Dược sĩ Dung Lê 14/09/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Đôi khi bạn bị co thắt ở vùng dạ dày, cảm giác này không rõ ràng là triệu chứng đau hay bị co rút. Nó có thể lặp đi lặp lại khiến bạn khó chịu và băn khoăn, lo lắng. Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề co thắt dạ dày cũng như các loại thuốc chữa bệnh co thắt dạ dày này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật cặn kẽ về vấn đề này nhé.

Co thắt dạ dày là gì?

Co thắt dạ dày là sự co thắt của cơ thành dạ dày của bạn. Tùy thuộc vào mức độ co thắt, bạn có thể cảm thấy co giật nhẹ hoặc cơn co thắt dạ dày. Ngoài triệu chứng đặc trưng là những cơn đau thắt đột ngột tại dạ dày, cơn đau có thể kéo dài vài phút cho đến hàng giờ, thì người bệnh còn có các triệu chứng khác giống với bệnh đau dạ dày như buồn nôn và nôn, đầy hơi, chướng bụng, ớn lạnh, đôi khi nghe thấy tiếng động trong dạ dày hoặc kèm theo bị tiêu chảy.

Trong hầu hết các trường hợp, co thắt dạ dày là vô hại, nhưng chúng có thể là triệu chứng của một bệnh lý có từ trước. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây co thắt dạ dày bệnh lý sau để có quyết định đi thăm khám bác sỹ kịp thời.

Nguyên nhân gây co thắt dạ dày

Nguyên nhân tại dạ dày

Bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên co thắt dạ dày. Bởi vì khi dạ dày – tá tràng bị viêm loét, hệ thần kinh, mạch máu dạ dày dễ bị tác động bị tổn thương nên gây ra hiện tượng co thắt dạ dày.

Căng cơ do vận động quá mức

Co thắt do căng cơ rất dễ xảy ra ở những người tập thể dục gắng sức và thường xuyên, đặc biệt là động tác gập người và ngồi dậy. Bên cạnh việc căng cơ thành bụng có thể kèm theo căng cơ dạ dày gây ra triệu chứng co thắt dạ dày

Đầy hơi

Dạ dày đầy hơi cũng có thể dẫn đến co thắt các cơ của đường tiêu hóa, trong đó có cơ dạ dày là do cơ thể đang cố gắng đẩy hơi ra. Nếu như bạn bị đầy hơi, bạn có thể có thêm những triệu chứng sau đây:

  • Bụng căng đầy hơi;
  • Đau bụng;
  • Cảm giác no, đầy bụng;
  • Trung tiện hay ợ nhiều. 

Nguyên nhân ngoài dạ dày

Mất nước

Hiện tượng mất nước dẫn đến mất các chất điện giải xảy ra do đổ mồ hôi, nôn ói và tiêu chảy có thể dẫn đến co thắt các cơ trên toàn cơ thể, bao gồm cả cơ trong dạ dày. Tình trạng này xảy ra do cơ cần các chất điện giải như canxi, natri và magie để hoạt động một cách bình thường. Khi chúng bị mất các chất điện giải này, các cơ có thể bắt đầu hoạt động bất thường và co thắt lại.  Các triệu chứng khác của mất nước:

  • Rất khát nước;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Nước tiểu sậm màu.

Do hành kinh ở phụ nữ

Phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt có khả năng bị co thắt dạ dày cao hơn so với người bình thường. Thường là vào ngày đầu hoặc ngày thứ 2 trong thời gian hành kinh, các cơn co thắt dạ dày sẽ xuất hiện. Nguyên nhân là do phản xạ của cơ thể co bóp cơ tử cung đẩy kinh ra ngoài. Cơ dạ dày và cơ tử cung đều là cơ trơn nên đều có ảnh hưởng.

Do căng thẳng kéo dài

Căng thẳng sẽ làm cho việc tiết acid trong dịch vị dạ dày tăng lên tác động đến thành dạ dày gây co thắt. Đây là hiện tượng co thắt có cơ chế giống như người bị viêm loét dạ dày

>> Xem thêm: 5 cách giảm đau dạ dày ban đêm để có một giấc ngủ ngon

Thuốc chống co thắt dạ dày tây y: tác dụng và tác dụng không mong muốn cần lưu ý

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết xin được cảnh báo đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau. Bạn đọc chỉ tham khảo để biết, chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc để sử dụng.

