Trào ngược axit dạ dày: Khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị?

Trào ngược axit dạ dày: Khái niệm, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị?

Trào ngược axit dạ dày là một tình trạng phổ biến, có đặc điểm là gây đau rát thượng vị, hay được gọi là chứng ợ nóng, ở vùng dưới ngực. Nó xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn.

Trào ngược axit là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nó được chẩn đoán khi axit trong dạ dày trào ngược hơn 2 lần một tuần.

Tại Việt Nam, có tới 7 triệu người mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày và số người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng cũng như trẻ hóa. Và các chuyên gia cũng cho biết, chứng ợ nóng mãn tính từ trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

5 sự thật về trào ngược axit dạ dày

  • Trào ngược axit còn được gọi là chứng ợ nóng, khó tiêu.
  • Nó xảy ra khi một số axit trong dịch vị dạ dày đi ngược vào thực quản.
  • Axit trào ngược dạ dày tạo ra một cơn đau rát ở vùng dưới ngực (vùng thượng vị), thường sau khi ăn.
  • Các yếu tố nguy cơ trong lối sống làm gia tăng axit trong dạ dày và gây trào ngược bao gồm: béo phì, thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ, rượu bia và thuốc lá.
  • Điều trị bằng thuốc là liệu pháp phổ biến nhất: có 2 cách: thuốc kê theo đơn và thuốc không kê đơn (OTC).

trào ngược axit dạ dày

Nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit là khi một phần của dịch vị dạ dày chảy ngược lên ống thực quản, lên đến hầu họng, gây đắng miệng và đau nhức cả mang tai. Cảm giác ợ nóng, ợ chua chính khi là axit trong dạ dày bị trào ngược.

Trong dịch vị dạ dày chứa axit hydrochloric, một loại axit mạnh giúp nghiền nát thức ăn và bảo vệ dạ dày chống lại các mầm bệnh như vi khuẩn.

Niêm mạc của dạ dày được sinh ra để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nhằm bảo vệ dạ dày khỏi axit hydrochloric. Nhưng nếu axit này trào ngược lên thực quản thì thực quản không được bảo vệ.

Để tránh cho loại axit mạnh này trào ngược lên làm tổn thương thực quản thì đã có sự xuất hiện của cơ thắt thực quản dưới. Nó hoạt động như một “cánh cửa”, cánh cửa này sẽ mở ra cho thức ăn từ thực quản vào dạ dày nhưng sẽ đóng lại không cho thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi “cánh cổng” ấy bị hỏng, trào ngược axit dạ dày xảy ra và gây ợ nóng cho người bệnh.

Các biến chứng có thể xảy ra khi bạn bị trào ngược axit dạ dày

Nếu không điều trị sớm, trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biển chứng nghiêm trọng trong thời gian dài, bao gồm cả nguy cơ ung thư dạ dày.

trào ngược axit dạ dày

Tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày có thể làm hỏng thực quản, dẫn đến:

  • Viêm thực quản: niêm mạc thực quản bị viêm, gây kích ứng, chảy máu và loét. Biến chứng này xảy ra ở hơn 50% mắc bệnh trào ngược.
  • Khó nuốt: tổn thương do axit dạ dày dẫn đến phát triển sẹo và khó nuốt, thức ăn bị kẹt khi đi xuống thực quản.
  • Barrett thực quản: một biến chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc nhiều lần với axit dạ dày gây ra những thay đổi trong các tế bào và niêm mạc thực quản có khả năng phát triển thành tế bào ung thư. Có tới 8-15% bệnh nhân trào ngược gặp biến chứng này.

Cả viêm thực quản và Barrett thực quản đều có liên quan đến nguy cơ ung thư.

Cách chẩn đoán bệnh nhân bị trào ngược 

Trào ngược axit và ợ nóng là triệu chứng phổ biến và tương đối dễ chẩn đoán. Tuy nhiên, chúng có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác liên quan đến vùng ngực như:

  • Đau tim
  • Viêm phổi
  • Đau thành ngực
  • Thuyên tắc phổi

Trào ngược axit dạ dày thường được chẩn đoán đơn giản bằng cách thử thay đổi lại chế độ sinh hoạt hàng ngày và uống thuốc chống trào ngược axit.

Ngoài ra, khi đi khám các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ cho bạn thực hiện một số cách xét nghiệm trào ngược dạ dày dưới đây:

  • Nội soi: sử dụng hình ảnh camera
  • Sinh thiết: lấy một mẫu mô của bạn để phân tích trong phòng thí nghiệm
  • Chụp X-quang: chụp ảnh thực quản, dạ dày và tá tràng sau khi nuốt một chất lỏng màu trắng (chất tương phản) giúp cung cấp độ tương phản trên hình ảnh.
  • Đo áp lực thực quản: đo áp lực của thực quản.
  • Theo dõi trở kháng: đo tốc độ di chuyển của chất lỏng dọc theo thực quản
  • Theo dõi pH: kiểm tra độ axit

Cách làm giảm axit dạ dày

1. Sử dụng thực phẩm giảm axit dạ dày

Với 10 thực phẩm giảm axit dạ dày dưới đây còn rất có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn.

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, váng sữa,…)
  • Trà thảo mộc: khi uống nên uống chậm rãi để tinh chất từ trà ngấm dần vào niêm mạc dạ dày thực quản
  • Gừng: ăn gừng sống hoặc uống trà gừng đều được
  • Giấm táo: các axit lành mạnh và và enzym có trong giấm táo giúp trung hòa axit dạ dày
  • Nước ép rau, củ: ưu tiên những loại rau củ có màu xanh đậm vì nó có nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa

trào ngược axit dạ dày

  • Yến mạch: sử dụng yến mạch nguyên hạt rất tốt cho bệnh nhân trào ngược
  • Nha đam: dùng nha đam làm món ăn hoặc làm nước uống đều được
  • Dầu ô liu: dưới ô liu lên thức ăn hoặc lên salad sẽ hiệu quả hơn nhiều là cho ô liu vào để chiên nấu
  • Salad rau xanh

2. Thay đổi lối sống

Để giảm thiểu tần suất và mức độ của trào ngược cũng như tránh gây biến chứng về sau thì người bệnh cần áp dụng lối sống lành mạnh và thực hiện một số việc làm dưới đây:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm cân (với những người béo phì)
  • Không nằm xuống ngay sau khi ăn xong
  • Ăn từ từ, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh trình trạng ăn quá no
  • Hạn chế tối đa đồ uống có cồn, có ga và caffein
  • Không mặc quần áo bó sát, nhất là quần vì sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng

3. Sử dụng thuốc

  • Thuốc kê đơn

Các lựa chọn điều trị chính cho những người thường xuyên bị trào ngược axit trong trào ngược dạ dày thực quản là thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc kháng thụ thể H2.

PPI và thuốc kháng thụ thể H2 làm giảm sản xuất axit và giảm ợ nóng, ợ chua do trào ngược axit.

trào ngược axit dạ dày

Những loại thuốc này thường an toàn và hiệu quả, nhưng giống như bất kỳ loại thuốc kê theo đơn nào, nhưng chúng không hiệu quả với tất cả những người mắc bệnh trào ngược dạ dày (vì có những người không bị trào ngược dạ dày vì trào ngược axit dạ dày) và có thể gây ra tác dụng phụ.

Ví dụ, chúng có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa (chướng bụng, tiêu chảy) và khả hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng .


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.