Dược sĩ Dung Lê 22/09/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Một trong những cơ chế chính giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn đó là nhờ tiết ra axit. Tuy nhiên, nếu dạ dày tiết quá nhiều axit sẽ dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày. Đây là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh lý như: loét dạ dày, chảy máu dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về biểu hiện dư axit dạ dày và dư axit dạ dày nên ăn gì qua 9 loại thực phẩm làm giảm dư axit dạ dày dễ kiếm trong mỗi gia đình.

Axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày là một loại chất lỏng được hình thành từ niêm mạc dạ dày, chứa thành phần chính là axit clohydric (HCl) giúp dạ dày thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn. Một người trưởng thành bình thường sẽ tiết ra khoảng 1,5 lít dịch dạ dày mỗi ngày.

Với độ pH từ 1 đến 3, axit dạ dày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, bằng cách kích hoạt các enzym tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc của thức ăn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa của bạn. 

Ngoài ra, môi trường do axit dạ dày tạo nên cũng khiến cho nhiều loại vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc ức chế, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.

Đặc biệt axit dạ dày còn là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc đóng mở van tâm vị và môn vị của dạ dày.

Biểu hiện dư axit dạ dày

Bình thường nồng độ axit dạ dày trong khoảng từ 0,0001 mol/l – 0,001 mol/l, nếu nồng độ axit dạ dày vượt mức 0,001 mol/l thì được coi là dư axit dạ dày. Để biết được tình trạng này bạn phải được thực hiện đo chỉ số này tại các bệnh viện.

 Ngoài ra cũng có một số biểu hiện dư axit dạ dày trong cơ thể giúp bạn dễ dàng nhận ra như:

  • Đau rát vùng thượng vị
  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Da khô, nổi mụn

Nguyên nhân dư axit dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày, bao gồm:

  • Hội chứng Zollinger-Ellison (ZES): đây là một chứng rối loạn tiêu hóa hiếm gặp. Khi bạn bị ZES, sẽ xuất hiện một hoặc nhiều khối u ở phần đầu tiên của ruột non, tuyến tụy hoặc cả hai. Những khối u này được gọi là u dạ dày. Chúng giải phóng ra hormone gastrin – đây là loại hormon kích thích dạ dày tiết axit, khiến cho dạ dày của bạn tiết axit nhiều hơn mức bình thường.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: H. pylori là một loại vi khuẩn có thể cư trú trong dạ dày, nó làm thay đổi môi trường axit trong dạ dày dẫn đến việc tăng tiết axit.
  • Suy thận mãn tính: trong một số trường hợp hiếm gặp, những người bị suy thận hoặc những người đang chạy thận nhân tạo cũng có thể tạo ra lượng gastrin cao, gây ra triệu chứng dư axit.
  • Hiện tượng tăng tiết axit hồi ứng: khi bạn sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton (ví dụ: omeprazol, lansoprazol, pantoprazol) để làm giảm tiết axit dạ dày trong một thời gian dài, thì khi dừng sử dụng thuốc rất dễ xảy ra tình trạng dạ dày tăng tiết axit trên mức trước khi điều trị. Tuy nhiên tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng dài 2 tuần sau khi ngưng thuốc.
  • Uống nhiều rượu bia: rượu bia sẽ ức chế quá trình tạo ra chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết axit dẫn đến tình trạng dư axit dạ dày. Những người thường xuyên uống rượu bia có mức axit dạ dày khá cao, nên rất dễ bị viêm loét, chảy máu dạ dày thậm chí thủng dạ dày.
  • Hút thuốc lá: chất Nicotin trong thuốc lá có thể tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi trong dạ dày tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn H.pylori. 
  • Stress, thiếu ngủ: tình trạng thiếu ngủ và căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh, kích thích dạ dày tăng co bóp và tăng tiết axit.
  • Ngoài các nguyên nhân trên thì thói quen ăn uống thất thường, ăn nhanh, ăn không đúng bữa, vận động mạnh ngay sau khi ăn cũng là những lý do gây ra tình trạng tăng axit dạ dày.

>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Những biến chứng nguy hiểm của dư axit dạ dày

Axit HCl trong dạ dày là một loại axit mạnh, có khả năng ăn mòn rất mạnh. Trong cơ thể người chỉ có dạ dày là có thể thích nghi với loại axit này bằng cách tiết ra các chất nhầy để tự bảo vệ. Khi lượng axit quá nhiều thì cơ chế bảo vệ này sẽ giảm hiệu quả, lượng axit dư thừa sẽ phá hủy, bào mòn thành dạ dày và các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa.