Nhóm thuốc có tính hướng thần kinh chi phối cơ trơn dạ dày

  • Hóa chất, thuốc gây tê ngọn dây cảm giác ở dạ dày: khí CO2, natri citrat, procain
  • Thuốc ức chế phó giao cảm (thần kinh chi phối cảm giác và vận động của dạ dày): Atropin, scopolamin, benzatropin
  • Thuốc kháng histamin H1: ngoài kháng H1, thuốc có tác dụng an thần kinh, giảm kích thích dạ dày – Diphenhydramin, hydroxyzin, cinnarizin, cyclizin, promethazin. 

Nhóm thuốc chống co thắt dạ dày có tính giãn cơ

  • Hyoscine butylbromide: có tác dụng làm giảm co thắt và đau bất thường ở bàng quang, dạ dày và ống tiêu hóa.  
  • Buscopan: thuốc có tác dụng chống co thắt trên cơ trơn dạ dày ruột, mật, đường niệu – sinh dục… trong các bệnh lý: hội chứng kích thích ruột, loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, viêm tụy, đau bụng kinh, viêm bể thận, viêm bàng quang, sỏi thận…
  • Papaverin: thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn do có khả năng ức chế phosphoryl hóa, ngăn co cơ, có tác dụng hủy sự co thắt do serotonin, acetylcholin, bradykinin sinh ra.
  • Spasmaverin: điều trị triệu chứng các biểu hiện đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật, đau do co thắt vùng tiết niệu – sinh dục (đau bụng kinh, đau khi sinh, đau quặn thận và đau đường niệu, dọa sẩy thai, cơn co tử cung cường tính). Spasmaverine có thể sử dụng trong trường hợp tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

>> Xem thêm: Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Các vị thuốc thảo dược chống co thắt dạ dày

Nhiều loại thuốc tây y được sử dụng trong điều trị co thắt dạ dày hiệu quả, tuy nhiên cũng tiềm ẩn khá nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy sử dụng các loại thảo dược tự nhiên là 1 lựa chọn khá hợp lý cho nhiều bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả tác dụng, dễ dùng, tiện lợi và khá phổ biến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các vị thuốc giảm co thắt dạ dày từ thảo dược ở phần dưới đây nhé.

Gừng – Loại thảo dược chống co thắt dạ dày hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Đây là loại thảo dược sẵn có trong tự nhiên, thường được sử dụng làm gia vị trong các món ăn hàng ngày. Bộ phận dùng là thân rễ cây gừng (tên khoa học: Zingiber officinalis). Gừng chứa nhiều hoạt chất tinh dầu; có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, sát trùng, kháng sinh, chống viêm, chống nôn, chống co thắt, chống oxy hóa. Trên y học lâm sàng, gừng được sử dụng làm tăng tiết dịch vị và là một loại thuốc bổ kích thích hệ tiêu hóa; làm giảm chuột rút, đầy hơi và buồn nôn. 

Các loại tinh dầu dễ bay hơi trong gừng như (zingiberene, b-bisabolene) có tác dụng chống cholesterol, chống oxy hóa, giảm đau, rubefacient và chống co thắt.

 Chú ý khi sử dụng: do có tính nóng nên cần sử dụng với liều lượng hợp lý để chống gây nóng rát dạ dày.

Tương tác: tăng hấp thu tất cả các loại thuốc. Có thể làm giảm hấp thu sắt và các vitamin tan trong chất béo.

Mộc Hương

Mộc hương là vị thảo dược được sử dụng từ lâu đời trong các bài thuốc trị đau bụng đi ngoài, khó tiêu. Từ thời ông cha ta, đây là vị thuốc giảm co thắt dạ dày phổ biến mà hầu như nhà nào cũng có để dự phòng.

Bộ phận sử dụng là rễ cây mộc hương (Saussurea lappa). Tại Việt Nam, mộc hương được trồng ở Sapa, Tam Ðảo, Ðà Lạt và các vùng phụ cận.

