Dược sĩ Dung Lê 22/08/2021
2.5/5 - (6 bình chọn)

Hai hướng điều trị trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay là Tây Y và Đông Y nhưng đa số người bệnh vẫn còn hoang mang về 2 phương pháp điều trị này. Nhiều câu hỏi mà bệnh nhân đặt ra như: Nên uống thuốc Tây trị trào ngược dạ dày hay là thuốc Đông y? Thuốc nào dùng hiệu quả hơn? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Anvitra để có câu trả lời:

Các nhóm thuốc Tây Y trị trào ngược dạ dày thực quản

Nhóm thuốc Tây Y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay được dựa theo phân loại điều trị của Hiệp hội Tiêu hoá Hoa Kỳ (American College of Gastroenterology – ACG), bao gồm:

    1. Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)
    2. Nhóm thuốc Antacid
    3. Nhóm thuốc kháng Histamin H2
    4. Nhóm Thuốc Prokinetic

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Đây được coi là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), thuốc có tác dụng ức chế quá trình tiết acid dịch vị (acid HCl), nguyên nhân gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị… ở bệnh nhân.

Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là nhóm thuốc kê đơn, sử dụng trong khoảng 4-8 tuần và cần có sự theo dõi, đánh giá của bác sĩ điều trị.

 Lưu ý khi dùng thuốc:

  • Thuốc nên được uống trước bữa ăn 30 – 60 phút. Có thể dùng cùng thuốc kháng acid khi cần thiết để giảm đau
  • Khi uống cần phải nuốt cả viên thuốc hoặc các hạt, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Tuy nhiên, nếu người bệnh khó nuốt, có thể mở viên nang, đổ từ từ các hạt thuốc bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội hoặc nước táo, nước cam và nuốt ngay lập tức (do các thuốc nhóm PPI bị phá huỷ trong môi trường acid).

Một số hoạt chất và biệt dược phổ biến: Esomeprazole (Nexium mups, Stadex, Raciper, Ezdixum…), Rabeprazole (Pariet Tablets, Atproton, Macriate 20,  Beprasan..), Pantoprazole (Pantoloc, Cadipanto, Savi Pantoprazole 40…).

Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton 

Hầu hết các thuốc ức chế bơm Proton không có tác dụng phụ đáng kể, tuy nhiên đôi khi vẫn gặp các tác dụng phụ như: đau đầu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi, sốt, nôn mửa, buồn nôn, phát ban.

Sử dụng PPI trong thời gian dài cũng có liên quan đến giảm lượng magie gây hạ huyết áp. Phân tích các bệnh nhân dùng PPI trong thời gian dài cho thấy có sự tăng lên về nguy cơ đau tim.

Nhóm thuốc Antacid

Là một nhóm thuốc có tính bazơ nhẹ. Tác dụng của nó là trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, làm tăng độ pH, nhờ đó tạo thuận lợi cho quá trình tái tạo tổn thương ở dạ dày và thực quản.

Các thuốc Antacid thuộc nhóm thuốc không kê đơn, và được dùng hiệu quả với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị… với tần suất từ 1-2 lần/tuần.

Thuốc được dùng sau khi ăn để trung hoà Acid dư thừa, hoặc dùng khi đau quá mức.

Một số biệt dược: Trimafort, Varogel, Phosphalugel, Gaviscon…

Chú ý một số tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc Antacid: 

  • Thuốc có thể gây ra tình trạng táo bón
  • Tình trạng đầy hơi có thể gặp phải, do phản ứng trung hoà tạo CO2
  • Cẩn trọng khi sử dụng với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú

>> Xem thêm: [Chi tiết A – Z] Thuốc trung hòa acid dạ dày – 6 điều cần nắm rõ

Nhóm thuốc kháng Histamin H2

Cơ chế điều trị trào ngược dạ dày thực quản của nhóm thuốc kháng H2 là ngăn chặn tiết acid dịch vị HCl (tương tự cơ chế của nhóm thuốc PPIs), theo con đường ngăn chặn tác nhân kích thích Histamin trong quá trình tạo acid dịch vị.

Nhóm thuốc Kháng Histamin H2 nhóm thuốc kê toa, được kê đơn và theo dõi điều trị bởi bác sĩ.

