Dược sĩ Dung Lê 13/07/2021
5/5 - (2 bình chọn)

Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì là nỗi băn khoăn của không ít người. Việc ăn nhầm thức ăn có hại rất dễ dẫn đến nóng rát, khó chịu và gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Bài viết dưới đây của Anvitra sẽ giúp bạn tìm hiểu những món ăn ngon – bổ cho người trào ngược và một số lưu ý trong cách chế biến thức ăn sao cho hiệu quả.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người trào ngược dạ dày?

Các triệu chứng chính liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản thường là: ợ chua, trào ngược acid và dịch vị, khó nuốt, đau tức vùng thượng vị và một số biểu hiện bên ngoài thực quản như: buồn nôn, ho mãn tính, hen suyễn, khàn tiếng…

Đây là căn bệnh tiêu hóa mãn tính nên thông thường, mỗi người bệnh phải bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để mua thuốc có tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid nhằm hạn chế những cơn trào ngược xảy ra, nhưng giải pháp này chỉ mang tính nhất thời. 

Tiến sĩ – Bác sĩ Leena Khaitan (Hoa Kỳ) cho biết: Thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến chứng trào ngược acid, đồng thời giúp người bệnh tránh các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc hay phẫu thuật”.

Cũng theo đánh giá của Viện nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ, những bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày có các triệu chứng ít thường xuyên và ít nghiêm trọng hơn so với những bệnh nhân không có một chế độ ăn hợp lý, khoa học. 

Nguyên tắc chung trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày

Mục đích của chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày là: loại bỏ các triệu chứng, bao gồm: ợ nóng, đau tức ngực, vướng nghẹn cổ, đắng miệng… Do đó, với chế độ ăn của người trào ngược (theo verywellfit), người bệnh cần ăn nhiều rau chứa chất xơ và thực phẩm ít béo. Đồng thời tránh thực phẩm cay, nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán, trái cây nhiều acid và rượu bia, thuốc lá.

Ngoài ra, chế độ ăn kiêng của người trào ngược nên được điều chỉnh theo từng cá nhân, vì không phải ai cũng dễ bị trào ngược với cùng một loại thực phẩm giống nhau. Trước tiên, bạn hãy “nằm lòng” những thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống cân bằng với rau xanh, protein và các loại trái cây là thực đơn tốt nhất cho người trào ngược. Dưới đây là 9 thực phẩm dễ tiêu và hạn chế tiết acid dạ dày mà bạn nên ăn thường xuyên.

 Ức gà

So với các loại thịt khác, ức gà là nguồn protein tuyệt vời, chứa ít calorie và là loại thịt dễ tiêu hóa nhất. Ức gà còn giúp tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa nhờ các acid amin và vitamin có trong nó. 

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 110gr ức gà không da, không xương chỉ chứa 110 calo, 26gr protein, 1gr chất béo, 75ml cholesterol, 85ml natri, 0gr đường.

Để chế biến ức gà sao cho ngon miệng và chứa ít calo nhất, bạn có thể làm các món ăn sau:

  • Salad ức gà + trái cây + sữa chua không đường
  • Ức gà nướng với cần tây
  • Ức gà xào nấm (dùng dầu ô liu thay cho dầu thực vật thông thường)

 Nước lọc

Theo tạp chí health, trong một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, việc uống nước lọc đã giúp vô hiệu hóa pepsin, một loại enzym liên quan đến việc sản xuất acid clohydric (loại acid được tìm thấy trong dạ dày).

Với độ pH ở mức 7.0 (mức trung tính), khi uống đủ nước lọc mỗi ngày, độ pH trong dạ dày sẽ tăng lên và nồng độ acid trong dạ dày giảm đi. Từ đó, hạn chế tình trạng trào ngược do dư thừa acid.

