Dược sĩ Dung Lê 13/08/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Từ lâu, việc dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày đã được rất nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, vẫn có một số người bệnh do không tìm hiểu kĩ về cách dùng nên thường mắc phải 5 sai lầm dưới đây, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao và có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. Cùng theo dõi bài viết sau với Anvy để có những hiểu biết chuẩn xác nhất nhé.

Giới thiệu về chè dây

Đặc điểm thực vật của chè dây

Chè dây (trà dây) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: bạch liễm, chè hoàng giang, thau rả (tiếng Nùng), khau rả (tiếng Tày)… và có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis. 

Đây là loài cây leo có thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ. Có tua cuốn chẻ đôi để cuốn vào thân cây khác, mọc đối diện với lá. Lá cây hình trái xoan, mọc so le, dài 2,5 – 7,5cm, rộng 1,5 – 5 cm, cuống lá tròn, đầu nhọn, mép lá có ít răng cưa, mặt trên lá khi khô có những vết trắng loang lổ như bị nấm, mặt dưới lá rất nhạt.

Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 6 – 7, hoa màu trắng gần giống hoa tam thất, có lông mịn, mọc thành chùm đối diện với lá. Quả mọng, khi chín có màu đen. 

Chè dây ưa ẩm và ưa sáng, thường leo và mọc thành chùm lên trên các cây bụi và cây gỗ nhỏ ở vùng đồi núi, ven rừng hoặc ở bờ nương rẫy. Cây phân bố chủ yếu ở các vùng Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn (theo Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập I).

Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu cho thấy thành phần chủ yếu của chè dây là flavonoid (18-19%), tanin catechic (10,8-13,3%) và đường. Trong đó flavonoid tồn tại chủ yếu dưới dạng là myricetin và dihydromyricetin. Nghiên cứu cũng chỉ ra trong chè dây không chứa các chất thuộc nhóm alcaloid và saponin, đây là những hợp chất thường gây ngộ độc.

Tính vị, công năng

Chè dây có vị ngọt đắng, tính mát, lành tính. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giảm đau, chống viêm. Chủ trị các bệnh lý về dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, chậm liền sẹo. Ngoài ra còn tác dụng điều hòa huyết áp, giải độc gan, chống viêm, kháng khuẩn…

Tác dụng của chè dây trong chữa trào ngược dạ dày

Với hai thành phần chính là tanin và flavonoid, chè dây có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày :

  • Giúp giảm triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày: nước chè dây có khả năng làm trung hòa acid dịch vị nên làm giảm ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị. Ngoài ra thành phần tanin trong chè dây còn có thể kết hợp với protein tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tránh tác động của acid, làm giảm cơn đau bụng âm ỉ khó chịu.
  • Làm lành các vết loét dạ dày: tác dụng chống viêm của flavonoid giúp ức chế các vết loét, làm cho các vết loét nhanh lành và liền sẹo.
  • Diệt vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori): các hợp chất trong chè dây đóng vai trò như kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày, làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày (tuy nhiên vi khuẩn HP không phải là nguyên nhân của trào ngược, bởi vậy tác dụng này chỉ hữu ích khi bạn bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP).

>> Xem thêm: [Cảnh báo] Ợ chua buồn nôn – Vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

6 sai lầm thường gặp khi dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày

Dùng quá liều khuyến cáo

Nhiều người cho rằng cứ là thảo dược thì thích uống bao nhiêu thì uống, uống càng nhiều thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi, nhưng thực tế không phải như vậy, đã có trường hợp bị ngộ độc do dùng quá liều thảo dược. Đặc biệt chè dây còn là loại có hoạt tính khá mạnh nên cần đảm bảo sử dụng liều lượng hợp lý. 

Thông thường nên sử dụng từ 30 – 50g trong một ngày, chia làm nhiều lần, sắc hoặc hãm để uống thay nước. Bạn nên uống theo đợt, mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 30 ngày.

Dùng cho đối tượng không phù hợp

Ngoài tác dụng trên các bệnh lý về dạ dày, chè dây còn có tác dụng hạ huyết áp nên bệnh nhân bị huyết áp thấp không nên uống chè dây liên tục trong thời gian dài.

Trẻ nhỏ cũng có thể uống được nước chè dây, tuy nhiên nên cho trẻ uống liều lượng thấp (khoảng 10 – 15g) để tránh trường hợp bị say nước chè dây dẫn đến tình trạng nôn nao khó chịu.

Sử dụng chè dây để qua đêm

Bạn có thường xuyên sử dụng nước chè dây để qua đêm? Nếu có hãy loại bỏ thói quen này ngay vì chè dây khi để qua đêm rất dễ bị nhiễm khuẩn và sinh độc tố, uống vào có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc. Vì vậy tốt nhất nên pha và sử dụng hết nước chè dây trong ngày.