Thuốc thường được sử dụng vào ban đêm để có thể phát huy tốt hiệu quả giảm tiết Acid (cần có sự chỉ định vào theo dõi của bác sĩ).

Một thuốc hoạt chất và biệt dược thường gặp: Cimetidin (Vinphatex, Cimetidin, Agintidin…), Famotidin (Famopsin tablets, Sumtavis, Famomed…)

Chú ý một số tác dụng không mong muốn thường gặp:

  • Dùng lâu dài có thể gây ra: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu,…
  • Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi
  • Chú ý các trường hợp phát ban, sốt, đau cơ trong quá trình điều trị

Nhóm Thuốc Prokinetic – Thuốc điều hòa nhu động ruột

Nhóm thuốc Prokinetic giúp tống đẩy thức ăn xuống ruột nhanh chóng, hạn chế trào ngược dạ dày thực quản. Nhóm thuốc này nhóm thuốc không kê đơn, dùng trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ.

  • Metoclopramid (biệt dược Primperan, Anausin viên 10mg): làm tăng vận động các lớp ống tiêu hóa, thúc đẩy mở môn vị làm vơi dạ dày, tuy nhiên có thể gây buồn ngủ và tăng trương lực ngoại tháp.
  • Domperidon (biệt dược Motilium, Peridy): ức chế thụ thể Dopaminergic ngoại biên, làm tăng áp lực cơ vòng dưới thực quản nên làm vơi dạ dày, giảm trào ngược.
  • Sulpirid (biệt dược Dogmatil viên 50mg)
  • Metopimazin (biệt dược Vogalene)
  • Một số thuốc khác như alizaprid (biệt dược Plitican), anzemet (biệt dược Dolasetron)…

Chú ý:

Các thuốc điều hòa nhu động ruột khác có thể được sử dụng nhưng chống chỉ định với các trường hợp chảy máu dạ dày ruột, tắc ruột, nguy cơ thủng ống tiêu hóa.

Ưu điểm của thuốc Tây trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Giảm nhanh các triệu chứng, giảm nhanh cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

Nhược điểm của thuốc Tây Y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Gặp nhiều các tác dụng không mong muốn 
  • Không điều trị căn nguyên nên tỉ lệ tái phát cao

Để việc điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, ở mỗi nhóm thuốc đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, do đó khi sử dụng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và có được đơn thuốc đúng liều lượng và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Tại sao omeprazol phải uống trước ăn? 6 điều cần nắm rõ

Các thuốc Đông Y điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Theo khái niệm Đông y, việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản phải được điều trị theo một số nguyên tắc sau:

  • Giáng nghịch để chống tình trạng trào ngược.
  • Tiêu viêm giúp làm lành những vết loét dạ dày và thực quản.
  • An thần giúp giảm stress, làm dịu thần kinh.
  • Kiện tỳ vị giúp tăng cường chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày, ngăn chặn tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Theo đó, nguyên lý của các bài thuốc Đông y cũng sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc này. Gợi ý một số bài thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày hiệu quả gồm:

Chữa trào ngược dạ dày do bị suy giảm sức khỏe

Nếu bệnh trào ngược dạ dày khiến cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, mất ngủ, cả thể xác lẫn tinh thần bị suy giảm có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 20g rau má, 10g chi tử, 10g bán hạ, 16g đương quy, 16g cam thảo, 16g hoài sơn, 12g bạch thược, 12g đan bì, 10g trần bì, 12g râu bắp, 16g mã đề, 16g bạch truật, 16g liên nhục.
  • Cách thực hiện: chuẩn bị 2 thang thuốc, mỗi ngày sắc uống một thang. Dùng sau khi ăn để mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc nghe nhạc để thư giãn tinh thần.

Trào ngược dạ dày gây nôn mửa

Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ thể mệt mỏi, đau vùng thượng vị liên miên, nôn mửa, đầy bụng… Trong trường hợp này, có thể áp dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 15g nhân sâm, 10g thục tiêu, 30g can khương, 100g di đường.
  • Cách dùng: các vị thuốc (trừ di đường) đem bỏ vào ấm và đun sôi lên với khoảng 1,2 lít nước. Sau đó, lọc bỏ bã, lấy khoảng 150ml thuốc đun sôi hòa với di đường, quấy cho đều rồi chia thành 4 lần uống trong ngày.

