Dược sĩ Dung Lê 21/05/2020
4.5/5 - (2 bình chọn)

Viêm thực quản là tình trạng viêm có thể làm tổn thương các mô của thực quản (thực quản: ống cơ đưa thức ăn từ miệng đến dạ dày). Khi thực quản bị viêm có thể gây đau, khó nuốt và đau ngực. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến viêm thực quản và cách chữa trị để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Triệu chứng viêm thực quản

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm thực quản bao gồm:

  • Khó nuốt
  • Nuốt đau
  • Đau ngực, đặc biệt là sau xương ức và xảy ra khi ăn
  • Thức ăn khi nuốt bị kẹt trong thực quản
  • Ợ nóng
  • Trào ngược axit dạ dày

viêm thực quản

trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là lứa tuổi còn quá nhỏ để giải thích cho bố mẹ biết chúng cảm thấy khó chịu hay đau đớn thế nào, các dấu hiệu viêm thực quản ở trẻ có thể bao gồm:

  • Khó khăn khi cho trẻ ăn
  • Trẻ phát triển không khỏe mạnh

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng của viêm thực quản có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu hoặc triệu chứng:

  • Kéo dài hơn một vài ngày
  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng axit không kê đơn
  • Việc ăn uống trở nên khó khăn
  • Đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng cúm, chẳng hạn như: nhức đầu, sốt và đau cơ

Một số dấu hiệu khác cho thấy bạn cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất hiện cơn đau ở ngực kéo dài hơn một vài phút
  • Nghi ngờ có thức ăn ở thực quản
  • Bạn có tiền sử bệnh tim và đau ngực
  • Bạn cảm thấy đau ở miệng hoặc cổ họng khi đang ăn
  • Khó thở hoặc đau ngực xảy ra ngay sau khi ăn
  • Nôn mửa quá nhiều, thường bị nôn mửa mạnh, khó thở, khi nôn có màu vàng/ xanh (dịch mật) hoặc chứa máu

Nguyên nhân viêm thực quản

Viêm thực quản thường được phân loại theo các nguyên nhân gây ra nó. Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm thực quản, bao gồm:

Viêm thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Cơ thắt thực quản dưới được ví như “cánh cửa” ngăn không cho các thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu “cánh cửa” này đóng mở không đúng cách, thức ăn và axit của dạ dày có thể trào ngược vào thực quản (dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng mà thức ăn và axit dạ dày trào ngược thường xuyên hoặc liên tục.

Khi axit dạ dày bào mòn niêm mạc thực quản trong một khoảng thời gian dài sẽ gây tổn thương và dẫn đến biến chứng trên niêm mạc thực quản. Biến chứng đó chính là bệnh: viêm thực quản, loét thực quản, barrett thực quản…

>>> Xem thêm: [Cập nhật 2021] Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế

Trào ngược dạ dày cần tư vấn

Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan là các tế bào bạch cầu đóng vai trò chính trong các phản ứng dị ứng. Viêm thực quản bạch cầu ái toan xảy ra với nồng độ cao của các tế bào bạch cầu này trong thực quản, có thể là do dị ứng với triệu chứng trào ngược axit dạ dày thực quản.

Trong nhiều trường hợp, viêm thực quản này có thể bị xảy ra bởi các thực phẩm như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, thịt bò… Tuy nhiên, việc xét nghiệm dị ứng thông thường không xác định rõ ràng rằng những thực phẩm ấy có phải là nguyên nhân gây viêm thực quản hay không.

viêm thực quản

Những người bị viêm thực quản bạch cầu ái toan có thể bị dị ứng bởi những thứ khác. Ví dụ, các chất gây dị ứng khi hít phải, chẳng hạn như phấn hoa cũng có thể là nguyên nhân.

Viêm thực quản lymphocytic

Viêm thực quản lymphocytic (LE) là một nguyên nhân không phổ biến trong đó có một số lượng tế bào lympho tăng lên trong niêm mạc thực quản. Viêm thực quản lymphocytic có thể liên quan đến viêm thực quản bạch cầu ái toan hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Viêm thực quản do thuốc

Một số loại thuốc uống có thể gây tổn thương mô nếu chúng tiếp xúc với niêm mạc thực quản quá lâu. Ví dụ, nếu bạn uống một viên thuốc với ít nước hoặc không có nước, bản thân viên thuốc hoặc cặn từ viên thuốc có thể vẫn còn trong thực quản. Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản bao gồm:

Các loại thuốc là nguyên nhân gây viêm thực quản nếu tiếp xúc nhiều với niêm mạc thực quản

Viêm thực quản truyền nhiễm

Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm trong các mô của thực quản có thể là nguyên nhân gây viêm thực quản truyền nhiễm. Viêm thực quản truyền nhiễm là trường hợp hiếm khi xảy ra và thường chỉ xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch kém, chẳng hạn như người nhiễm HIV/ AIDS hoặc ung thư.