Dư acid dạ dày thường gây ra trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời, để tình trạng này kéo dài thì rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Thủng dạ dày, ung thư dạ dày

Dư axit dạ dày còn làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến bạn dễ mắc một số bệnh mãn tính như: loãng xương, gút, sỏi thận, các bệnh về gan mật.

9 loại thực phẩm làm giảm dư axit dạ dày tại nhà hiệu quả

  • Chuối

Nhiều ý kiến thắc mắc “dư axit dạ dày ăn chuối tiêu được không?”. Câu trả lời là có. Bởi chuối tiêu nói riêng và các loại chuối nói chung là một loại trái cây có tính kiềm, rất tốt trong việc cân bằng nồng độ axit trong dạ dày. Chuối còn tạo ra lớp phủ niêm mạc thực quản giúp hạn chế tình trạng trào ngược. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan được gọi là pectin, giúp thức ăn di chuyển trong dạ dày khiến quá trình tiêu hóa nhanh hơn, hạn chế sự tích tụ axit.

  • Dưa lưới

Dưa lưới cũng được xếp vào loại trái cây có tính kiềm, giúp trung hòa lượng axit dư. Đặc biệt, dưa lưới còn chứa Magie là thành phần thường thấy trong các loại thuốc điều trị dư axit dạ dày.

  • Ngũ cốc nguyên cám

Các loại ngũ cốc nguyên cám như: bột yến mạch, gạo lứt, hạt kê,..rất giàu chất xơ, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra những loại thực phẩm này còn tạo cảm giác no lâu, cũng giúp dạ dày hạn chế tiết axit.

Giống như chuối và dưa, nhiều loại rau xanh như: măng tây, rau chân vịt, cải xoăn,.. cũng được xếp vào nhóm có tính kiềm, giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày ở một mức độ đáng kể. Ngoài trạng thái kiềm, chúng còn chứa ít chất béo và đường, đây là 2 chất làm trầm trọng thêm tình trạng dư axit dạ dày.

  • Sữa chua

Sữa chua không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày mà còn cung cấp một lượng lớn vi khuẩn Probiotics, một loại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

>> Xem thêm: Ăn sữa chua có lợi hay hại với người bị trào ngược dạ dày?

  • Sữa tươi

Thành phần Canxi trong sữa tươi là một khoáng chất kiềm, giúp trung hòa axit khi tiếp xúc. Uống sữa tươi là biện pháp khắc phục dư axit dạ dày khá hiệu quả.

Nếu bạn đang lo lắng “dư axit dạ dày uống trà gừng có được không?” thì trà gừng chính là giải pháp hữu hiệu cho bạn. Ngoài tác dụng kháng viêm, gừng cũng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm giảm tình trạng trào ngược và khó tiêu do dư axit. Mỗi ngày bạn nên sử dụng 2-3 lát gừng mỏng (không nên dùng quá nhiều), ăn trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.

  • Mật ong

Các thành phần trong mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả, ngay cả với vi khuẩn H.Pylori – một trong những nguyên nhân gây ra dư axit. Mật ong cũng giúp làm dịu cơn đau họng và giảm trào ngược. Uống một cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn đặc biệt là dạ dày và hệ tiêu hóa.

Với mức pH=7 (trung tính), nước lọc sẽ giúp bạn làm giảm nồng độ axit, nâng pH của dạ dày. Ngoài ra, một nghiên cứu cũng cho thấy nước lọc còn có khả năng vô hiệu hóa pepsin – một loại enzym liên quan đến sản xuất axit HCl. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng dư axit dạ dày.

Thảo dược hỗ trợ điều trị dư axit dạ dày

Chè dây

Từ lâu, chè dây đã được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày khá hiệu quả. Không chỉ đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, các thành phần trong nước chè dây còn giúp trung hòa axit dịch vị, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng. Đặc biệt, tanin trong chè dây còn có khả năng kết hợp với các protein tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh sự tác động của axit dư.

Lá khôi

Giống như chè dây, lá khôi cũng được dùng để làm giảm sự gia tăng của axit dạ dày, giảm các triệu chứng khó chịu khi bị dư axit dạ dày. Đồng thời, nó cũng có tác dụng làm se các vết viêm loét, kích thích lên da non, giúp các vết loét nhanh lành.