 Gừng

Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Theo y học cổ truyền, gừng giúp làm dịu cơn đau bụng vì có tính ấm. Đồng thời, theo y học hiện đại (Mohammad Sharrif Moghaddasi1, A Review on Zingiber officinale) gừng có 5 công dụng tuyệt vời cho cơ thể, gồm: chống viêm, tăng co bóp tim mạch, chống oxy hóa, chống loét và chống nôn. Đặc biệt, công dụng chống nôn của của gừng là vô cùng hiệu quả đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản – triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược.

Cách sử dụng gừng vừa thơm ngon, dễ thực hiện, lại cầm nôn hiệu quả cho người trào ngược: 

  • Cách 1: Nước gừng với đường phèn
  • Cách 2: Trà gừng, mật ong
  • Cách 3: Siro gừng ngâm mật ong
  • Cách 4: Uống các sản phẩm được chế biến từ gừng có hàm lượng đạt chuẩn

>> Xem thêm: Trị trào ngược dạ dày bằng gừng: an toàn, lành tính, hiệu quả để biết cụ thể 

 Dưa hấu

Là một loại trái cây rất phổ biến ở nước ta, dưa hấu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A và axit amin. Do hàm lượng nước cao nên khi ăn loại quả này bạn sẽ không lo bị đầy hơi, khó tiêu, không những thế nó còn giúp cơ thể ngậm nước, trung hòa acid trong dạ dày và giảm trào ngược.

Vào mùa hè, không gì bằng một miếng dưa hấu ngọt lịm và mọng nước, đúng không nào?

Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép dưa hấu đều rất tốt.

 Gạo lứt

Nếu như bạn là người không thể thiếu cơm trong mỗi bữa ăn, trong khi đó gạo trắng lại có quá nhiều carbohydrate khiến dạ dày đầy hơi, khó tiêu. Vậy thì gạo lứt là sự lựa chọn lý tưởng, bởi gạo lứt có nhiều chất xơ mà lại chứa ít carbohydrate hơn gạo trắng, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Hơn nữa, loại gạo này cũng rất phù hợp với người cần giảm cân.

  • Lượng calo: 216 
  • Carb: 44 gram
  • Chất xơ: 3.5 gram
  • Chất béo: 1.8 gram
  • Chất đạm: 5 gram
  • Thiamin (B1): 12% RDI
  • Niacin (B3): 15% RDI
  • Pyridoxine (B6): 14% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Mangan: 88% RDI
  • Selenium: 27% RDI

(Theo Healthline)

Như vậy, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, vừa tốt cho tiêu hóa, hạn chế đầy bụng, khó tiêu, vừa hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Để nấu cơm gạo lứt ngon và đầy đủ dưỡng chất, bạn cần ngâm gạo khoảng 45p-1h để gạo mềm và dẻo. Khi cơm chín, chưa nên xới ra ăn vội mà hãy để trong nồi 10-15p cho gạo mềm và nở ra. Đây là một số cách chế biến gạo lứt thơm ngon và bổ dưỡng: 

  • Salad gạo lứt với rau xanh, cà chua
  • Gạo lứt rang
  • Cháo gạo lứt

 Bột yến mạch

Một bữa sáng với nhiều tinh bột, thịt hay đồ chiên rán đều khiến dạ dày thực quản trở nên khó chịu hơn. Thay vào đó, hãy lựa chọn ăn bột yến mạch. Trong yến mạch có nhiều chất xơ, nó cung cấp vừa đủ lượng calo cần thiết cho bữa sáng, không khiến bạn cảm thấy ọc ách, khó tiêu

  • Lượng calo: 389
  • Nước: 8%
  • Chất đạm: 16,9 gam
  • Carbs: 66,3 gram
  • Đường: 0 gram
  • Chất xơ: 10,6 gram
  • Chất béo: 6,9 gam

Carbs trong yến mạch chủ yếu là tinh bột và chất xơ. Ngoài ra, thực phẩm này cũng chứa nhiều protein và chất béo hơn hầu hết các loại ngũ cốc khác và là nguồn cung cấp beta glucan dồi dào – một chất xơ hòa tan mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bạn hoàn toàn có thể làm nhiều món ngon từ bột yến mạch để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn của mình. Hãy thử 4 cách chế biến bột yến mạch sau đây:

  • Cháo yến mạch
  • Yến mạch với sữa chua
  • Bánh kếp yến mạch - Sữa tươi với yến mạch

Khoai tây

Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều carbohydrate lành mạnh, chất xơ dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do lượng calo từ khoai tây cũng rất thấp nên đây một trong những thực phẩm mà người trào ngược nên ăn.

