Dược sĩ Dung Lê 28/10/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Ai trong chúng ta cũng đều từng trải qua cảm giác chướng bụng đầy hơi tại một thời điểm nào đó. Các bài tập thể dục, thực phẩm bổ sung hay những động tác massage có thể sẽ giải quyết được tình trạng này tức thời, nhưng nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi kéo dài thì phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và các mẹo chữa chướng bụng đầy hơi đơn giản, nhanh chóng tại nhà. 

Chướng bụng đầy hơi là gì?

Theo Healthline, chướng bụng đầy hơi chỉ tình trạng dạ dày bị tích tụ quá nhiều không khí và lặp đi lặp lại. Nó thường được biểu hiện như: căng tức bụng, chướng bụng, đầy hơi và ợ hơi. Tùy nguyên nhân mà tình trạng này có thể là cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn).

Mỗi người đều sẽ vô tình nuốt phải không khí khi nói chuyện, ăn uống hoặc cười. Trường hợp bạn nuốt không khí khi nói chuyện hoặc cười có thể khiến oxy và khí nitơ tích tụ trong đường tiêu hóa. Còn khi nuốt thức ăn, các khí tiêu hóa như hydro, metan, carbon dioxide sẽ bị tích tụ lại trong dạ dày.

Ngoài ra, chướng bụng đầy hơi cũng có thể do yếu tố sức khỏe hoặc do trạng thái tinh thần của bạn. 

Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi

Nguyên nhân dẫn đến chướng bụng đầy hơi được chia thành hai nhóm, đó là: nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Ở mỗi nhóm sẽ có từng nguyên nhân cụ thể khác nhau. 

Chướng bụng đầy hơi do nguyên nhân sinh lý

Nuốt nhiều không khí hơn bình thường

Việc nuốt không khí trong suốt cả ngày là điều tự nhiên và bình thường trong khi ăn uống. Thông thường, chúng ta chỉ nuốt một lượng không khí nhỏ, nhưng nếu thường xuyên nuốt nhiều không khí hơn thì sẽ dẫn đến việc bị đầy hơi quá mức, có thể gây ra ợ hơi.

Một số lý do khiến chúng ta nuốt nhiều không khí hơn như là: ăn kẹo cao su, hút thuốc, uống đồ có ga, ăn quá nhanh.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Cũng theo Healthline, một chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đầy hơi quá mức. Một số thực phẩm dễ làm tăng khí trong dạ dày bao gồm: các loại hạt đậu, cải bắp, súp lơ xanh, táo, mận, các loại trái cây sấy, thực phẩm giàu fructose hoặc sorbitol (chẳng hạn như nước trái cây). Đó là những thực phẩm cần mất nhiều thời gian để tiêu hóa, kèm theo sự đầy hơi. 

Chướng bụng đầy hơi do nguyên nhân bệnh lý

Nếu do nguyên nhân sinh lý thì chướng bụng đầy hơi chỉ ở mức ngắn hạn, còn nguyên nhân bệnh lý thì sẽ là chướng bụng đầy hơi kéo dài. Vì vậy, nếu bạn đang bị chướng bụng đầy hơi trong một khoảng thời gian dài liên tục thì khả năng cao bạn đã mắc phải một bệnh lý nào đó. Hãy theo dõi các triệu chứng đi kèm để chẩn đoán xem có đúng bạn đang mắc một trong số các bệnh sau không nhé!

Táo bón

Theo Wikipedia, táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Ngoài triệu chứng chướng bụng đầy hơi thì táo bón còn đi kèm với một số dấu hiệu như: phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài, phân rắn màu đen và hay vón cục, đau khi đi đại tiện, đau bụng, máu trên bề mặt phân cứng. 

Với trường hợp người bị táo bón mãn tính thì sẽ có thêm một số biểu hiện như: sốt, nôn, máu trong phân, sút cân, nứt hậu môn, sa trực tràng.

Viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương, viêm và loét trên niêm mạc dạ dày. Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gồm có: đau vùng bụng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.

Trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng sẽ dẫn đến một số biến chứng như: hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi cùng với buồn nôn thì có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh xảy ra khi acid và thức ăn từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Nó khiến người bệnh mệt mỏi, mất ăn mất ngủ vì các triệu chứng lặp đi lặp lại thường xuyên như: ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, buồn nôn, nóng rát ngực, đau tức thượng vị, vướng nghẹn cổ, viêm họng…

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, loét thực quản, barrett thực quản và ung thư thực quản.

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm, loạn dưỡng, dẫn đến tổn thương niêm mạc đại tràng nhiều mức độ cùng với sự rối loạn chức năng hấp thu, bài tiết, vận động của đại tràng. Tổn thương niêm mạc đại tràng có thể dẫn đến các triệu chứng: đầy bụng khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, phân có nhày máu, đau bụng ở hạ vị (chủ yếu đau quặn), có khi sốt, mệt mỏi, sút cân, đau bụng âm ỉ thường xuyên. 

