì ho khan dai dẳng và không thể chữa khỏi dù đã uống nhiều thuốc ho, cảm. Đừng lo, không phải bạn bị ung thư đâu, mà khả năng cao là trào ngược dạ dày.

6. Đầy bụng, buồn nôn

Triệu chứng này thì rất dễ hiểu rồi phải không? Nhưng cần lưu ý, nếu nó đi kèm ợ chua hoặc nóng rát thì tỷ lệ mặc trào ngược dạ dày thực quản của bạn cao hơn, nếu không, sẽ còn nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác cần xem xét như đau dạ dày, chứng khó tiêu chức năng…

7. Các triệu chứng trào ngược dạ dày khác

Những triệu chứng ít gặp hơn nhưng khiến bạn khó chịu không kém, có thể kể đến là: khàn tiếng, tăng tiết nước bọt, đắng miệng, hôi miệng, ho hen, khó thở, viêm thanh quản…

Lưu ý
Một số trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản nhưng không có triệu chứng gì. Người bệnh chỉ phát hiện ra khi có biến chứng hoặc đi nội soi thấy viêm thực quản.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Bạn đang có bao nhiêu trong số các triệu chứng kể trên? Các triệu chứng xảy ra bao nhiêu lần/ tuần, có khiến bạn khó chịu nhiều hay ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn không? 

>> Xem thêm: Ăn sữa chua có lợi hay hại với người bị trào ngược dạ dày?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Theo PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – Bệnh viện 103, rối loạn cơ thắt thực quản dưới chính là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Cơ thắt này được xem là “hàng rào” chủ chốt trong việc chống trào ngược của cơ thể. Thế nhưng, vì một số tác nhân nhất định mà cơ thắt thực quản dưới bị đóng – mở thất thường gây rối loạn.

5 nguyên nhân khiến rối loạn cơ thắt thực quản dưới:

1. Ăn uống và sử dụng các chất kích thích

Các loại thức ăn béo, chanh, chocolate, bạc hà, hành, rượu bia, cafe, thuốc lá hoặc thói quen ăn uống không tốt như ăn quá no, ăn đêm, nằm ngay sau ăn… có thể dễ dẫn tới trào ngược.

2. Căng thẳng, áp lực

Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra 1 chất là cortisol. Chất này làm tăng axit trong dạ dày, rối loạn cơ thắt thực quản dưới nên khiến trào ngược dễ dàng.

3. Tiêu hóa kém, bệnh đường tiêu hóa

Chức năng tiêu hóa kém, hoặc các bệnh như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị… làm cho thức ăn ứ đọng lâu tại dạ dày, lên men, sinh hơi và gây trào ngược.

4. Thừa cân

Lượng mỡ thừa nhiều ở bụng, đặc biệt khi mặc quần áo chật gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

5. tác dụng phụ của một số thuốc

WebMD – Trang y tế uy tín hàng đầu thế giới liệt kê:

  • Thuốc trị lo âu, trầm cảm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc cao huyết áp
  • Nitroglycerin
  • Thuốc điều trị loãng xương
  • Thuốc giảm đau

Nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc này và bị trào ngược, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để thay đổi thuốc hoặc sử dụng kèm các sản phẩm bảo vệ dạ dày thực quản, chống trào ngược.

>> Xem thêm: Thuốc chống co thắt dạ dày: 5 điều quan trọng cần biết trước khi mua

Bạn có biết trào ngược dạ dày và đau dạ dày là 2 bệnh khác nhau?

Với nhiều triệu chứng tương tự nhau như ợ chua, đau thượng vị, đầy bụng khó tiêu… có lẽ phải đến 90% người bệnh nhầm lẫn 2 bệnh này. Tuy nhiên, chúng có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, dẫn đến cách điều trị cũng khác nhau. Viêc chẩn đoán sai sẽ khiến điều trị kém hiệu quả, không triệt để.

Trào ngược dạ dày thực quản Viêm loét dạ dày
Triệu chứng chính Nóng rát ngực, họng
Ợ hơi, ợ chua
Đau thượng vị (liên quan đến bữa ăn)
Buồn nôn, nônỢ hơi, ợ chua
Đầy bụng, Khó tiêu
Nội soi Có thể có viêm dạ dày hoặc không. Khoảng 30% người bị trào ngược dạ dày có viêm thực quản Viêm hoặc loét dạ dày
Yếu tố gây bệnh Thức ăn, chất kích thích

Căng thẳng, stress

Tiêu hóa kém, bệnh tiêu hóa

Thừa cân

Một số nhóm thuốc tây

Vi khuẩn H. Pylori

Acid, dịch dạ dày

Căng thẳng, stress

Thức ăn, chất kích thích

Một số nhóm thuốc tây

>> Xem thêm: [Thực hư] Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ mật ong có hiệu quả?

Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm, ít khi gây tử vong, nhưng là tình trạng mãn tính, hay tái phát, gây khó chịu rất nhiều tới cuộc sống. Khi kéo dài, trào ngược dạ dày thực quản dẫn tới các biến chứng sau:

Barrett thực quản

Sau một thời gian dài bị viêm hoặc loét, các tế bào trên niêm mạc thực quản có thể bị biến đổi, gọi là tình trạng barrett thực quản. Các tế bào đã bị biến đổi này có nguy cơ trở thành tế bào ung thư, dù không cao nhưng người bệnh vẫn được khuyên nên có nội soi định kỳ để phòng ngừa. Tỷ lệ barrett thực quản là khoảng 1,5%

Hẹp thực quản

Vết thương nào cũng để lại sẹo. Tại thực quản cũng vậy. Các vết viêm loét khi lành để lại sẹo làm hẹp thực quản và không thể cải thiện được bằng thuốc. Hẹp thực quản có thể khiến người bệnh cảm thấy vướng cổ, khó nuốt.

Ung thư thực quản

Như đã nói ở trên, ung thư thực quản có thể tiến triển khi bạn bị barrett thực quản. Khả năng bị ung thư do trào ngược khá thấp, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư thực quản lại lại rất cao, khoảng 89%, theo trích dẫn của bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Bởi vậy, điều trị ổn định, tránh biến chứng trào ngược dạ dày thực quản là cực kì cần thiết.

Trào ngược dạ dày có lây không?

Trào ngược dạ dày thực quản không bị lây. Việc bạn có bị trào ngược dạ dày hay không phụ thuộc chủ yếu vào thói quen sống và sức khỏe của chính bạn.

Các cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Để chữa trị thành công, thuốc chỉ là một phần, sự quyết tâm của người bệnh có vai trò rất quan trọng. Nếu đã chắc chắn mắc trào ngược dạ dày, hãy làm ngay những điều sau:

Thay đổi lối sống

Nếu người bệnh không tự ý thức để thay đổi các hành vi có hại của bản thân, bệnh sẽ khó điều trị hơn và dễ tái phát.

   Hãy chú ý:

  • Nâng cao đầu giường khi ngủ (15cm) hoặc kê gối cao dần từ lưng 15cm 
  • Tránh ăn quá no, ăn nhiều vào buổi tối, nằm ngay sau khi ăn. 
  • Không uống rượu, thuốc lá. Hạn chế các thức ăn khiến bạn cảm thấy trào ngược nặng hơn
  • Tránh cúi đầu thấp, tránh mặc quần áo quá chật
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Tránh lo lắng, căng thẳng

>> Để tìm hiểu rõ hơn về các biện pháp cải thiện trào ngược dễ dàng ngay tại nhà, bạn có thể đọc thêm TẠI ĐÂY

Các thuốc và thực phẩm chức năng

Hiện nay, có 3 hướng điều trị bằng thuốc và thực phẩm chức năng, bao gồm: Tây y, Đông y và thực phẩm chức năng.

  • Thuốc Tây y

Khi điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc: giảm acid, trung hòa acid, điều hòa nhu động ruột và thuốc an thần.

Chi tiết các loại thuốc phổ biến nhất đã được Anvitra tổng hợp trong bài viết này, bạn có thể tham khảo thêm 

  • Thuốc Đông y

Thầy thuốc đông y sẽ sử dụng các dược liệu giáng nghịch, điều hòa can-tỳ-vị, an thần…

  • Thực phẩm chức năng

Các thực phẩm chức năng cũng là giải pháp cho bệnh trào ngược được nhiều bác sĩ tin dùng, bởi việc điều trị bằng thuốc thường không đem lại hiệu quả cao. Theo TS.BS Phạm Thị Bình, có tới 77% bệnh nhân không hài lòng với kết quả điều trị tây y. 

Khác với quan niệm chung rằng thực phẩm chức năng là vô bổ, các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược với công nghệ hiện đại có thể chứa hàm lượng hoạt chất cao, từ đó mang lại hiệu quả cải thiện bệnh rất bất ngờ.

Tìm hiểu thêm sản phẩm thảo dược TPBVSK Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra hiệu quả, an toàn, phù hợp với bệnh trào ngược dạ dày thực quản của bạn TẠI ĐÂY

TPBVSK Anvitra

Phẫu thuật

Khi người bệnh bị tổn thương thực quản nặng, đáp ứng không tốt với điều trị bằng thuốc, điều trị thuốc đã lâu và khả năng phải điều trị bằng thuốc lâu dài, khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. 

Bạn đã đi qua 7 điều quan trọng cần biết trước khi bắt đầu hành trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn an tâm và có những lựa chọn phù hợp. Nếu còn thắc mắc, liên hệ Hotline tư vấn 1800 234 558 để được các chuyên gia tiêu hóa giải đáp Miễn phí – Nhanh chóng.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6140167/

http://hahoangkiem.com/benh-tieu-hoa/benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-3716.html

https://www.healthline.com/health/gerd/facts-statistics-infographic#Lifestyle-changes-to-ease-symptoms

http://benhvienvietduc.org/trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri.html

https://www.worldgastroenterology.org/guidelines/global-guidelines/gastroesophageal-reflux-disease

anvitra-cta-diem-ban

>> Xem thêm: [Giải đáp] Chọn loại sữa nào cho người bị trào ngược dạ dày?

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...