Uống chè dây vào thời điểm không thích hợp

Tác dụng của nước chè dây là trung hòa acid dạ dày nên thời điểm thích hợp nhất để uống chè dây là trước bữa ăn 30 phút, đặc biệt là vào buổi sáng vì đây là thời điểm mà lượng acid dịch vị nhiều nhất. Khi bạn uống nước chè dây lúc này sẽ giúp bạn làm giảm độ acid dịch vị, hạn chế tình trạng ợ hơi, ợ chua.

Chọn phải loại chè dây không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Do nhu cầu sử dụng chè dây ngày càng tăng nên có không ít các cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận mà bán các loại trà dây kém chất lượng, nấm mốc, chứa chất bảo quản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. 

Đặc biệt chè dây rừng rất dễ nhầm với cây dây chè họ Cúc, thân và rễ cây này có chứa chất độc vì vậy bạn cần tìm hiểu kĩ và chọn mua chè dây tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng, và nên kiểm tra chè dây trước khi mua.

Một mẹo nhỏ để giúp bạn có thể chọn được loại chè dây chất lượng đó là: khi phơi khô mặt trên lá chè dây sẽ có những vết trắng loang lổ như bị nấm, gọi là phấn chè, phấn càng nhiều thì hương vị chè dây càng tăng. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra kĩ để tránh nhầm phấn với nấm mốc.

Quá kỳ vọng vào hiệu quả

Trào ngược dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên, bởi vậy với tác dụng chủ đạo của chè dây là trung hòa acid dạ dày sẽ khó để cải thiện hoàn toàn tình trạng bệnh. Đồng thời sẽ có một số trường hợp không đáp ứng do bị trào ngược bởi các nguyên nhân khác. Vậy nên, bạn có thể dùng chè dây như một biện pháp kết hợp cùng với các biện pháp điều trị khác để tăng cường hiệu quả, đặc biệt là các trường hợp dư thừa acid dạ dày.

>> Xem thêm: Giảm dư axit dạ dày tại nhà bằng 9 thực phẩm quen thuộc, dễ tìm

Cách dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch chè dây là khi cây chưa ra hoa vì đây là thời điểm mà cây có nhiều nhựa và có hoạt tính mạnh nhất. Lá và thân của chè dây sẽ được thu hái, sau đó cắt nhỏ, phơi khô và sao qua.

Chè dây sau khi thu hái được bào chế sấy khô như trà mạn thông thường, do đó cách pha cũng rất đơn giản:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch ấm (ấm sứ, ấm nhôm đều được), bỏ vào ấm khoảng 30g chè dây cho mỗi lần pha.
  • Bước 2: Đổ nước nóng vào ấm, nước ngập lá chè, sau đó lắc đều rồi bỏ lượt nước đầu tiên đi.
  • Bước 3: Thêm tiếp 600ml nước sôi, đậy nắp chờ khoảng 15 – 20 phút cho dược chất hòa tan vào nước là có thể uống được.

Chè dây có vị ngọt đắng, khi pha thành trà có mùi thơm dịu, vị ngọt tự nhiên, hơi đắng rất dễ uống. Người bệnh không nên pha thêm đường hoặc các thành phần khác có vị ngọt vào nước trà dây để đảm bảo giữ nguyên được dược chất.

Trên đây là tất cả các thông tin cần biết khi bạn dùng chè dây chữa trào ngược dạ dày, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng chè dây hiệu quả và không mắc phải sai lầm nào. Ngoài chè dây sẽ còn rất nhiều các vị thảo dược khác nữa cũng đã được nghiên cứu có tác dụng chữa trào ngược dạ dày. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu Tại đây

Không chỉ là những phương pháp chiết sắc thông thường, ngày nay có nhiều nhà máy lớn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc khai thác các vị thuốc thảo dược để sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn nhưng hiệu quả điều trị bệnh trào ngược rõ rệt hơn hẳn các phương pháp chiết sắc cổ truyền. 

Một trong số đó là công ty Anvy với sản phẩm hỗn dịch Anvitra được chiết xuất bằng công nghệ Đức giúp cho sản phẩm này đang được tin dùng vì tính hiệu quả khác biệt. Nếu bạn có bệnh lý về dạ dày và trào ngược hãy tham khảo thông tin về bộ đôi hỗn dịch Anvitra Tại đây hoặc gọi về số hotline miễn phí 1800 234 558 để được tư vấn kỹ hơn về bệnh và về sản phẩm

>>> Xem thêm thông tin về hỗn dịch dạ dày Anvitra tại dantri.com.vn

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...