Hội chứng ruột kích thích

Theo cuốn Hội chứng ruột kích thích IBS của PGS.TS Nguyễn Duy Thắng, tỉ lệ người mắc chứng ruột kích thích ở Việt Nam là 7.2% dân số, chiếm khoảng 40% trong số các trường hợp đi khám về bệnh đường tiêu hóa. 

Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính, đặc trưng bởi các triệu chứng liên quan đến đại tràng như: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần nhưng không tìm thấy những tổn thương viêm loét nào ở niêm mạc đại tràng như bệnh đại tràng. 

Bệnh Crohn

Theo Viện y học ứng dụng, bệnh Crohn là một bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, chủ yếu là ruột non và ruột già. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi chẩn đoán được bệnh sẽ mất khoảng vài năm, chướng bụng đầy hơi cũng là một triệu chứng điển hình. 

Bệnh Crohn có thể làm hẹp ruột non và gây tắc nghẽn ruột, khiến người bệnh bị đầy hơi chướng bụng nghiêm trọng, sụt cân, buồn nôn và nôn ói sau ăn. Ngoài ra, tiêu chảy ra máu cũng là một trong những những dấu hiệu của bệnh Crohn.

Viêm vùng chậu

Theo wikipedia, viêm vùng chậu là chứng nhiễm trùng ở vùng trên của bộ phận sinh dục nữ gồm tử cung, ống fallop, buồng trứng và bên trong khung chậu. Thông thường bệnh sẽ không có triệu chứng nào. Các triệu chứng nếu tồn tại thì sẽ là: đau bụng dưới, chướng bụng đầy hơi, cảm giác bỏng khi đi tiểu tiện, đau khi giao hợp hoặc kinh nguyệt bất thường. Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng lâu dài như vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mãn tính và ung thư.

Bệnh về gan

Cũng theo Viện y học ứng dụng, những bệnh về gan thường chỉ ở mức lành tính, nhưng tình trạng ung thư của các cơ quan khác sẽ liên quan đến gan. Tức là khi bạn bị chướng bụng đầy hơn đi kèm với vàng da thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đã di căn xuống gan. 

>> Xem thêm: Mách bạn 5 cách dùng chuối xanh chữa đau dạ dày siêu hiệu quả

Chướng bụng đầy hơi phải làm thế nào?

Nếu bạn đang băn khoăn bị đầy hơi chướng bụng nên làm gì thì dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng đều nên áp dụng 9 mẹo sau để nhanh chóng dứt điểm tình trạng khó chịu này, từ đó giúp bạn ổn định và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Không ăn nhiều trong một bữa

Ăn quá nhiều sẽ khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy bị đầy hơi. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì hãy thử ăn ít lại và chia thành nhiều bữa trong ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tập nhai chậm và kỹ. Điều này cũng sẽ giúp giảm lượng không khí nuốt vào cùng với thức ăn (một nguyên nhân gây đầy hơi).

Hạn chế ăn thực phẩm dễ gây đầy hơi

Khi ăn những thực phẩm khó tiêu hóa có thể gây ra tình trạng dư thừa khí trong dạ dày, đầy hơi và các triệu chứng khác. Theo Healthline, sau đây là một số thực phẩm và thành phần dễ gây đầy hơi phổ biến mà bạn cần hạn chế sử dụng:

  • Lactose: không dung nạp đường lactose có thể dẫn đến nhiều triệu chứng tiêu hóa, bao gồm cả chướng bụng đầy hơi. Mà lactose lại là carbohydrate chính trong sữa. Vậy nên nếu bạn cứ uống sữa lại cảm thấy đầy chướng bụng thì nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
  • Fructose: một số loại quả chứa nhiều đường fructose như đào, mận, nho, táo cũng dễ gây đầy hơi nếu ăn quá nhiều.
  • Trứng: chướng bụng đầy hơi là những triệu chứng phổ biến nếu bị dị ứng trứng.
  • Gluten trong lúa mì: nhiều người không dung nạp gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và một số loại ngũ cốc khác. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác đối với hệ tiêu hóa, bao gồm cả đầy hơi.
  • Đồ uống có ga và nước soda có chứa khí carbon dioxide, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đầy hơi chướng bụng. 
  • Đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, chất béo khó tiêu hóa. 
  • Một số loại rau cũng có thể gây đầy hơi và khó tiêu như: bắp cải, bông cải xanh và cải xoăn.

Áp dụng chế độ ăn kiêng FODMAP thấp

Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích bị đầy hơi và khoảng 60% trong số họ cho biết đầy hơi là triệu chứng gây khó chịu nhất đối với mình, thậm chí còn nhiều hơn cả đau bụng.