  • Lượng calo: 161
  • Chất béo: 0,2 gram
  • Chất đạm: 4,3 gram
  • Carb: 36,6 gram
  • Chất xơ: 3,8 gam
  • Vitamin C: 28% RDI
  • Vitamin B6: 27% RDI
  • Kali: 26% RDI
  • Mangan: 19% RDI
  • Magiê: 12% RDI
  • Phốt pho: 12% RDI
  • Folate: 12% RDI

(Theo Healthline)

Lưu ý: Hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây có thể sẽ khác nhau do cách chế biến khác nhau. Ví dụ, khoai tây chiên sẽ bổ sung nhiều calo và chất béo hơn so với khoai tây nướng và hấp. Ngoài ra, khoai tây khi gọt vỏ cũng làm giảm đi một lượng lớn vitamin và khoáng chất.

Khoa học cũng chứng minh, khoai tây còn là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả bởi chúng giúp chống lại hàm lượng calo dư thừa trong cơ thể. Một số cách chế biến khoai tây vừa ngon miệng lại đảm bảo bạn hấp thụ được dinh dưỡng tối đa từ thực phẩm này:

  • Khoai tây hấp
  • Khoai tây hấp dầm sữa chua
  • Salad khoai tây
  • Khoai tây nghiền trộn sữa tươi không đường
  • Khoai tây nướng 

Chú ý: Không nấu chung khoai tây với hành tây hoặc tỏi. Nguyên nhân là do hành tây và tỏi là hai thực phẩm rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu và có thể gây kích thích trào ngược acid dạ dày.

 Cần tây

Cần tây là một loại rau ít calo, giúp giảm mức cholesterol, giảm đau do viêm khớp, giảm cân nhanh và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Cả cọng và lá cần tây đều có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ tiêu hóa.

Đặc biệt, cần tây còn có công dụng chống viêm mạnh mẽ. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy lá cần tây ảnh hưởng đến cytokine, là các phân tử truyền tin của hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm về tác dụng chống viêm trong cơ thể. Nhờ đó, cần tây giúp phòng ngừa viêm thực quản hữu hiệu – một trong những biến chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản. 

  • Lượng calo: 14 
  • Carb: 2,97 gram
  • Nước: 95,43 gram
  • Chất đạm: 0,69 gram
  • Chất béo: 0,17 gram
  • Chất xơ: 1,6 gram
  • Canxi: 40 mg
  • Sắt: 0,2 mg
  • Magie: 11 mg
  • Kali: 260 mg
  • Natri: 80 mg
  • Vitamin A: 449 IU

(Theo organicfacts)

Bạn có thể sử dụng cần tây để làm nước ép hoặc các món salad. Một số món chế biến từ cần tây rất tốt cho sức khỏe như:

  • Salad cần tây với táo và các loại hạt
  • Nước ép cần tây
  • Nước ép cần tây + táo + lê (thơm ngon và dễ uống hơn nước ép cần tây nguyên chất)
  • Các món xào: cần tây xào ức gà, miến xào cần tây, tôm xào cần tây, cà chua xào cần tây, mộc nhĩ xào cần tây,...

Hạt thì là

  • Lượng calo: 4
  • Vitamin C: 8% nhu cầu hàng ngày (DV)
  • Mangan: 5% DV
  • Vitamin A: 4% DV
  • Folate: 3% DV
  • Sắt: 3% DV

(Theo Healthline)

Tuy nhiên, thì là tươi thường chỉ được sử dụng như một gia vị cho món ăn (khoảng 9 gram mỗi ngày) nên dinh dưỡng nhận được khá là ít. Do đó, bạn có thể sử dụng hạt thì là với lượng dinh dưỡng tương tự. Một muỗng hạt thì là (6,6 gram) cung cấp: 

  • 8% DV canxi
  • 6% DV sắt
  • 1–5% DV magie, mangan, phốt pho và kali.

