Dược sĩ Dung Lê 22/07/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Nồng độ axit dạ dày tăng cao bất thường sẽ gây ra một số bệnh lý như: viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… Trong trường hợp này việc chỉ định sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày là cần thiết. Dù đi khám được bác sỹ kê đơn nhưng bạn vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nhóm thuốc này. Bài viết dưới đây cung cấp thêm thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc giảm tiết axit dạ dày.

Đối tượng nào cần sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày?

Thuốc giảm tiết axit dạ dày là thuốc được chỉ định để điều trị một số bệnh có liên quan đến rối loạn axit dịch vị như bệnh loét dạ dày tá tràng (PUD), trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và nhiều dạng viêm dạ dày khác. Nhóm thuốc này có tác dụng đưa axit dạ dày về trạng thái cân bằng ở khoảng pH=4. Ngoài ra, một số loại thuốc nhóm này còn được sử dụng phối hợp trong phác đồ điều trị nhiễm Helicobacter pylori.

  • Nhóm kháng histamin H2: cimetidin, ranitidin, famotidin,…
  • Nhóm ức chế bơm proton: esomeprazole, lansoprazole, và pantoprazole,…
  • Nhóm kháng cholinergic: pirenzepin, telenzepin,…
  • Thuốc kháng gastrin: proglumide,…

Cơ chế tác dụng của thuốc giảm tiết axit dạ dày

Điều hòa bài tiết HCl thông qua cơ chế kháng histamin, acetylcholin hay H+/K+ ATPase là các chất trung gian liên quan đến quá trình bài tiết tiết HCl dịch vị. Nhóm thuốc giảm tiết axit dịch vị hoạt động dựa trên cơ chế chống lại các nguyên nhân gây tăng histamin, acetylcholin:

Cơ chế nhóm kháng Histamin H2

Các thuốc kháng histamin H2 có công thức cấu tạo gần giống với công thức của histamin nên tranh chấp với histamin tại receptor H2 ở tế bào thành của dạ dày. Điều này giúp chống lại các nguyên nhân gây tăng histamin ở dạ dày dẫn đến giảm tiết axit dịch vị. Các thuốc nhóm kháng H2 histamin không có tác dụng trên receptor H1.

Cơ chế nhóm ức chế bơm proton

Nhóm ức chế bơm proton có cơ chế tác dụng là ức chế H+/K+ ATPase – bước cuối cùng của quá trình tiết HCl. Khi vào dạ dày, các thuốc này được protein hóa tạo thành các chất có khả năng gắn thuận nghịch với nhóm sulfuahydryl của H+/K+ ATPase ở thành tế bào dạ dày nên giúp giảm tiết axit dạ dày do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra.

Thời gian tác dụng của nhóm ức chế bơm proton dài hơn thời gian tác dụng của nhóm kháng H2-histamin.

Cơ chế nhóm kháng cholinergic

Giống với cái tên của nó, cơ chế tác dụng của nhóm này dựa trên hoạt động kháng acetylcholin, một chất trung gian gây tăng tiết acid HCl giúp làm giảm axit dịch vị. Thuốc có tác dụng làm giảm tiết HCl từ 40-50%. Để tăng hiệu quả điều trị nên phối hợp với một số nhóm thuốc khác.

Nhóm kháng gastrin

Gastrin tiết ra do thức ăn kích thích dây thần kinh X. Khi gastrin gắn vào receptor trên tế bào thành trong niêm mạc dạ dày làm tiết axit dịch vị. Nhóm kháng gastrin có tác dụng làm giảm tiết gastrin từ đó làm giảm axit dạ dày.

>> Xem thêm: Trào ngược axit dạ dày: Khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị?

5 thuốc giảm tiết acid dịch vị hiệu quả

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc giảm tiết axit dạ dày với thành phần, dạng bào chế, hàm lượng, nguồn gốc khác nhau. Dưới đây Anvy sẽ giới thiệu cho bạn một số thuốc được đánh giá có hiệu quả cao hiện nay. Tuy nhiên, những loại thuốc được gợi ý dưới đây chỉ với mục đích tham khảo. Trước khi quyết định mua hay sử dụng loại thuốc nào, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia.

Omeprazole

Omeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton, có tác dụng giảm tiết axit dịch vị, giúp cân bằng PH dạ dày.

