Dược sĩ Dung Lê 16/09/2021
4/5 - (4 bình chọn)

Để trả lời có hoặc không đối với câu hỏi trào ngược dạ dày có nên uống sữa có lẽ sẽ khó khăn nếu bạn chưa tìm hiểu về kiến thức khoa học này. Với mong muốn giúp bạn đọc yên tâm lựa chọn một sản phẩm sữa phù hợp nhất, Anvy xin gửi đến bạn đọc bài viết thông tin đầy đủ và khoa học nhất ngay sau đây! 

Uống sữa có tốt cho người bị trào ngược dạ dày hay không?

Sử dụng sữa sẽ là phương pháp giảm trào ngược acid ban đầu hiệu quả, đặc biệt là sữa lạnh. Khi đi qua hầu họng và xuống thực quản đến dạ dày của chúng ta, sữa sẽ làm dịu cơn đau và viêm nóng ngay lập tức. Do vậy một số bạn đọc sẽ hiểu nhầm rằng sữa tốt cho trào ngược dạ dày!

Nhưng hoàn toàn không phải như vậy, sử dụng về lâu về dài sữa sẽ tác động bất lợi lên người bệnh trào ngược. Sữa khi uống vào sẽ tích tụ chất béo trong dạ dày, đặc biệt các nhóm sữa giàu chất béo (sữa bò, sữa dê…). Theo Bác sĩ Isenberg thì sự tích tụ chất béo trong dạ dày chính là một yếu tố gây tăng tiết acid dạ dày.

Các nhóm sữa béo, đặc biệt các nhóm sữa có chất béo bão hoà (sữa bò 0,6gr/ml chất béo bão hoà, và sữa dê là 2,7gr/ml – bộ Nông Nghiệp Hoa Kì) sẽ khiến cơ thắt thực quản dưới giãn ra làm cho hiện tượng trào ngược acid nặng hơn.

Tuy nhiên, việc này có thể thay đổi trên một vài cá nhân. Một số bạn đọc khi được tư vấn từ Anvy thấy rằng sử dụng sữa dê với liều lượng vừa phải, vẫn có thể giúp họ giảm các triệu chứng do acid trào ngược tức thì nhưng lại không bị tác dụng phụ sau khi dùng. 

Note:

  • Sữa lạnh sẽ giúp giảm ngay lập tức các triệu chứng do trào ngược dạ dày như ợ nóng, đau thượng vị. 
  • Nhưng sữa cũng sẽ có ảnh hưởng đến người bị trào ngược do hiện tượng tăng tiết acid sau khi dùng. 
  • Mức độ tăng tiết và gây trào ngược của sữa tuỳ thuốc vào cá nhân sử dụng.
  • Trào ngược dạ dày vẫn nên uống sữa, vì sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng và vi chất cần thiết. Tuy nhiên cần chọn đúng nhóm sữa phù hợp và tránh nhóm sữa làm tăng tiết acid dạ dày.

Nguyên tắc và lưu ý khi chọn – sử dụng sữa cho người bị trào ngược dạ dày

Lưu ý khi chọn sữa

Như đã nói ở trên, trong sữa có chất kích thích trào ngược dạ dày là chất béo. Do vậy nếu bạn đọc muốn lựa chọn 1 loại sữa cho mình thì nên dùng các nhóm sữa có hàm lượng chất béo thật thấp.

Những nhóm sữa có công thức tách béo hoặc từ các loại hạt sẽ phù hợp với người dùng bị trào ngược dạ dày. 

Một số nhóm sữa mà bạn cần tránh:

  • Sữa nguyên chất từ động vật vì đa số đều có lượng chất béo cao
  • Sữa có chứa một số loại hương liệu: sữa socola, sữa dâu
  • Đồ uống có nhiều sữa nguyên chất: Milo, Cafe sữa (cho nhiều sữa)

Lưu ý khi uống sữa

Khi sử dụng sữa bất kì nhóm nào, kể cả nhóm đã tách béo và phù hợp với người bị trào ngược dạ dày, bạn phải chú ý các điểm sau

  • Sữa nóng hay lạnh đều sử dụng được, tuy nhiên khi đang bị trào ngược đặc biệt là đang bị nóng rát do acid, sữa lạnh sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau thượng vị.
  • Uống vừa đủ, tránh sử dụng quá nhiều gây đầy bụng. Lượng sữa khuyên dùng là 2 ly sữa/1 ngày, mỗi lần chỉ nên dùng nửa ly đến 1 ly (100 – 250ml).
  • Không nên uống sữa khi đang đói.
  • Uống cách xa giờ ngủ từ 2-3 tiếng. 
  • Sử dụng sữa sau bữa ăn từ 1-2 giờ.