>> Xem thêm: Lá khôi – Giải pháp an toàn cho người trào ngược dạ dày

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có hương vị khá đậm đà, thường được sử dụng để thư giãn các cơ ở đường tiêu hóa, làm giảm co thắt và giảm các cơn đau dạ dày. Đặc biệt, nó cũng rất hữu ích đối với việc xua tan khí khi bị đầy hơi, ợ hơi.

Ngoài ra, uống trà hoa cúc mỗi ngày sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn, làm hạn chế tình trạng dư axit dạ dày do stress, mất ngủ. 

Trà cam thảo

Cam thảo là một trong những vị thuốc khá phổ biến trong các bài thuốc đông y chữa bệnh liên quan đến dạ dày. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng chữa lành các vết loét dạ dày, làm giảm các triệu chứng như: đau dạ dày, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều cam thảo, nó sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chỉ nên uống một tách trà cam thảo (240ml) mỗi ngày.

Hỗn dịch dạ dày Anvitra

Khi dùng trực tiếp các loại thảo dược bạn có thể sẽ gặp một số khó khăn như: không biết mua thảo dược ở đâu để đảm bảo chất lượng, không biết dùng như thế nào cho hiệu quả, hàm lượng hoạt chất trong thảo dược không ổn định nên không biết pha liều lượng bao nhiêu là hợp lý, chiết sắc thì kỳ công, liệu có tác dụng phụ… Để không còn phải băn khoăn về các vấn đề này bạn có thể sử dụng bộ đôi hỗn dịch thảo dược ANVITRA.

Đây là một trong những sản phẩm đầu tiên của Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn “thảo dược chuẩn hóa” trong quá trình sản xuất. Việc áp dụng “thảo dược chuẩn hóa” sẽ đảm bảo các thảo dược đạt được hàm lượng hoạt chất theo yêu cầu trước khi tiến hành chiết xuất bằng công nghệ EECV – đây là công nghệ được chuyển giao từ Đức, giúp chiết xuất tối đa hoạt chất mà vẫn giữ được hoạt tính sinh học.

Với sự kết hợp của các loại thảo dược thiên như: Chi tử, Can khương, Mộc hương, Hoài sơn, Bạch truật…cùng công nghệ sản xuất hiện đại, Anvitra sẽ mang lại cho bạn các tác dụng sau đây:

  • Làm giảm nhanh các triệu chứng: ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát ngực,..
  • Giảm tiết axit và trung hòa axit dạ dày
  • Tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, tránh tình trạng trào ngược khi bị dư axit dạ dày.
  • Tăng tháo rỗng dạ dày, hạn chế tích tụ axit
  • Không lo về tác dụng phụ

Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về các thành phần trong sản phẩm TẠI ĐÂY

Các thuốc điều trị dư axit dạ dày

Hiện nay để điều trị dư axit dạ dày thường sử dụng các thuốc giảm tiết axit: nhóm kháng histamin H2 (Ranitidin, Famotidin, Cimetidin) hoặc nhóm thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol)

Ngoài ra có thể kết hợp với một số loại thuốc khác, bao gồm:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Bismuth subcitrat, Gastropulgite
  • Thuốc kháng axit dạ dày: Muối magie, muối nhôm, calci carbonat…
  • Thuốc kháng sinh diệt Hp: Clarithromycin, Amoxicillin

Việc dùng thuốc điều trị dư axit dạ dày cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bởi vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: dị ứng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa,..

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế dư axit dạ dày

Bên cạnh việc dùng thuốc hay sử dụng các loại thực phẩm, thảo dược hỗ trợ thì việc duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa dư axit dạ dày. Bạn nên tập cho mình những thói quen dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
  • Ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 3 – 4 tiếng, không nên ăn quá no hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Ăn chậm nhai kĩ, không nên ăn quá nhanh.
  • Ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Uống đủ nước, đặc biệt là một ly vào buổi sáng để giúp cơ thể đào thải độc tố.

Các chuyên gia Anvy hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các kiến thức liên quan về bệnh trào ngược dạ dày, bạn hãy theo dõi liên tục nhé. Cần biết thêm thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 234 558

Chúc bạn luôn giữ gìn được sức khỏe của mình!

>> Xem thêm: Lựa chọn thực phẩm chức năng chữa trào ngược dạ dày

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...