Thành phần hoá học của mộc hương có chứa tinh dầu, sassurin, chất nhựa.

Các tác dụng dược lý được nghiên cứu từ mộc hương là chống viêm loét, bảo vệ dạ dày, giảm co thắt cơ trơn dạ dày, kháng vi khuẩn H. Pylori. Tác dụng chống co thắt cơ trơn dạ dày của mộc hương do thành phần Dehydrocostuslacton đem lại 

Hiện nay Mộc hương không chỉ được sử dụng trong các dạng thuốc cổ truyền mà còn được bào chế dưới 1 số dạng chế phẩm hiện đại, dùng chữa các bệnh tiêu chảy, đau bụng (theo G.S Đỗ Tất Lợi _ Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Cúc la mã

Bộ phận sử dụng là hoa của cây cúc Matricaria recutita. Thành phần hoá học có chứa các loại tinh dầu dễ bay hơi coumarin (umbelliferone), flavonoid.

Cúc la mã có tác dụng an thần nhẹ hệ thần kinh, chống co thắt, giảm đau, chống viêm, sát trùng, chống nôn, kháng khuẩn, chống loét, chống dị ứng. Tác dụng chống co thắt do các thành phần hoạt chất tinh dầu như bisabolol, chamazulene, azulene & Các flavonoid trong cúc la mã như apigenin chịu trách nhiệm chính.

Chú ý: cúc la mã có thể gây giãn cơ trơn tử cung và do đó có thể góp phần gây sẩy thai ở phụ nữ có thai, đặc biệt là trước 12 tuần.

Bạc hà âu

Bộ phận sử dụng là phần trên mặt đất của cây bạc hà âu Mentha piperita, thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae.

Thành phần hoá học có trong bạc hà âu chủ yếu là các loại tinh dầu dễ bay hơi (2%) chứa methol, menthone và jasmone, acid phenolic (rosmarinic, chlorogenic, caffeic), flavonoid (luteolin, rutin, hesperidin).

Bạc hà âu có tác dụng giảm co thắt, làm ra mồ hôi cho những trường hợp cảm sốt, chống nôn, gây hưng phấn thần kinh, chống nhiễm khuẩn, giảm đau, kháng khuẩn.

Hoạt chất tinh dầu dễ bay hơi hoạt động như một chất gây tê nhẹ đối với thành dạ dày, giúp giảm cảm giác buồn nôn khi đi du lịch hoặc mang thai. Tinh dầu được sử dụng tại chỗ cho bệnh thấp khớp, bong gân và căng cơ.

Chú ý: thành phần tinh dầu trong bạc hà có thể gây nóng rát hoặc kích ứng khi dùng tại chỗ, đồng thời hoạt chất menthol trong tinh dầu có thể gây kích thích thần kinh trung ương vì thế thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ.  

Cây Hoa bia – Một loại thảo dược mọc hoang ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ

Tên khoa học của cây Hoa bia là Humulus lupulus, thuộc họ Cannabinaceae.                          

Bộ phận dùng là hoa của cây hoa bia. Trong hoa bia có các thành phần hoá học chính là nhựa oleo có chứa chất đắng (acylphloroglucides, humulone, lupulone, valerianic acid), tinh dầu dễ bay hơi (humulene), tannin, chất estrogen, flavonoid và các chất khác.

Hoa bia có các tác dụng dược lý đã được ghi nhận như an thần, lợi tiểu, giảm đau, chống vi khuẩn (tại chỗ), làm săn se, chống co thắt, kích thích tình dục.

Trên lâm sàng sử dụng hoa bia cho các trường hợp mất ngủ, bệnh lý dạ dày do căng thẳng thần kinh. Thành phần các loại tinh dầu dễ bay hơi bao gồm humulene có tác dụng an thần, thôi miên, giảm đau, sát trùng, giảm đau và chống co thắt .

Chống chỉ định: đối với các bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm việc sử dụng Hoa bia có thể làm tăng các triệu chứng trầm cảm.

