Dược sĩ Dung Lê 19/07/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, tình trạng ợ chua buồn nôn khá phổ biến. Vậy triệu chứng này cảnh báo bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe. Sau đây là lời giải đáp cho tình trạng này.

Ợ chua buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Tình trạng ợ chua, buồn nôn được hiểu là một hiện tượng bệnh lý bao gồm hai phản xạ của con người – ợ chua và buồn nôn.

Ợ chua

Đây là tình trạng lượng dịch acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và miệng. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, chua chua trong khoang miệng. Hiện tượng này thường gặp ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

Buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày, cổ họng trước khi nôn. Tình trạng này xảy ra khi các đầu mút dây thần kinh ở niêm mạc thực quản hay niêm mạc dạ dày bị kích thích. Nôn là dấu hiệu cảnh báo dạ dày đang bị tổn thương. Hiện tượng nôn sẽ xảy ra khi dạ dày bị tổn thương.

Nếu tình trạng ợ chua buồn nôn kéo dài thì bạn tuyệt đối không được chủ quan. Vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày…

Buồn nôn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tiêu hóa

>> Xem thêm: Làm gì khi bị trào ngược dạ dày – 9 cách tự nhiên không cần dùng thuốc

Nguyên nhân dẫn đến ợ chua, buồn nôn

Ợ chua, buồn nôn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này:

Ợ chua, buồn nôn sinh lý

Ăn thực phẩm ôi thiu

Việc ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Sau khi vào dạ dày, lượng thức ăn ôi thiu này sẽ lên men và sinh ra khí độc. Do vậy, thường những người bị ngộ độc thực phẩm sẽ có các triệu chứng điển hình như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua…. Kết thúc có thể là tình trạng đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa cấp tính.

Sử dụng thực phẩm có tính kích thích

Những người hay ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều acid (chanh, cam, mơ…)… cũng khiến cho dạ dày chịu nhiều áp lực. Lúc đó, dạ dày sẽ tiết ra lượng acid nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới chứng ợ chua và gây buồn nôn.

Căng thẳng, stress

Khi hệ thần kinh bị căng thẳng trong một thời gian dài cũng là nhân tố gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hậu quả đó là lượng thức ăn sẽ chậm tiêu hóa hơn bình thường do cơ co thắt dạ dày hoạt động yếu hơn, quá trình nhào trộn và đẩy thức ăn xuống ruột chậm hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ chua, ợ hơi.

Buồn nôn, ợ chua khi mang thai

Hiện tượng thường thấy nhất ở phụ nữ ở khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ, hay còn được gọi là “ốm nghén”. 

Do nhịn ăn sáng

Nếu nhịn ăn sáng lượng acid do dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên dư thừa và gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Vì thế, những người thường xuyên nhịn ăn sáng sẽ có các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn hoặc bị nôn.

Những người thường xuyên nhịn ăn sáng có thể bị ợ chua, buồn nôn

Ợ chua, buồn nôn do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lí kể trên, ợ chua, buồn nôn có thể xuất hiện cùng một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như:

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng lượng acid trong dạ dày thường xuyên trào ngược vào trong thực quản (trào ngược acid), gây kích thích lớp niêm mạc thực quản.

3 yếu tố gây ra trào ngược dạ dày thực quản là:

  • Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, khiến cho acid từ dạ dày bị tràn lên thực quản và lên tới miệng.
  • Lượng thức ăn bị ứ đọng kéo dài làm tăng áp lực cho dạ dày, gây đầy hơi, tăng tần suất ợ chua.
  • Dạ dày tăng tiết acid bất thường.

* Triệu chứng ợ chua, buồn nôn là dấu hiệu điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

>> Xem thêm: [Tư vấn] Lựa chọn và sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày bị mất đi. Khi đó, lượng acid trong dạ dày sẽ tiết ra ồ ạt khiến cho lớp niêm mạc bị ăn mòn, gây ra một số triệu chứng điển hình như đau, nóng rát ở vùng bụng giữa ngực và rốn, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

Ung thư dạ dày

Nếu tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến ung thư thực quản. Ợ chua, buồn nôn là những triệu chứng hay xuất hiện ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày.

Các nguyên nhân bệnh lý gây ợ chua, buồn nôn

Ợ chua, buồn nôn do thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ bao gồm ợ chua và buồn nôn, như là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm NSAID (ibuprofen).

Trong tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc thường sẽ liệt kê tác dụng phụ nào có thể xảy ra. Mọi người cũng có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Lời khuyên từ chuyên gia

Theo các chuyên gia, tình trạng ợ chua, buồn nôn do nguyên nhân sinh lí chỉ cần áp dụng các điều trị rất đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dù bạn đã áp dụng điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn thì nên đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị chính xác. Tuyệt đối không được chủ quan vì ợ chua, buồn nôn là một trong những dấu hiệu điển hình của các bệnh lý dạ dày. Để khắc phục tình trạng ợ chua, buồn nôn bạn nên:

  • Hạn chế sử dụng liên tục trong thời gian dài các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tim (nếu có thể hạn chế)…
  • Chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm rãi, nhai kỹ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh các thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu như đồ chiên rán, thức ăn ôi thiu, đồ ăn nhanh…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
  • Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự điều trị tại nhà.

4 phương pháp điều trị triệt để ợ chua buồn nôn

Hiện nay, y học phát triển có rất nhiều phương pháp để điều trị tình trạng ợ chua buồn nôn tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị hiện tượng này.