>> Xem thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn 3 nhóm rau củ này để dạ dày khỏe hơn

Những loại sữa tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Sữa là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn có thể không muốn sử dụng sữa do phải chú ý quá nhiều điều kiện khi bạn bị trào ngược. Nhưng như vậy bạn sẽ bỏ qua nguồn lợi khuẩn (probiotic), protein và canxi vốn rất quan trọng với sức khoẻ toàn diện của cơ thể. 

Hãy để Anvy giới thiệu ngay cho bạn 4 nhóm sữa tốt dành cho người bị trào ngược. 

Sữa đậu nành

 

Sữa đậu nành là sữa “nổi bật” nhất trong các nhóm sữa thay thế cho người bị trào ngược dạ dày, vì thứ nhất: sữa đậu nành cực kì dễ tìm và bạn có thể sử dụng thay thế bất cứ lúc nào bạn muốn.

Thứ hai: khác với các nhóm sữa động vật, sữa đậu nành có tính kiềm (pH: 7- 8), do đó có khả năng trung hòa phần nào acid dạ dày dư thừa. Sữa đậu nành đồng thời cũng là một chất kháng viêm và chống oxy hoá. 

Ngoài khả năng trung hoà giảm acid dạ dày, sữa đậu nành trong 1 nghiên cứu về bệnh loét dạ dày đã chỉ ra rằng: tỉ lệ người lành bệnh hoàn toàn khi sử dụng đậu nành là cao hơn hẵn so với nhóm không sử dụng.

Lượng nên sử dụng: theo khuyến cáo chung của AICR là 250ml/ ngày chia thành 1-2 lần trong ngày.

Lưu ý: một số bệnh lý đi kèm sẽ không phù hợp khi sử dụng sữa và các thực phẩm từ đậu nành, do vậy bạn đọc nên xin ý kiến chuyên gia nếu có các bệnh lý về chuyển hoá, hormon.

Sữa hạt hạnh nhân

Nếu không sử dụng được đậu nành, thì các loại sữa hạt sẽ là thay thế cũng là lựa chọn phù hợp cho bạn đọc. Theo báo cáo của hiệp hội các cao đẳng sức khoẻ Hoa Kỳ: cùng với đậu nành, hạt hạnh nhân tạo kiềm cao và sữa từ hạnh nhân cũng nhờ tính kiềm mà có thể trung hoà được các acid dư thừa gây trào ngược. 

Lượng nên sử dụng: từ 240ml/ ngày là đủ cung cấp các vi chất và dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý: bên trong hạnh nhân có chứa một số chất béo, do vậy khi lựa chọn các nhóm sữa hạnh nhân bạn nên xem trên bao bì xem tỉ lệ chất béo là bao nhiêu (mức chất béo chấp nhận được là dưới 2%). 

Sữa tách béo

Sữa tách béo cũng vẫn là các nhóm sữa từ động vật mà chúng ta hay sử dụng, tuy nhiên sẽ phải trải qua một quá trình để loại bỏ chất béo trong sữa sao cho đạt ngưỡng dưới 0,1% (0,1 gr chất béo/1l sữa). 

Theo thông tin của Bệnh Viện John Hopkins: thường nhóm sữa dưới 2% chất béo là phù hợp .

Đây là một trong những lựa chọn tối ưu cho người bị trào ngược cần dùng sữa để bổ sung dinh dưỡng. Sản phẩm này không có chất béo gây kích thích acid trào ngược và vẫn bổ sung được canxi, protein cần thiết.

Lượng khuyên dùng: sử dùng từ 1-2 ly (200ml/ngày), có thể dùng lượng nhiều hơn chút với người lớn tuổi. 

Lưu ý: do hạn chế chất béo tối đa nên lượng Calo nạp vào từ sữa tách béo là rất thấp, bạn đọc nên chú ý bổ sung thực phẩm từ đạm trong ngày.

Sữa dừa

Từ lâu tinh dầu dừa và nước dừa đã là bài thuốc dân gian để điều trị các triệu chứng ợ nóng và đau thắt ngực do trào ngược dạ dày. Nhưng không chỉ có vậy, phần nước vắt cơm dừa tươi hay sữa dừa cũng là thức uống tốt cho người mắc trào ngược dạ dày.

Khi vào cơ thể hoạt động dừa sẽ như một thuốc kháng histamin giúp kháng viêm và giảm đau ngắn hạn. 

