Dược sĩ Dung Lê 22/05/2020
4.5/5 - (2 bình chọn)

Bạn xuất hiện chứng ợ nóng ợ chua và thường xuyên bị nóng cổ họng? Bạn lo lắng mình mắc vấn đề về tiêu hóa và cần tìm kiếm câu trả lời chính xác trước khi đến bệnh viện? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn vì rất có thể bạn đã mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tổng quan về chứng ợ nóng ợ chua

Thực quản là một ống nối giữa khoang miệng với dạ dày. Nhiệm vụ của thực quản là để vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Khi thức ăn đã vào tới dạ dày thì cơ thắt thực quản dưới (LES) giúp ngăn chặn thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

ợ nóng ợ chua

Vì niêm mạc thực quản khác với niêm mạc dạ dày, nó không có cơ chế được bảo vệ trước sự tấn công của axit. Như vậy, nếu axit dạ dày và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, chúng có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc thực quản, gây nóng ở cổ hay chính là ợ nóng ợ chua.

Nguyên nhân gây ợ nóng ợ chua

Như đã nói ở trên, ợ nóng ợ chua thực sự là một triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và là do axit dạ dày chảy ngược trở lại thực quản. Các yếu tố nguy cơ bao gồm những yếu tố làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, cũng như các vấn đề cấu trúc cho phép trào ngược axit vào thực quản.

  • Một số thực phẩm phổ biến mà chúng ta ăn uống, làm kích thích tăng tiết axit dạ dày, đẩy nhanh mức độ và tần suất của chứng ợ nóng ợ chua. Ví dụ về các chất kích thích này bao gồm:
    • Rượu, bia
    • Cafein
    • Thuốc aspirin: có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm (biệt dược: Bayer, v.v…),
    • Thuốc ibuprofen: cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm (biệt dược: Motrin , Advil, Nuprin, v.v…)
    • Thuốc Naproxen:  thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid (biệt dược: Naprosyn, Aleve)
    • Đồ uống có ga
    • Nước ép axit (bưởi, cam, dứa,…)
    • Thực phẩm có tính axit (cà chua, bưởi và cam,…)
    • Sô cô la .

ợ nóng ợ chua

  • Hút thuốc và tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất béo cao cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chức năng của cơ thắt thực quản dưới (LES), khiến nó mở ra thường xuyên và để axit trào ngược lên thực quản.
  • Mang thai có thể gây tăng áp lực trong khoang bụng và ảnh hưởng đến chức năng của cơ thắt thực quản dưới, khiến nó bị trào ngược.
  • Béo phì cũng có thể gây tăng áp lực trong bụng và gây trào ngược theo cách tương tự như trên.

Cách điều trị ợ nóng ợ chua

Thay đổi lối sống

  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá no
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ
  • Không nằm xuống trong vòng 3 tiếng sau ăn
  • Tránh uống rượu, aspirin, ibuprofen và caffeine
  • Bỏ thuốc lá
  • Nâng cao đầu giường (hoặc sử dụng hai hay ba cái gối) để trọng lực cơ thể giupx giữ axit trong dạ dày và tránh trào ngược axit.

Thuốc chữa ức chế axit dạ dày 

Thuốc ức chế axit dạ dày có thể được dùng sau bữa ăn, khi đi ngủ hoặc khi cần thiết để ngăn tiết axit dạ dày trào ngược lên thực quản.

Trong đó, thuốc kháng Histamine (H2) là loại thuốc ngăn chặn các tác động của histamin trên các tế bào sản xuất axit của dạ dày. Điều này làm giảm sản xuất axit nhằm làm giảm triệu chứng nóng cổ họng. Một số biệt dược như:

  • Cimetidine (Tagamet)
  • Ranitidine (Zantac)
  • Famotidine (Pepcid).

Bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI) khi đi khám vì chứng ợ nóng ợ chua. Nhưng 2 loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa, gây chướng bụng, tiêu chảy.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) là một nhóm thuốc khác ngăn chặn sự sản xuất axit của dạ dày. PPI bao gồm:

  • omeprazole (Prilosec, Rapinex)
  • rabeprazole (Aciphex)
  • pantoprazole (Protonix)
  • lansoprazole (Prevacid)
  • esomeprazole (Nexium)

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để chặn chứng ợ nóng. Ưu điểm của những loại thuốc này là vừa giải quyết được triệu chứng ợ nóng ợ chua, vừa giải quyết được nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giúp ngăn ngừa tái phát dài lâu. Hãy ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có thành phần thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả. Một trong số sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng hiện nay có thể kể đến Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra – chuyên dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một lựa chọn sau cùng cho những người có diễn biến bệnh quá nặng:

  • Thực quản Barrett – giai đoạn tiền ung thư thực quản
  • Trào ngược nghiêm trọng đến mức gây khàn giọng, viêm phổi hoặc thở khò khè .

Quá trình phẫu thuật diễn ra nhằm tạo ra một van sinh lý mới để thay thế cơ thắt thực quản dưới, dưới ngăn chặn tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, chỉ nên can thiệp phẫu thuật khi bạn thực sự được bác sĩ chỉ định.

Tổng kết

  • Chứng ợ nóng là triệu chứng của một bệnh rối loạn tiêu hóa mãn tính – bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ảnh hưởng đến 20% dân số.
  • Các liệu pháp ban đầu để ngăn tiết dư thừa axit dạ dày bao gồm: thay đổi lối sống (tránh một số loại thực phẩm, rượu, thuốc kháng viêm và bỏ thuốc lá).
  • Sử dụng thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn có thể hữu ích trong việc kiểm soát các triệu chứng ợ nóng ợ chua.
  • Giảm cân có thể giúp giảm các triệu chứng ợ nóng bằng cách giảm áp lực trong ổ bụng .
  • Chứng ợ nóng không phải là một tình trạng lành tính. Nếu lơ là trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng khác như barrett thực quản hoặc ung thư thực quản.
Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...