Theo Healthline, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng carbohydrate khó tiêu (được gọi là FODMAPs) có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích. Do đó, một chế độ ăn uống có FODMAP thấp sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng đầy hơi, nhất là ở những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích.

Có thể kể đến một số loại thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao mà bạn nên tránh như: lúa mì, hành, tỏi, súp lơ xanh, cải bắp, súp lơ trắng, các loại đậu, táo, lê, dưa hấu.

Tránh nuốt quá nhiều không khí và các loại khí

Có hai nguồn khí trong hệ tiêu hóa. Thứ nhất là do vi khuẩn trong ruột tạo ra. Loại thứ hai là không khí hoặc khí được nuốt vào trong quá trình ăn uống. 

Đồ uống gây chướng bụng đầy hơi nhiều nhất là các loại nước có ga. Chúng chứa các bong bóng nước với carbon dioxide, một loại khí được giải phóng khỏi chất lỏng sau khi được đưa vào dạ dày.

Ngoài ra, nhai kẹo cao su, uống qua ống hút và vừa ăn vừa nói chuyện cũng có thể khiến lượng không khí mà bạn nuốt phải tăng lên.

Không để bị táo bón

Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến mà hầu như ai cũng từng phải trải qua. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra táo bón làm trầm trọng thêm triệu chứng đầy hơi chướng bụng. 

Giải pháp đầu tiên khi bị đầy hơi do táo bón chính là bổ sung nhiều chất xơ hòa tan. Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người táo bón gồm có: mận khô, các loại rau xanh, trà chanh mật ong, khoai lang, cà rốt, táo, bơ, đu đủ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua

Uống men tiêu hóa

Trong men tiêu hóa chứa enzyme tiêu hóa giúp phá vỡ một số thành phần thức ăn, phân hủy carbohydrate khó tiêu. Bạn có thể lựa chọn 2 loại men tiêu hóa sau, trong nhiều trường hợp chúng còn giúp giảm đau gần như ngay lập tức:

  • Lactase: một loại enzyme phân hủy lactose, rất có lợi cho người không dung nạp đường lactose.
  • Beano: chứa enzyme alpha-galactosidase, có thể giúp phân hủy carbohydrate khó tiêu từ các loại thực phẩm khác nhau.

Bổ sung lợi khuẩn

Theo Healthline, khí dư thừa trong dạ dày được tạo ra bởi vi khuẩn là nguyên nhân chính gây đầy hơi. Một số nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp giảm sản xuất khí hư và đầy hơi ở những người gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng điều này còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng mỗi người, cũng như chủng loại lợi khuẩn được bổ sung.

Uống trà gừng

Trong Đông y hay các bài thuốc Nam, gừng được coi là thảo dược quý trong việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Nó hoạt động như một chất chống viêm, giúp làm giảm sự khó chịu khi cơ thể gặp vấn đề về tiêu hóa. Các tác dụng của gừng có thể kể đến như:

  • Làm giảm kích ứng đường tiêu hóa.
  • Hấp thụ acid dạ dày dư thừa, làm giảm khả năng acid dạ dày trào ngược vào thực quản.
  • Tăng tốc quá trình tiêu hóa.
  • Giảm viêm thực quản do acid gây ra.

Gừng rất giàu chất chống oxy hóa và các chất có trong gừng thường được dùng để chiết xuất và sử dụng cho một số sản phẩm thuốc hay thực phẩm chức năng liên quan đến bệnh dạ dày.

Ngoài uống trà gừng, người bị chướng bụng đầy hơi có thể sử dụng cách khác như: ngậm và nhai gừng tươi, gừng ngâm mật ong…

>> Xem thêm: [Giải đáp] Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng có thật sự hiệu quả? 

Sử dụng TPBVSK Hỗn dịch Anvitra

Trường hợp uống men tiêu hóa, lợi khuẩn hay trà gừng không đủ mạnh để làm giảm sự khó chịu thì người bị chướng bụng đầy hơi nên uống thuốc gì

Câu trả lời: TPBVSK Hỗn dịch ANVITRA là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả, rất phù hợp cho người bị chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, đặc biệt là do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Anvitra được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền EECV của CHLB Đức, bởi Công ty Cổ phần ANVY.

Không chỉ giúp hỗ trợ giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi, Anvitra còn giúp hỗ trợ giảm các biểu hiện khác như: ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát thượng vị, khó nuốt, buồn nôn,…; hỗ trợ bảo vệ và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.

Hi vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp bạn “bỏ túi” các mẹo hữu ích nhằm giảm tình trạng chướng bụng đầy hơi. Mọi thắc mắc xin để lại bình luận phía dưới hoặc gọi số hotline miễn cước 1800 234 558.

>> Xem thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn 3 nhóm rau này để khỏe hơn

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...