Một số biệt dược hay sử dụng: Losec, Mopral…

Omeprazole là thuốc kê đơn được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày thực quản ăn mòn.
  • Một số hội chứng do tăng axit dịch vị, điển hình như hội chứng Zollinger Ellison.
  • Ngoài ra, Omeprazole còn được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.
  • Kiểm soát chứng ợ nóng xảy ra từ 2 ngày trở lên mỗi tuần.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Loét dạ dày ác tính.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn: 

  • Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy.
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc khác khi dùng đồng thời.

Cách sử dụng: uống 1 liều trước ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ 1 giờ.

Esomeprazole

Thuốc này thuộc nhóm ức chế bơm proton, có tác dụng giảm tiết axit dạ dày trong khoảng 10-12h. Gồm một số biệt dược như Nexium, Esotrax…

Thuốc này được sử dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày thực quản
  • Trong phác đồ điều trị khuẩn HP
  • Hội chứng liên quan đến tăng axit dạ dày quá mức như hội chứng Zollinger Ellison
  • Ngoài ra esomeprazole còn có tác dụng làm lành viêm thực quản ăn mòn do axit dịch vị gây ra

Cách dùng, liều dùng:

  • Liều dùng: tùy vào từng đối tượng và từng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra liều cụ thể
  • Uống một liều esomeprazole với một cốc nước. Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với thuốc
  • Người có tiền sử bệnh thận
  • Viêm gan, xơ gan nặng
  • Bệnh lupus
  • Loãng xương

Tác dụng không mong muốn:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau đầu, chóng mặt

Cimetidin

Cimetidin thuộc nhóm đối kháng histamin H2. Có tác dụng làm giảm axit dạ dày đến 80% trong 4-5 h khi sử dụng liều 300mg. Một số biệt dược: Tagamet…

Cimetidin có tác dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản (kể cả trào ngược dạ dày thực quản ăn mòn)
  • Làm giảm và ngăn chặn tình trạng ợ chua, ợ nóng
  • Điều trị dự phòng loét dạ dày do căng thẳng
  • Điều trị hội chứng axit dịch vị quá mức: hội chứng Zollinger Ellison

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú 
  • Người suy gan, suy thận

Tác dụng không mong muốn:

  • Đau khớp, đau cơ
  • Rối loạn thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt
  • Rối loạn tiêu hóa

Cách sử dụng: uống 1 liều cimetidin với 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ 1 giờ.

Ranitidin

Là chất ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, giúp hạn chế việc tiết axit dạ dày diễn ra cả ngày và đêm.

Biệt dược hay sử dụng: Zantac, Azantac, Raniplex…

Giống như các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2, ranitidin được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật
  • Ngăn chặn và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, thực quản
  • Hội chứng Zollinger – Ellison
  • Phòng chảy máu dạ dày – ruột vì loét do stress ở bệnh nhân nặng
  • Điều trị chứng khó tiêu

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú

Tác dụng không mong muốn:

  • Đau đầu, chóng mặt, yếu mệt
  • Ỉa chảy
  • Ban đỏ

Cách sử dụng: uống một liều vào buổi tối trước khi đi ngủ.

>> Xem thêm: 5 cách giảm đau dạ dày ban đêm để có một giấc ngủ ngon

Hỗn dịch dạ dày Anvitra

Bệnh lý dạ dày thường kéo dài và hay tái phát. Việc sử dụng thuốc tây để điều trị khá phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây giảm tiết axit dạ dày trong một thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Để cải thiện vấn đề này, đã có nhiều sản phẩm dược phẩm hay thực phẩm chiết xuất từ thảo dược ra đời. Công ty Anvy với đội ngũ chuyên gia tâm huyết đã tìm tòi, áp dụng khoa học tiên tiến hiện đại nghiên cứu ra bộ đôi hỗn dịch Anvitra giúp đảm bảo duy trì nồng độ axit dịch vị ở mức cân bằng và sản phẩm rất an toàn khi người bệnh cần sử dụng dài ngày.