Hạt thì là giúp điều trị chứng ợ nóng do có thành phần phytoestrogen. Hợp chất này sẽ ức chế quá trình co thắt cơ bắp và ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản. 

Cách sử dụng hạt thì là tốt nhất là hãm trà uống hàng ngày. Một tách trà thì là sẽ giúp giảm cảm giác đầy hơi, khó tiêu, đau bụng và nóng rát bên trong. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tối đa và ngăn ngừa táo bón. 

>> Xem thêm: Bài tập chữa trào ngược dạ dày – con dao 2 lưỡi nếu không làm đúng

Người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng gì?

Nói chung, người bệnh trào ngược dạ dày nên tránh bất kỳ thực phẩm nào có nhiều chất béo, nhiều acid hoặc chứa nhiều caffein. Các loại thực phẩm mà người trào ngược dạ dày không nên ăn bao gồm:

Rượu, bia – Gây tăng tiết acid dạ dày

Khi uống các thực phẩm chứa cồn như rượu, bia sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid dạ dày. Bởi theo gerdhelp rượu, bia có thể làm tăng tiết acid dạ dày cũng như làm chết đi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. 

Đồng thời, rượu, bia còn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản dẫn đến viêm, loét do sự bào mòn của quá nhiều acid. Vì thế, người bệnh nên ưu tiên chọn đồ uống làm từ trà thảo mộc hay đơn giản là nước lọc.

Nước uống có ga – Gây giãn mở cơ thắt thực quản dưới

Pubmed cho biết, đồ uống có ga có những đặc tính riêng có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản, vì nó có tính acid cao và cacbon hóa. Ngoài ra, thức uống này còn có thể làm giảm trương lực cơ thắt thực quản dưới (“chiếc van” chống trào ngược), khiến cơ thắt này mở ra thường xuyên hơn, làm gia tăng sự trào ngược acid và thức ăn từ dạ dày lên thực quản. 

Do đó, việc hạn chế các loại đồ uống có ga thường được khuyến cáo như một phần của việc điều chỉnh lối sống cho bệnh nhân trào ngược.

Socola – Gây giãn mở cơ thắt thực quản dưới

Dù socola là món ăn vặt khoái khẩu của không ít người thì theo medicalnewstoday, thực phẩm này có chứa methylxanthine, một chất tự nhiên gây kích thích giãn mở cơ thắt thực quản dưới. Kết quả là, acid trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc thực quản tiếp xúc với acid trong thời gian dài và bị tổn thương.

Ngoài ra, socola cũng có chứa nhiều chất béo giống như các thực phẩm chiên rán nên nếu ăn nhiều chúng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn.

Thực phẩm giàu chất béo – Gây đầy hơi, khó tiêu

Khi ăn những thực phẩm nhiều chất béo, các hormone cholecystokinin sẽ bị kích thích giải phóng khiến cơ thắt thực quản dưới giãn mở, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản và gây khó chịu cho người bệnh. 

Hơn nữa, các thực phẩm giàu chất béo còn cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn những thực phẩm lành mạnh khác nên càng gây chướng bụng, khó tiêu. Trong đó, thực phẩm chiên rán hay sữa nguyên kem là “thủ phạm” chính. Thêm vào đó, có thể kể đến một số thực phẩm như: sữa béo, kem, các loại nước sốt, phô mai, thịt ba chỉ, da gà,…

Thực phẩm cay – Gây khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy

Theo nghiên cứu khoa học của ncbi, đồ ăn cay nóng làm cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn theo hai cách: một là chất capsaicin (hoạt chất tạo ra vị cay, không được hòa tan trong nước) có trong thực phẩm cay sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn; hai là nó gây kích ứng niêm mạc dạ dày gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Thực phẩm có tính acid – Gây tăng tiết acid dạ dày

Đây là tác nhân phổ biến gây tăng tiết acid dạ dày ở những bệnh nhân trào ngược. Các loại thực phẩm nhiều acid ví dụ như: mận, cam, chanh, bưởi, cà chua, dứa,… đều có hàm lượng acid cao, góp phần làm tăng tiết acid trong dạ dày.