Các nguyên nhân bệnh lý gây ợ chua, buồn nôn

Chữa ợ chua, buồn nôn bằng thuốc tây

Tình trạng ợ chua, buồn nôn nếu bắt nguồn từ bệnh lý dạ dày thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày: giúp làm giảm lượng acid tiết ra, ngăn ngừa các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Một số thuốc phổ biến như Maalox, Alka – Seltzer, Mylanta…
  • Thuốc chẹn thụ thể H2 bao gồm Famotidine, Cimetidine, và Nizatidine… Các thuốc này có thể làm giảm sản xuất acid từ dạ dày trong 12 giờ.
  • Thuốc ức chế bơm proton – là chất ức chế acid mạnh, làm giảm các tổn thương trên dạ dày, bao gồm Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole…

* Trên đây là một số thuốc kê đơn, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được dùng tùy ý.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh các thuốc Tây y, có rất nhiều vị thảo dược có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị ợ chua buồn nôn.

Trà hoa cúc: sau các bữa ăn, có thể dùng một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm chứng ợ chua, đầy bụng. Chỉ cần lấy hoa cúc khô hãm với nước sôi có thể cho thêm 1 thìa mật ong, nên dùng ngay để uống nóng. Trong hoa cúc có chứa Bisabolol có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng và kháng khuẩn nhẹ. Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp an thần, cải thiện hiệu quả chứng ợ nóng, ợ chua do trào ngược acid (theo therighttea.com)

Gừng tươi: gừng là một vị thuốc dân gian giúp chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giảm đau, chống nôn. Tecpen trong gừng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây loét dạ dày và hiện tượng trào ngược chỉ trong thời gian ngắn. Nên nhai một lát gừng trước các bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa buồn nôn và tình trạng khó chịu ở bụng.

Tinh dầu tỏi: như chúng ta đã biết, tỏi có tính kháng viêm nhẹ giúp cải thiện tình trạng ợ chua buồn nôn do viêm loét dạ dày. Đồng thời, Tỏi còn giúp tăng cường tiêu hóa, điều trị đầy hơi và khó tiêu (theo ayurvedicoils.com)

Bên cạnh việc sử dụng các vị cây thuốc dân gian theo cổ truyền, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng từ thảo dược ứng dụng công nghệ chiết xuất hiện đại giúp phát huy hiệu quả tối đa của các vị thảo dược trong việc điều trị các bệnh lý dạ dày, trào ngược. 

Bạn cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc sản xuất của sản phẩm cũng như công nghệ chiết xuất để đảm bảo mình chọn đúng sản phẩm có chất lượng, hiệu quả thật sự. Hỗn dịch dạ dày Anvitra là một ví dụ điển hình về bộ sản phẩm sử dụng công nghệ Đức chiết xuất thảo dược điều trị bệnh lý dạ dày và trào ngược rất được người bệnh và các bác sĩ ưa chuộng.

Điều chỉnh sinh hoạt ăn uống

Ngoài việc sử dụng các thuốc để điều trị nguyên nhân, thì thay đổi lối sinh hoạt, ăn uống là điều vô cùng quan trọng. Đây cũng là phương pháp đơn giản, mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị tình trạng ợ chua, buồn nôn.

  • Nên bổ sung các loại rau xanh trong bữa ăn. Rau xanh không chỉ cung cấp các vitamin, chất khoáng cho cơ thể mà chất xơ trong nó còn có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm tình trạng đầy bụng, ngăn ngừa ợ hơi, ợ chua.
  • Lựa chọn đồ ăn dễ tiêu hóa trong thực đơn hàng ngày, bạn có thể dùng các món như cháo, thịt hầm, súp,... Điều này sẽ giúp giảm gánh nặng nhào trộn, nghiền nát thức ăn của dạ dày.
  • Tập thói quen nhai kỹ, ăn chậm, ăn chín, uống sôi.
  • Hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh các đồ ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,...
  • Ngủ đủ giấc, thường xuyên thư giãn đầu óc sau những ngày làm việc mệt mỏi.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng - đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ thành các bữa ăn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, dành từ 15 - 20 phút sau bữa ăn để đi bộ nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Mẹo dân gian cải thiện ợ hơi buồn nôn hiệu quả

Tắm nước nóng ấm: giúp cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông máu. Bên cạnh đó, tắm nước nóng ấm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, kích thích tiêu hóa thức ăn. Lưu ý không nên tắm nước quá nóng và tắm ngay sau khi vừa ăn xong.

Massage bụng: bạn dùng tay massage theo hình tròn quanh bụng trước các bữa ăn. Điều này có tác dụng kích thích tiêu hóa, ổn định hoạt động của dạ dày. Không nên massage bụng ngay khi vừa ăn xong.

Dùng túi đá lạnh chườm bụng: hãy nằm thoải mái trên giường, sau đó dùng vài viên đá lạnh cho vào một chiếc khăn bông và chườm lên bụng trong khoảng nửa tiếng. Trong quá trình chườm nên liên tục di chuyển khăn đá khắp vùng bụng sẽ giúp làm giảm chứng đầy bụng ợ hơi buồn nôn khó chịu.

Trên đây là một số thông tin về tình trạng ợ chua buồn nôn, một vấn đề sức khỏe không hiếm gặp. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về những vấn đề sức khỏe liên quan bạn đọc quan tâm. Nếu có bất kể thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 234 558 để được tư vấn chi tiết

>> Xem thêm: Tìm mua nhà thuốc bán Anvitra chính hãng? Tra cứu ngay tại đây

 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...