Dược sĩ Dung Lê 15/07/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia y tế, người mắc bệnh tiêu hóa cần phải hạn chế sử dụng các món ăn chua hoặc đồ lên men. Vậy người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?  

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là một trong những chứng bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc bệnh cụ thể ở từng châu lục như sau:

  • 18,1% đến 27,8% tại Bắc Mỹ
  • 8,8% cho đến 25,9% trong khu vực châu Âu
  • 2,5% đến 7,8% tại Đông Á, 
  • 8,7% đến 33,1% khu vực Trung Đông
  • 11,6% ở Trung Đông Úc và 23,0% ở Nam Mỹ

Để kiểm soát bệnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, đầy bụng… người bệnh có thể áp dụng rất nhiều phương pháp. Chính xác nhất là đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp chữa bệnh tại nhà. 

Nhưng việc chú ý tới lối sống khoa học và chế độ ăn là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh. Sau đây hãy cùng các chuyên gia của Anvy phân tích về một loại thực phẩm rất thông dụng với mọi nhà là sữa chua với người bị trào ngược dạ dày. 

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua hay không?

Người mắc trào ngược dạ dày được khuyên rằng nên tránh các món ăn chua do nguy cơ làm tăng tiết acid dạ dày. Tuy nhiên sữa chua không nằm trong nhóm thực phẩm này. 

Theo nghiên cứu khoa học, sữa chua không quá chua nên người bị trào ngược hoàn toàn có thể ăn được. Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, sữa chua là thực phẩm có tính kiềm giúp trung hòa lượng acid dư thừa, phần nào làm dịu cơn khó chịu ở dạ dày. Đây là món ăn không nên bỏ qua trong thực đơn của những người mắc bệnh tiêu hóa. 

Thành phần và tác dụng của sữa chua với người bị trào ngược

Sữa chua được làm từ sữa lên men có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Thành phần dinh dưỡng của món này bao gồm: 

  • Probiotic: vi khuẩn có lợi hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột có khả năng giảm chướng bụng, cải thiện chứng đầy hơi khó tiêu khi bị trào ngược dạ dày 
  • Đường: được chuyển hóa thành dạng lactose và galactose. Trong đó lactose có nhiệm vụ làm tăng lợi khuẩn, thúc đẩy sự phát triển của hệ miễn dịch 
  • Acid lactic: thường bám vào thành dạ dày giúp sản sinh ra kháng sinh tự nhiên, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP. Hạn chế tối đa những tác nhân gây bệnh trào ngược dạ dày.
  • Protein: hàm lượng protein có trong sữa chua gồm hai loại Whey (váng sữa) và Casein. Đây là dạng protein có chất lượng tốt, giàu acid amin thiết yếu giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

Ngoài ra trong sữa chua còn chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Đảm bảo cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho dạ dày và các bộ phận khác trong cơ thể. 

Các loại sữa chua phù hợp cho người bị trào ngược dạ dày

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua khác nhau được điều chế theo công thức riêng có đặc điểm về độ acid và chất béo khác nhau. Tuy nhiên người bệnh trào ngược dạ dày không nên tùy tiện lựa chọn bất cứ loại sữa chua nào. Bạn nên ưu tiên lựa chọn những chế phẩm từ sữa có những đặc điểm sau:

  • Hàm lượng chất béo thấp hoặc không chứa chất béo vì chất béo làm cho người bệnh khó tiêu hóa hơn và kích thích các triệu chứng trào ngược dạ dày.
  • Sữa chua nguyên chất, hạn chế tối đa sữa chua có vị hoa quả do loại sữa chua này dùng nhiều chất phụ gia hóa học. 
  • Ngoài ra cần phải đặc biệt lưu ý, khi ăn sữa chua tuyệt đối không nên ăn kèm với những loại hoa quả có tính acid cao như cam, xoài, đào…vì sẽ khiến cho dạ dày trở nên khó chịu hơn. 

Người bệnh mắc trào ngược dạ dày cần phải duy trì thói quen ăn sữa chua hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa, góp phần ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.  

>> Xem thêm: Giảm dư axit dạ dày tại nhà bằng 9 thực phẩm quen thuộc, dễ tìm

Ăn và chế biến sữa chua như thế nào cho người bị trào ngược dạ dày

Ăn sữa chua rất tốt đối với những người bị trào ngược dạ dày, người bị viêm loét, đau dạ dày. Duy trì sử dụng sữa chua hàng ngày sẽ giảm thiểu các triệu chứng ợ hơi, khó chịu, buồn nôn. Tuy nhiên người trào ngược dạ dày cần ăn sữa chua đúng cách, có thể kết hợp với các loại thực phẩm phù hợp.