Tỏi – Gây đầy hơi, khó tiêu

Theo heathline, dù bạn có bị trào ngược  hay không thì việc ăn nhiều tỏi cũng gây ra chứng ợ nóng, đau bụng. Ngoài ra, thực phẩm này còn dẫn đến ợ chua ở những người bị trào ngược acid dạ dày. 

Đặc biệt, khi ăn quá nhiều tỏi sống, người bệnh còn dễ gặp một số phản ứng phụ như: buồn nôn, chóng mặt, đỏ bừng mặt.

Hành tây – Gây giãn mở cơ thắt thực quản dưới và trào ngược acid dạ dày

Cũng giống như tỏi, hành tây khiến kích thích sản xuất acid dư thừa trong dạ dày đối với người trào ngược, là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ợ nóng. Ăn nhiều hành tây cũng có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới và gây ra chứng ợ chua. 

Ngoài ra, hành tây có nhiều chất xơ có thể lên men, dễ làm trầm trọng thêm các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày.

Lưu ý cách chế biến thức ăn tốt cho người trào ngược

Ngoài việc ghi nhớ trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thì người bệnh cũng cần lưu ý 4 vấn đề sau trong cách chế biến:

  • Thứ nhất, hạn chế đồ chiên, rán vì có nhiều dầu mỡ và chất béo, dễ gây khó tiêu, tăng tiết acid dạ dày và làm giãn cơ thắt thực quản dưới.
  • Thứ hai, ưu tiên đồ ăn hấp, luộc để giữ nguyên dưỡng chất, đồng thời cũng dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Thứ ba, nếu đồ hấp, luộc khiến bạn nhàm chán thì hãy thay bằng nướng, chẳng hạn như nướng thịt hay rau củ. Cách chế biến này không chỉ giúp thức ăn thêm đậm đà mà còn không gây ngán như luộc hay khó tiêu như đồ chiên, rán.
  • Thứ tư, khi chế biến các món ăn từ các loại đậu, hãy ngâm đậu qua đêm và chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh chất carbohydrate trong đậu khiến người bệnh bị đầy hơi, khó tiêu.

Giải pháp hỗ trợ điều trị trào ngược hiệu quản tại nhà

Dù việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học là rất tốt cho người trào ngược nhưng với nhiều người, phương pháp này vẫn chưa đủ để chấm dứt những cơn khó chịu do trào ngược gây ra. Vậy thì bổ sung các sản phẩm hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn tìm lại cơ thể khỏe mạnh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hỗn dịch thảo dược Anvitra nhờ việc kết hợp 8 loại thảo dược thiên nhiên theo nguyên lý y học hiện đại, ANVITRA mang đến 5 tác dụng chính, bao gồm:

  • Giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như: ợ nóng, ợ hơi, nôn, buồn nôn, nóng rát ngực, viêm họng, đắng miệng… 
  • Tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới
  • Giảm tiết acid và trung hòa acid dạ dày
  • Tăng tháo rỗng dạ dày
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản, làm lành vết loét

Sau 1-2 tháng sử dụng, người bệnh sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực. Sản phẩm cũng có bán tại 3000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Xem thêm thông tin về Anvitra trên dantri.com.vn

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp câu hỏi “trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?”, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết về các vấn đề xoay quanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay sản phẩm Anvitra, bạn có thể để lại bình luận ở phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline miễn cước 1800 234 558

>> Xem thêm: Đi khám trào ngược dạ dày như thế nào? Đi ở đâu thì tốt?

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...