Hỗn dịch dạ dày Anvitra được bào chế từ 100% các nguyên liệu tự nhiên như Chỉ thực, Trần bì, Chi tử, Mộc hương, Bạch thược, Hoài sơn, Can khương, Bạch Linh, Bạch Truật. Đây là các dược liệu được đã được chứng minh có cơ chế tác dụng tương tự như các thuốc Tây y và được phối hợp xây dựng công thức thành phẩm theo nguyên tắc điều trị của y học hiện đại như giảm tiết axit, chống viêm, tăng cường chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng tháo rỗng dạ dày. 

Công ty Anvy áp dụng chiết xuất bằng dây chuyền EECV công nghệ của Đức giúp chiết được tối đa hoạt chất trong dược liệu. Nhờ đó, hỗn dịch Anvitra có hàm lượng hoạt chất cao hơn so với các sản phẩm được chiết theo công nghệ thông thường.

Hỗn dịch dạ dày Anvitra có công dụng:

  • Ngăn chặn các yếu tố gây tăng axit dịch vị, đưa nó về mức cân bằng
  • Giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản: ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, đau thượng vị…
  • Giảm các triệu chứng đầy chướng, khó tiêu, tăng tháo rỗng dạ dày
  • Hỗ trợ bảo vệ dạ dày khỏi các nguy cơ gây viêm loét

Chống chỉ định: người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

Cách sử dụng:

  • Uống trực tiếp hỗn dịch hoặc pha với nước ấm
  • Với người điều trị bệnh thì uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ hàng ngày theo liệu trình
  • Có thể uống ngay khi xuất hiện các triệu chứng của viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Uống sau khi sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn có chứa dầu mỡ
  • Mỗi lần sử dụng 1-2 gói, 2-3 lần/ngày

Bệnh nhân sử dụng thuốc giảm tiết acid dịch vị cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày thì lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần đáng kể vào việc điều trị các bệnh lý xảy ra do nồng độ HCl dạ dày cao.

Chế độ sinh hoạt

Bạn nên duy trì các thói quen sống tích cực dưới đây để có một sức khỏe tốt:

  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng sẽ hạn chế được việc tiết axit dịch vị quá mức
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn no: điều này sẽ khiến axit dịch vị trào lên thực quản dẫn đến một số triệu chứng của trào ngược dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản ăn mòn
  • Không ăn quá no hay nhịn đói, bạn nên ăn theo nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý
  • Nếu việc tăng axit dịch vị làm bạn gặp một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản thì bạn nên kê cao giường ngủ của mình. Việc làm này giúp cải thiện các triệu chứng một cách đáng kể

Chế độ ăn uống

Dưới đây là một số thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh nhân gặp phải tình trạng nồng độ axit dịch vị cao:

  • Rau: trong rau có chứa ít chất béo và đường tự nhiên nên được đánh giá an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc giảm tiết axit dạ dày. Một số loại rau nên dùng: bông cải xanh, súp lơ, dưa chuột, rau xanh…
  • Bột yến mạch: là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nguồn chất xơ dồi dào. Bạn có thể sử dụng bột yến mạch thay cho bữa sáng của mình để hỗ trợ cải thiện các bệnh lý do nồng độ axit dạ dày cao. Ngoài ra có thể sử dụng một số nguồn chất xơ khác như gạo nguyên hạt.
  • Trái cây: dưa, táo,lê…
  • Thịt nạc, hải sản: nên sử dụng thịt nạc như thịt gà, cá, hải sản… tốt nhất nên luộc hoặc nướng, không nên chiên, xào
  • Sử dụng chất béo lành mạnh: nguồn chất béo từ bơ, quả óc chó, hạt lanh, dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương… Không sử dụng chất béo, bão hòa, chất béo chuyển hóa

Đồng thời cần tránh các loại thực phẩm:

  • Chất kích thích: cafe
  • Chất có cồn: rượu, bia…
  • Socola
  • Các đồ ăn chiên, xào
  • Rau củ quả chua như cam, chanh, bưởi, quýt, cà chua…

Hy vọng rằng qua bài viết này các chuyên gia của Anvy bạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày và yên tâm lựa chọn phương pháp điều trị an toàn hiệu quả cho mình. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ với Anvy để được tư vấn cụ thể thông qua hotline 1800 234 558

>> Xem thêm: Giảm dư axit dạ dày tại nhà bằng 9 thực phẩm quen thuộc, dễ tìm

 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...