  • Nạo dừa, có thể ngâm qua nước lạnh để giữ độ tươi.
  • Đun 400ml nước sôi, khi sôi đổ thêm 100ml nước lọc và ngâm dừa nạo vào
  • Ngâm trong 5 phút và đổ toàn bộ hỗn hợp này vào máy và xay nhuyễn
  • Chắt hết cặn bằng khăn lọc nước hoặc màng lọc
  • Đổ lại 1 ít phần nước vừa chắt vào dừa nạo
  • Tiếp tục thực hiện lại 2-3 lần việc chắt đến khi thấy bã khô là được
  • Có thể thêm đường khi sử dụng, nhưng thật ít, vừa đủ thấy dễ chịu

Lượng sử dụng trong ngày từ 1-2 ly vừa (250-400ml)

Lưu ý: sữa dừa là nước chắt từ phần cái còn tươi, không dùng dừa khô mua ngoài tiệm. Dừa tươi có tính kiềm nhưng dừa khô sẽ có tính acid (theo Healthline)

Các nhóm sữa trên có thể phù hợp với đại đa số người bệnh trào ngược, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn hãy kiểm tra xem liệu phản ứng từ dạ dày của bạn khi uống sữa này có phù hợp hay không.

Bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi nếu còn thắc mắc điều gì theo hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Dấu hiệu nặng: trào ngược dạ dày nôn ra máu cần làm gì?

Những loại sữa người bị trào ngược không nên uống

Sữa bò nguyên chất

Như đã chia sẻ với bạn đọc phía trên, sữa bò chưa tách béo sẽ chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo không bão hoà. Điều này sẽ khiến dạ dày chúng ta tăng tiết acid, đồng thời làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới. 

Sữa đặc

Nhóm sữa đặc có độ pH là 6,75 đến 6,85 do vậy chúng vẫn có thể là thực phẩm trung hoà acid, tuy nhiên tỉ lệ chất béo của sữa đặc thường lên đến 8%, do vậy đây cũng là nhóm sữa mà những ai mắc trào ngược dạ dày nên tránh.

Nếu cần bạn vẫn có thể sử dụng sữa đặc với lượng 1-2 muỗng trong ngày, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các triệu chứng trào ngược. 

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm từ sữa nên việc sử dụng sữa chua cũng tuỳ thuộc vào nguồn sữa. Nếu sữa chua được làm từ sữa tách béo hoặc ít béo sẽ là thực phẩm bổ sung lợi khuẩn rất đáng sử dụng. Nhưng nếu ngược lại, sữa chua có nguồn gốc từ sữa béo thì bạn nên hạn chế. 

Sữa chua sử dụng tốt nhất 30-60 phút sau ăn, và nên ăn khi sữa được để lạnh. 

03 thức uống tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Nước ép và sinh tố từ các trái cây

Nước ép và sinh tố từ trái cây lại mang đến nhiều lợi ích về vitamin và các vi chất cần thiết khác cho cơ thể. 

Nhưng bạn cần lưu ý, nếu lựa chọn những thực phẩm có vị chua như dứa hay táo để ép nước sẽ kích thích cơn trào ngược. Do vậy trước khi sử dụng nước ép bạn nên biết 1 số loại trái cây có thể dùng làm sinh tố, nước ép phù hợp cho người bị trào ngược: 

  • Chuối: 

Chuối là một thực phẩm có tính kiềm (4,5 – 5,2 theo Tài liệu pH của các nhóm thực phẩm thường gặp), khi đưa vào dạ dày sẽ có tác dụng trung hòa acid. Nhờ đó ngăn chặn được các triệu chứng ợ nóng và ợ chua.

Bên trong chuối chứa 12% là chất xơ (theo Livescience) giúp chuyển động của dạ dày trở nên trơn tru hơn và không để tại thức ăn thừa bên trong. Như vậy dạ dày trở nên sạch hơn và hạn chế được việc tăng tiết acid dạ dày. 

  • Dưa hấu

Giống như chuối, dưa hấu cũng là một chất có tính kiềm, pH từ 5 – 5,6 (tài liệu pH của các nhóm thực phẩm thường gặp). Nhờ đó dưa hấu cũng giúp trung hòa một phần acid dạ dày. 

Dưa hấu còn có hàm lượng nước cao kèm với chất xơ, giúp tăng cường hoạt động của ruột, nhờ đó đẩy thức ăn đi nhanh hơn và giảm acid dạ dày dâng cao.

Bơ là một trong những loại quả giàu chất xơ, giúp ích cho việc tăng cường khả năng tiêu hoá, giúp đưa thức ăn ra khỏi dạ dày nhanh hơn nhờ đó giảm acid dạ dày.  

  • Cà rốt

Nước ép cà rốt là nước ép có tính kiềm hữu ích cho người bị trào ngược. Đồng thời, nước ép cà rốt chứa nhiều beta-carotene giúp cải thiện sức khỏe đôi mắt của bạn. 