Cam thảo bắc – Vị thảo dược được sử dụng nhiều trong các bệnh lý trị viêm loét dạ dày

Bộ phận sử dụng là rễ của cây cam thảo bắc – glycyrrhiza uralensis, thuộc họ Đậu.

Cam thảo có chứa các thành phần hoá học bao gồm các loại đường (glucose, saccharose), coumarin, acid ferulic, flavonid, Glycyrrhizin.

Tác dụng dược lý được nghiên cứu của vị thảo dược cam thảo là chống viêm, chống loét dạ dày, và ức chế co thắt cơ trơn đường tiêu hoá.

Cam thảo còn có tác dụng chống loét dạ dày trên lâm sàng do cơ chế giảm tiết acid.

Chú ý: do các thành phần trong cam thảo khi dùng lâu có thể gây giữ nước vì thế cần thận trọng khi sử dụng, tránh dùng dài ngày.

(theo GS-Đỗ Tất Lợi – Cây thuốc và vị Thuốc Việt Nam)

Thảo dược vốn là thế mạnh của Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại để chiết xuất được đúng hoạt chất có tác dụng dược lý trong thảo dược, đưa vào các sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp các sản phẩm này có tác dụng điều trị các biểu hiện co thắt dạ dày do nguyên nhân viêm loét và trào ngược dạ dày. Bạn đọc có thể tìm hiểu về một sản phẩm rất uy tín trên thị trường hiện nay là hỗn dịch ANVITRA của công ty Anvy với dây chuyền chiết xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á của Đức. 

Bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn xem TẠI ĐÂY     

>> Xem thêm: Thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày: 5 lợi ích và 3 tác hại

Làm gì khi bị co thắt dạ dày? Tìm hiểu thêm về biện pháp hỗ trợ giảm co thắt dạ dày an toàn không cần dùng thuốc

Làm gì khi bạn bị co thắt dạ dày

Khi có biểu hiện co thắt dạ dày bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra triệu chứng. Nếu là nguyên nhân từ các thói quen sinh hoạt hay luyện tập thì bạn nên điều chỉnh để tình trạng co thắt không xảy ra nữa tránh làm tổn thương dạ dày. Nếu có các triệu chứng bệnh khác đi kèm thì bạn nên đi khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Các loại thuốc dùng để điều trị co thắt dạ dày mặc dù có tác dụng nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh, nhưng đồng thời chúng lại gây ra những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, khi sử dụng bạn cần thận trọng, dùng đúng theo liều lượng và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp chữa co thắt dạ dày không dùng thuốc dưới đây.

Biện pháp hỗ trợ giảm co thắt dạ dày không dùng thuốc

Một số biện pháp giảm co thắt dạ dày không dùng thuốc bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay tại nhà:

  • Sử dụng một túi chườm nóng lên bụng hoặc để sau lưng để giảm các cơn đau tạm thời.
  • Massage thư giãn cơ vùng bụng
  • Chỉ nên ăn các loại thực phẩm có dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như trứng, sữa, các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tăng cường ăn rau củ tươi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có hại cho dạ dày như các đồ ăn cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều acid, các đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn vội vàng, tránh ăn khuya.
  • Để giúp giảm thiểu cường độ của các cơn co thắt dạ dày, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm.
  • Nên vận động và tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp với cơ thể. Điều này giúp cho cơ thể của bạn khỏe mạnh, cũng là để dạ dày quen với các vận động rèn luyện
  • Điều chỉnh hơi thở như một liệu pháp vật lý hiệu quả, hãy cố gắng chuyển hướng các cơn đau qua những vị trí khác bằng cách điều hướng hơi thở của mình. Khi các cơn đau xuất hiện, bạn hãy liên tục thở nhanh và nông cho đến khi cảm thấy các cơn đau có dấu hiệu giảm đi.

Bệnh co thắt dạ dày nếu như không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện bệnh bạn nên đi khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị.

 Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về bệnh co thắt dạ dày cũng như các phương pháp điều trị bệnh. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn phí 1800 234 558. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và kiểm soát sức khỏe của mình thật tốt!

>> Xem thêm: [Cảnh báo] Trào ngược dạ dày thực quản độ A nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...