Dược sĩ Dung Lê 24/12/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn mong muốn lên giường với một giấc ngủ ngon nhưng sau đó lại hay đau bụng vào ban đêm, dạ dày của bạn thường “biểu tình” dữ dội với các triệu chứng như: đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn? Cách tốt nhất để giảm đau dạ dày ban đêm và các triệu chứng khó chịu trên chính là phải kiểm soát tốt hệ tiêu hóa của bạn. 

Những nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm

Nếu bạn hay đau bụng vào ban đêm (có thể kèm đi ngoài), tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều ngày thì đó là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Nó có thể là một trong các nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng của chế độ ăn uống: ăn không đúng giờ, bỏ bữa; ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, khó tiêu; ăn phải thực phẩm ôi thiu bị nhiễm khuẩn.
  • Bệnh viêm loét dạ dày: acid dạ dày dư thừa và khuẩn hp gây viêm loét dạ dày và gây đau ở những vùng bị viêm loét. Bệnh có thể khiến người bệnh hay đau bụng đi ngoài vào ban đêm.
  • Căng thẳng, stress, thức khuya: khiến dạ dày bị tăng tiết acid quá mức. Những acid dư thừa này làm tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến cơn đau âm ỉ về đêm.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: cũng do acid dạ dày dư thừa gây ra, khiến acid và thức ăn trào ngược lên thực quản gây ợ chua, ợ nóng. Khi cơn trào ngược dạ dày diễn ra vào ban đêm có thể làm người bệnh bị đau bụng, cồn cào ruột.
  • Ung thư dạ dày: sự xuất hiện của các khối u ác tính khiến khiến dạ dày bị tăng tiết acid và gây đau. 

Nguyên nhân đau dạ dày ban đêm

Nói tóm lại, nguyên nhân sâu xa vẫn là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi sự tăng tiết quá mức của acid dạ dày. Mà 2 nguyên nhân phổ biến nhất khiến hay đau bụng về ban đêm ban đêm trở nên dai dẳng là viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

>> Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu: Top 12 cách chữa trị đơn giản tại nhà

5 cách giảm đau dạ dày ban đêm để có một giấc ngủ ngon

Để hạn chế những cơn đau dạ dày, bạn cần hạn chế các tác nhân làm trầm trọng thêm các nguyên nhân kể trên, đặc biệt là đối với những người bị đau dạ dày do bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Dưới đây là các cách vô cùng hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

Hạn chế ăn thực phẩm có hại cho dạ dày

Những gì bạn ăn và uống thường là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày ban đêm. Việc đầu tiên bạn cần làm để giảm đau dạ dày về đêm là hạn chế ăn những thực phẩm sau càng ít càng tốt, đặc biệt là không nên ăn chúng trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.

  • Thực phẩm giàu chất béo: làm chậm khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến bạn bị đầy hơi, tức bụng và gây ra ợ nóng.
  • Thực phẩm gây đầy hơi: bao gồm súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, đậu nướng, đồ uống có ga, cà phê.
  • Trái cây có múi và thức ăn cay: thường gây ra chứng ợ nóng.
  • Nhai kẹo cao: dễ làm nuốt phải không khí và gây đầy hơi.
  • Một số loại thuốc Tây gây kích ứng dạ dày: ví dụ như aspirin và các loại thuốc chống viêm có thể gây viêm loét dạ dày.
  • Uống rượu và hút thuốc: cả hai đều gây kích ứng dạ dày và thực quản.

Xây dựng một số thói quen tốt

  • Ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đồ béo và nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu
  • Không nên tập thể dục trong vòng 1 tiếng sau ăn
  • Không mặc quần áo chật để làm giảm áp lực lên ổ bụng
  • Thường xuyên hoạt động thể chất như: thể thao ngoài trời, tập yoga, thiền – có thể giúp kiểm soát căng thẳng tốt hơn.

Loại bỏ chứng ợ chua

Nên kê cao đầu giường thêm 15-20cm khi ngủ và không nằm xuống ngay sau ăn
Nên kê cao đầu giường thêm 15-20cm khi ngủ và không nằm xuống ngay sau ăn

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản (ống nối giữa cổ họng và dạ dày) được gọi là chứng ợ chua. Triệu chứng này cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến những cơn đau bụng hoặc đau thượng vị vào ban đêm.

Một số cách để loại bỏ chứng ợ chua bao gồm:

  • Kê cao đầu giường thêm 15-20cm khi ngủ
  • Hạn chế ăn bạc hà, socola, tỏi, cà chua
  • Hạn chế mặc quần áo chật
  • Chỉ nên đi ngủ sau khi kết thúc bữa ăn từ 2-3 tiếng
  • Không nên nằm xuống ngay sau ăn

Sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày

Thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể hạn chế tiết acid trong dạ dày và giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn vào ruột non. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Những nhóm thuốc giảm tiết acid dạ dày bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: là loại thuốc đầu tiên được dùng thử đối với những triệu chứng khó tiêu.
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Những loại thuốc này cũng giúp giảm axit trong dạ dày, như một số thuốc: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Những loại thuốc này thường được kê đơn để giảm axit trong dạ dày, để điều trị GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản), và để ngăn ngừa và điều trị loét. Ví dụ: Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole,…

Tuy nhiên, nhược điểm chung của các loại thuốc Tây có công dụng giảm tiết acid dạ dày chính là khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, ói mửa, rối loạn tiêu hóa,…

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bệnh trào ngược dạ dày

Bạn có thể tham khảo sản phẩm TPBVSK Anvitra với công dụng: Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản.

Anvitra dùng hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện: đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát thượng vị. Người hay uống bia, rượu hoặc thuốc gây hại cho dạ dày.

Trên đây là 5 cách giúp giảm đau dạ dày ban đêm hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ tổng đài miễn cước: 1800 234 558, dược sĩ Anvitra luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

>> Xem thêm: Đau dạ dày có uống được cacao không, vì sao?

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...