Mốt số các loại trái cây tốt cho trào ngược dạ dày khác như: đào, lê, đu đủ, dưa lưới, dưa gang,…

Tránh các nhóm nước ép của các loại quả có múi hoặc chua vì chúng thường chứa acid citric tự nhiên, có thể gây kích ứng thực quản.

Nước dừa

Nước dừa là một chất điện giải tự nhiên chứa nhiều Kali. Chính lượng kali khi bổ sung vào cơ thể sẽ có khả năng cân bằng pH trong dạ dày và cả cơ thể. 

Ngoài ra theo Webmd: trong nhiều nền văn hoá, nước dừa được xem như một vị thuốc đông y quan trọng để chữa bệnh, với các đặc tính:

  • Chống lại một số chất độc
  • Bảo vệ, chống lại bệnh tật
  • Giảm viêm sưng
  • Diệt vi khuẩn

Nước dừa cũng có công dụng giúp cho sức khoẻ răng miệng tốt hơn, điều này sẽ giúp thức ăn được nhai đúng cách hỗ trợ dạ dày tiêu hoá tốt hơn. Từ đó, thực phẩm sẽ lưu lại dạ dày ngắn hơn tránh gây đầy hơi và trào ngược acid.

Lượng nên dùng: chưa có tài liệu nào chỉ ra nên dùng bao nhiêu ml/ngày tuy nhiên theo kinh nghiệm từ khách hàng của Anvy mỗi ngày 1 – 2 trái dừa (200 – 400ml) là vừa đủ để hạn chế trào ngược.

Lưu ý: khi uống nước dừa nên để mát và hạn chế dùng đường với nước dừa. Nước dừa không nên dùng cho người bị mắc các căn bệnh khiến huyết áp thấp và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kì.

Nước gừng mật ong

Có thể ngâm gừng và mật ong vào hũ thủy tinh để sử dụng lâu dài

Gừng là một thực phẩm cực kì quen thuộc với người Việt, không chỉ dùng trong bữa ăn mà còn sử dụng như một vị thuốc với tên gọi là Sinh khương. Nghiên cứu khoa học năm 2016 chỉ ra gừng có chứa phenolic có tác dụng giảm kích ứng dạ dày, nhờ đó giảm lượng acid dạ dày tạo ra. 

Được chứng minh có vai trò tăng co bóp cho dạ dày giúp tống thức ăn đi, gừng trợ giúp điều hòa trương lực cơ cho cơ thắt tâm vị và cơ thắt thực quản dưới.

Cách pha Gừng với Mật ong 

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 miếng gừng (không bóc vỏ)
  • 500ml nước lọc
  • 2 muỗng cafe mật ong

Thực hiện:

  • Đun nước sôi lên rồi cho gừng vào
  • Đun thêm 10 phút
  • Đợi nước nguội cho thêm mật ong
  • Ngày dùng đủ 1 ấm.

Lưu ý: khi dùng nước gừng không nên ăn gừng lát dễ gây tác dụng ngược kích ứng dạ dày. Gừng có thể làm giãn mạch gây tụt huyết áp, do vậy hạn chế sử dụng ở những người mắc bệnh thận và bệnh lý khiến huyết áp thấp.

Để chọn thức uống tốt khi bị trào ngược dạ dày bạn cần nắm các điều sau

Thức uống sẽ được hấp thụ nhanh hơn là đồ ăn, nhờ đó chúng sẽ không tồn tại lâu trong dạ dày của bạn. Do vậy, lựa chọn được đồ uống phù hợp cho bản thân sẽ đóng vai trò quan trọng quản lý các triệu chứng do trào ngược.

Một số điểm cần chú ý khi chọn đồ uống: 

  • Đảm bảo tính kiềm của đồ uống (bạn nên tìm hiểu kỹ về tính chất này)
  • Tránh dùng nhiều các thức uống có vị chua, có thể dùng lượng ít trong ngày
  • Khi sử dụng các đồ uống lạ, bạn nên ghi nhớ phản ứng của dạ dày với chúng để biết có nên tiếp tục sử dụng nữa hay không

Trên đây là toàn bộ những gì bạn cần lưu ý khi sử dụng sữa hoặc bất cứ thức uống nào khi bị trào ngược dạ dày. Hi vọng câu trả lời của Anvy cho câu hỏi “ Trào ngược dạ dày có nên uống sữa” đã đầy đủ, rõ ràng cho bạn đọc. Với bất cứ thắc mắc gì thêm về những vấn đề xoay quanh căn bệnh Trào ngược dạ dày thực quản, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Lá khôi: Giải pháp an toàn cho người trào ngược dạ dày

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...