Một loại nấm thường xuất hiện trong miệng gọi là Candida albicans là nguyên nhân phổ biến của viêm thực quản truyền nhiễm. Nhiễm trùng như vậy thường liên quan đến hệ thống miễn dịch kém, bệnh tiểu đường, ung thư hoặc sử dụng thuốc steroid hoặc thuốc kháng sinh.

>>> Xem thêm: Hiểu về các mức độ trào ngược dạ dày thực quản: A, B, C, D, M, N

Biến chứng

Nếu không được điều trị, viêm thực quản có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc của thực quản. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Sẹo hoặc hẹp (hẹp) thực quản
  • Rách mô niêm mạc thực quản do nôn (nếu thức ăn bị kẹt) hoặc trong khi nội soi (do viêm)
  • Thực quản Barrett, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

Điều trị viêm thực quản

Điều trị viêm thực quản còn phụ thuộc vào loại viêm thực quản mà bạn mắc phải. Dưới đây là các cách điều trị tương ứng với từng nguyên nhân gây viêm thực quản.

Điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản bạn

  • Dùng các loại thuốc giảm tiết axit
  • Sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh trào ngược dạ dày có tác dụng giảm tiết axit và làm lành tổn thương viêm loét trên niêm mạc thực quản.

Ví dụ: Hỗn dịch thảo thảo dược Anvitra.

  • Phẫu thuật để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới, để cơ thắt này ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Điều trị viêm thực quản do tăng bạch cầu ái toan

  • Thuốc kê đơn để ngăn chặn sản xuất axit
  • Áp dụng thực đơn ăn kiêng. Đây là cách để tránh ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng trong một thời gian, sau đó từ từ bổ sung chúng trở lại. Điều này có thể giúp bạn tìm ra loại thực phẩm nào là tác nhân gây viêm thực quản đối với cơ thể mình.

Điều trị viêm thực quản do thuốc

  • Thay đổi loại thuốc uống
  • Đổi thuốc uống dạng viên sang dạng lỏng
  • Thay đổi cách uống thuốc: Uống thuốc với một cốc nước đầy, giữ nguyên tư thế đứng/ ngồi sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút

Điều trị viêm thực quản do truyền nhiễm

Vì viêm thực quản truyền nhiễm xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch kém như: bị HIV, bị ung thư nên không thể chữa trị dứt điểm. Chúng ta chỉ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng khó chịu:

  • Uống trà thảo dược (cam thảo, hoa cúc,…)
  • Châm cứu
  • Tập các bài tập giãn cơ

Một số phương pháp để phòng tránh viêm thực quản

  • Tránh thức ăn có thể làm tăng trào ngược. Tránh ăn quá nhiều thực phẩm làm nặng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Ví dụ: rượu, caffeine, sô cô la, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Sử dụng thói quen uống thuốc tốt. Luôn uống một viên thuốc với nhiều nước. Không nằm nghỉ ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.
  • Giảm cân. Hình thành thói quen tập thể dục để giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
  • Tránh một số loại thuốc. Tránh dùng một số loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
  • Tránh khom lưng hoặc cúi người, đặc biệt là ngay sau khi ăn.
  • Tránh nằm sau khi ăn. Chờ ít nhất ba giờ sau khi ăn mới nằm hoặc đi ngủ.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ. Đặt các khối gỗ dưới giường để nâng cao đầu (khoảng 15 đến 20 cm). Lưu ý: Nâng cao đầu bằng cách chỉ sử dụng gối sẽ không hiệu quả và có thể gây đau mỏi lưng.

Trào ngược dạ dày cần tư vấn

Như vậy, điều trị viêm thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô ở thực quản. Nếu không được điều trị, viêm thực quản có thể làm hỏng niêm mạc thực quản và cản trở chức năng bình thường của nó, đó là khả năng di chuyển thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Viêm thực quản cũng có thể dẫn đến các biến chứng như hẹp thực quản gây khó nuốt, barrett thực quản hay nặng nhất là ung thư thực quản. Bạn đang gặp vấn đề về dạ dày, thực quản? Liên hệ ngay với Anvitra để được tư vấn!

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...