Dược sĩ Dung Lê 28/10/2021
5/5 - (2 bình chọn)

Trào ngược dạ dày lưỡi trắng không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất tự tin trong khi giao tiếp, nó còn có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nếu không điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết và 7 mẹo khắc phục lưỡi trắng do trào ngược dạ dày tại nhà siêu hiệu quả.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây ra tình trạng lưỡi trắng?

Khi bạn bị trào ngược dạ dày, dịch acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và có thể vào miệng, làm tổn thương niêm mạc miệng, đồng thời làm thay đổi môi trường trong khoang miệng của bạn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm phát triển, đặc biệt là nấm Candida gây ra tình trạng lưỡi trắng.

Bình thường nấm Candida sống trên da và bên trong cơ thể ở một số vị trí như: miệng, họng, ruột, mà không gây ra bất kì vấn đề gì. Nhưng khi cơ thể bị mất cân bằng hoặc suy giảm miễn dịch, nấm sẽ phát triển quá mức khiến cho cơ thể bị nhiễm nấm. 

>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày: Khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa

Biểu hiện của trào ngược dạ dày lưỡi trắng

Tình trạng lưỡi trắng khi bị trào ngược dạ dày thường do nấm Candida gây ra, nên sẽ có các biểu hiện sau đây:

  • Lưỡi hơi sưng, xuất hiện các vết (đốm) dày màu trắng hoặc kem trên lưỡi, má trong, nướu, amidan hoặc môi của bạn
  • Các vết này có thể liên kết với nhau tạo thành các mảng có màu xám hoặc hơi vàng
  • Khi cạo các vết màu trắng hoặc kem này có thể gây chảy máu nhẹ
  • Cảm giác đau, nóng rát trong miệng
  • Bạn cũng có thể cảm thấy như có một lớp bông trong miệng của mình
  • Da khô, nứt nẻ ở khóe miệng
  • Mất vị giác hoặc cảm thấy có vị khó chịu trong miệng
  • Khó nuốt
  • Bên cạnh các triệu chứng trên, bạn sẽ thường xuất hiện những triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày như: ơ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát vùng thượng vị…

>> Xem thêm: Mách bạn 5 mẹo xua tan nỗi lo hôi miệng do hở van dạ dày

Trào ngược dạ dày lưỡi trắng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày lưỡi trắng thường không quá nguy hiểm khi bạn điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu không điều kịp thời hoặc điều trị không triệt để, nấm có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như: tim, não, phổi… Đặc biệt, nấm có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy bạn cần có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm: Đi khám trào ngược dạ dày như thế nào? Ở đâu thì tốt?

7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà hiệu quả

1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách

Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm nấm miệng ở người bị trào ngược dạ dày, làm nặng thêm tình trạng lưỡi trắng. Vì vậy để hạn chế tình trạng lưỡi trắng do trào ngược dạ dày bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Bạn nên chọn cho mình những loại bàn chải đánh răng mềm để tránh làm tổn thương nướu, lưỡi và các vùng xung quanh, hạn chế sự lây lan của nấm sang các vùng khác.
  • Đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày để làm sạch vi khuẩn, loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa.
  • Sử dụng dụng cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng, nhẹ nhàng cạo lưỡi từ sau ra trước để loại bỏ lớp mảng trắng bám trên lưỡi.
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
  • Thay bàn chải đánh răng sau khi kết thúc quá trình điều trị nấm để tránh tái nhiễm.

2. Sử dụng baking soda

Baking soda cũng có tác dụng giúp tiêu diệt nấm và duy trì nồng độ pH khỏe mạnh trong miệng của bạn. 

Trộn 1-2 thìa baking soda với nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng bông gòn thoa hỗn hợp lên lưỡi và má trong. Để yên trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, lặp lại ba lần một ngày trong vài ngày.

Ngoài ra bạn cũng có thể trộn ½ thìa baking soda vào một cốc nước và dùng làm nước súc miệng hai lần mỗi ngày.

3. Ăn tỏi sống

Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, hoạt chất allicin trong tỏi còn có hiệu quả trong điều trị nấm Candida.

Bạn có thể ăn một nhánh tỏi sống mỗi ngày hoặc băm nhỏ và ăn với một ít dầu oliu để giảm nguy cơ lưỡi trắng.

4. Sử dụng giấm táo

Theo một nghiên cứu năm 2015 cho thấy giấm táo cũng có đặc tính kháng nấm, có thể dùng để chống lại nấm Candida.

Để sử dụng, bạn pha một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước khoảng 200ml, sau đó dùng hỗn hợp này để súc miệng trong ít nhất 15 giây rồi nhổ ra.

Bạn không nên sử dụng giấm táo chưa pha vì nó có thể gây ra cảm giác đau rát trong miệng của bạn.

5. Bổ sung probiotics

Probiotics là những chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, chúng giúp khôi phục sự cân bằng giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi trong miệng của bạn, đồng thời hạn chế sự phát triển của nấm Candida.