Chế biến sữa chua cùng nghệ

Nghệ có chứa thành phần hoạt chất curcumin giúp trung hòa acid trong dạ dày, giảm ợ hơi, nhanh lành vết loét dạ dày. Cách chế biến cũng như ăn sữa chua với nghệ như sau: 

  • Nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, xay nhuyễn, lấy nước cốt hòa cùng sữa chua, dùng sau bữa ăn. Một ngày ăn món sữa chua nghệ 2 lần.
  • Người bệnh có thể hòa lẫn 2 thìa tinh bột nghệ vào sữa chua, ăn 2 lần/ngày.

Sữa chua nghệ có vị hơi gây, nếu chưa quen có thể hơi khó ăn. Tuy nhiên người bệnh có thêm 2 thìa mật ong vào để tạo vị ngọt dễ ăn hơn. Sữa chua nghệ mật ong dùng vào buổi sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ăn sữa chua cùng lô hội

Nha đam hay lô hội chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, nhuận tràng nên thường được sử dụng cùng sữa chua. Người bệnh trào ngược có thể làm sữa chua nha đam rất đơn giản :

  • Nha đam gọt vỏ, lọc thịt rửa sạch nhớt, thái hạt lựu.
  • Nấu nha đam với đường phèn, đảo nhẹ tay tránh nát.
  • Vớt nha đam để nguội rồi bảo quản tủ lạnh.
  • Khi ăn sữa chua trộn cùng 2 thìa nha đam đường phèn.
  • Ngoài ra người bệnh có thể xay nhuyễn 2 thìa nha đam, cùng 100ml sữa chua, 2 thìa cà phê mật ong để uống như sinh tố.

Ăn sữa chua cùng bánh mì

Trong bánh mì có chứa nhiều chất xơ, hàm lượng carbohydrates cao nên sẽ hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, thuyên giảm triệu chứng đau đớn, khó chịu. Ngoài ra bánh mì cũng hạn chế táo bón. Người bệnh trào ngược có thể ăn sữa chua kèm 2 lát bánh mì cho bữa sáng để được cung cấp đầy đủ năng lượng, đảm bảo ⅓ lượng chất xơ cho cơ thể.

Chế độ ăn phù hợp với người bị trào ngược dạ dày

Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị trào ngược dạ dày:

  • Người bệnh nên tránh xa thức ăn nhanh chứa nhiều muối, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ gây đầy bụng khó tiêu.
  • Nên ăn thực phẩm chế biến bằng phương pháp hấp, luộc, chưng cách thủy, nấu canh…
  • Ăn nhiều rau xanh, củ, quả chứa chất xơ.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas, chất kích thích.
  • Người mắc bệnh trào ngược nên ăn lòng trắng trứng vì đây là nguồn protein lành mạnh.
  • Bánh mì, bột yến mạch giúp hút bớt acid dư thừa trong dạ dày, làm giảm nhanh triệu chứng đau rát, ợ nóng. Bột yến mạch có thể làm bánh, nấu súp, làm sinh tố hoặc trộn với sữa chua rất dễ ăn. Trong khi đó bánh mì có thể ăn kèm súp, canh…
  • Cá là thực phẩm không thể bỏ qua đối với người mắc bệnh trào ngược. Cá chứa rất ít acid, giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng cá hồi, cá chép, cá ngừ… trong thực phẩm.

Những lưu ý với người bị trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học. Điều này giúp tình trạng bệnh sớm thuyên giảm, tăng khả năng phục hồi:

  • Không nên ăn quá no, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 
  • Không nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng 30 phút sau khi ăn để tiêu hóa tốt hơn.
  • Kê cao đầu giường khi đi ngủ để tránh ợ hơi, ợ nóng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều acid, thức ăn có tính cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu…
  • Ngưng sử dụng bánh kẹo ngọt, socola.
  • Kiêng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích và các đồ uống lên men.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tiết nhiều acid cho dạ dày như thuốc an thần, nitrat. Khi uống thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế mặc quần áo hoặc thắt lưng quá chật, gây đau đơn cho vùng bụng.

Sữa chua là món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa nên người mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn được. Chỉ cần chú ý chọn đúng loại sữa chua, ăn đúng cách thì các triệu chứng bệnh sẽ không quá nghiêm trọng. 

>> Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà và 3 sai lầm cực kỳ phổ biến

anvitra-cta-diem-ban

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...