Bạn có bổ sung probiotics bằng cách sử dụng sữa chua không đường hàng ngày, không nên sử dụng sữa chua có đường vì đường tạo điều kiện cho nấm phát triển. Nếu không thích sữa chua bạn cũng có thể sử dụng một số loại men vi sinh để bổ sung probiotics.

6. Dùng nước ép nha đam

Nha đam có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là tác dụng kháng khuẩn khá tốt. Bạn có thể dùng 1 thìa nước ép nha đam để súc miệng trong 2 – 3 phút vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn vừa làm dịu tình trạng đau rát quanh miệng.

7. Thay đổi thói quen ăn uống

Đối với bệnh trào ngược dạ dày lưỡi trắng thì chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng giúp bệnh tiến triển tốt hơn, vừa giúp giảm tình trạng trào ngược đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để lưỡi nhanh chóng phục hồi, hạn chế xuất hiện các mảng trắng mới.

Khi bị trào ngược dạ dày lưỡi trắng bạn nên:

  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá. Bổ sung thêm rau xanh và hoa quả.
  • Uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn và vụn thức ăn bị đọng lại.
  • Không nên ăn quá no, tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn để giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

>> Xem thêm: Giảm dư axit tại nhà bằng 9 thực phẩm quen thuộc, dễ tìm 

Thuốc Tây điều trị lưỡi trắng do trào ngược dạ dày

Để điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày lưỡi trắng, thông thường bác sĩ sẽ kê cho bạn 2 nhóm thuốc chính đó là:

Thuốc điều trị nấm miệng

Bệnh nấm Candida ở miệng, cổ họng hoặc thực quản thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Đối với tình trạng nhiễm nấm từ nhẹ đến trung bình thường dùng thuốc kháng nấm bôi bên trong miệng từ 7 đến 14 ngày (Clotrimazole…)

Đối với các trường hợp nhiễm nấm nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là loại thuốc chống nấm bằng đường uống hoặc qua đường tĩnh mạch. 

Nếu bệnh nhân không thuyên giảm sau khi dùng, hoặc không thể dùng thuốc chống nấm để điều trị thì có thể chuyển sang dùng 1 số loại thuốc khác theo sự tư vấn của bác sĩ để điều trị theo liệu trình kéo dài 14 đến 21 ngày.  

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Nguyên nhân trực tiếp gây ra lưỡi trắng chính là trào ngược dạ dày, vì vậy để điều trị dứt điểm tình trạng lưỡi trắng thì bạn cần kết hợp với thuốc điều trị trào ngược dạ dày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay để điều trị trào ngược dạ dày thường sử dụng 3 nhóm thuốc sau:

  • Nhóm kháng acid dạ dày: muối magie, muối nhôm, calci carbonat…
  • Nhóm kháng histamin H2: Ranitidin, Cimetidin…
  • Nhóm ức chế bơm proton (PPI): Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol

Ngoài ra hiện nay còn có một số sản phẩm hỗ trợ giảm biểu hiện trào ngược dạ dày được nhiều người bệnh tin dùng. Có thể kể đến một ví dụ điển hình là TPBVSK Hỗn dịch Anvitra của công ty Anvy. Hỗn dịch Anvitra được sản xuất bởi dây chuyền EECV – công nghệ hiện đại của Đức giúp:hỗ trợ giảm acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản.. Bạn đọc có thể tham khảo thêm chi tiết TẠI ĐÂY

 

Ngoài ra, việc dùng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày lưỡi trắng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bởi vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Phân biệt lưỡi trắng do trào ngược dạ dày và các bệnh lý gây lưỡi trắng khác

Ngoài trào ngược dạ dày, một số bệnh lý khác cũng gây ra tình trạng lưỡi trắng, bạn cần phân biệt để có biện pháp điều trị hiệu quả. Một số bệnh lý gây lưỡi trắng bạn có thể gặp đó là:

  • Bạch sản: khi bị bạch sản, bạn cũng xuất hiện những mảng trắng quanh lưỡi và má trong, tuy nhiên các mảng trắng này không thể chà sát hoặc cạo đi được. Nguyên nhân phổ biến gây ra bạch sản là hút thuốc lá.
  • Địa y miệng: địa y trên niêm mạc miệng là một tình trạng viêm nhiễm, có thể ảnh hưởng đến miệng và gây ra các mảng da dày màu trắng xuất hiện trên miệng và lưỡi, chúng cũng có thể là những chấm nhỏ hoặc đường màu trắng tạo nên những hoa văn giống ren. Những mảng trắng này thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác bao gồm: sưng đỏ, lột da phồng rộp, lở loét, đau má và nướu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về trào ngược dạ dày lưỡi trắng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ chúng tôi theo số hotline miễn cước 1800 234 558 để được đội ngũ chuyên gia Anvitra tư vấn. 

>> Xem thêm: So sánh hiệu quả của thuốc Tây trị trào ngược dạ dày với thuốc Đông y

anvitra-cta-diem-ban

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...