Trào ngược dạ dày thực quản do stress, căng thẳng thần kinh

Người bệnh bị rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, đau rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, khó thở, chán ăn…. Các bài thuốc giải quyết các triệu chứng trên gồm:

  • Chuẩn bị: 10g bán hạ chế, 20g hắc táo nhân, 20g phòng sâm, 16g liên nhục, 16g ngưu tất, 10g chỉ xác, 12g viễn chi, 12g cam thảo, 12g trần bì, 16g hoài sơn, 16g sát căn, 16g bạch truật.
  • Cách thực hiện: Sắc thành 1 thang thuốc dùng 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.
  • Thuốc có tác dụng giúp giảm stress hiệu quả và khi người bệnh kết hợp với chế độ làm nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản do đau vùng thượng vị

Với những người thường bị đau vùng thượng vị, cơn đau có thể lan đến cả hai mạng sườn. Ngoài ra, họ còn có cảm giác khó chịu, đắng miệng, ợ hơi, hay cáu gắt, nôn chua. Nếu bị nặng, bệnh nhân có thể đau dữ dội từng cơn, cảm thấy nhạt miệng.

Trong trường hợp này, bài thuốc thường được áp dụng bao gồm:

  • Chuẩn bị các vị thuốc: 8g sa nhân, 20g hương phụ, 12g cam thảo, 20g ô dược, 12g diên hồ sách, 12g trần bì
  • Cách áp dụng: cũng giống như 2 bài thuốc trên, bạn cũng áp dụng bài thuốc này dưới dạng thuốc sắc. Cứ mỗi thang thuốc đem sắc lên với 1,5 lít nước. Đun sôi cho đến khi nước thuốc còn lại khoảng 150ml thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành 4 lần uống trong ngày

Ưu điểm của thuốc Đông Y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • An toàn, có thể dùng lâu dài với liều lượng vừa đủ.
  • Tác động vào cả nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh. Do đó có điều trị tân gốc bệnh trào ngược dạ dày, ngăn tái phát bền vững.
  • Phần lớn các thuốc có thêm chức năng bồi bổ và bảo vệ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt.

Nhược điểm của thuốc Đông Y trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

  • Tác dụng chậm
  • Mức độ hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của người sử dụng và chất lượng dược liệu
  • Cần được bắt mạch và khám trực tiếp để có kết quả tốt nhất
  • Các sản phẩm bào chế từ đông y khó kiểm soát chất lượng

 >> Xem thêm: Chữa dạ dày bằng thuốc nam – con dao 2 lưỡi của người bệnh

Xu hướng Đông – Tây Y kết hợp trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay nhiều loại thảo dược từ Đông Y có tác dụng tốt trong việc điều trị giảm nhanh các triệu chứng bệnh tương tự như thuốc Tây Y. Cụ thể với nhóm sản phẩm đông y điều trị bệnh lý dạ dày, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng:

  • Thành phần hoạt chất Genipin trong cây Chi Tử có tác dụng ức chế bơm proton và trung hoà acid tương tự các thuốc PPI và Antacid
  • Dịch sắc mộc hương có tác dụng tăng tháo rỗng, giảm thời gian co bóp dạ dày khi tiêu hoá thức ăn và tăng cường nội tiết motilin nội sinh – hormon điều hoà sóng co thắt ở dạ dày

Các hoạt chất có trong các thảo dược thiên nhiên có thể thay thế được các hoạt chất từ thuốc Tây Y, với cơ chế tác động tương tự. Ngoài ra các vị thảo dược này còn có những cơ chế khác đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như: bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, tăng trương cơ lực của cơ thực quản dưới (phần nối giữa dạ dày và thực quản), giúp cơ này đóng chặt, ngăn sự trào ngược.

  • Chỉ thực (hoạt chất Hesperidin) có tác dụng làm tăng trương lực cơ dưới thực quản
  • Hoài sơn giảm tổn thương mô niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày bằng cách kích hoạt Enzyme chống Oxy hoá
  • Mộc hương (có hoạt chất Costunolide) chống loét dạ dày theo cơ chế tăng sinh nhầy, tăng sinh tế bào
  • Bạch thược (hoạt chất Paeonitforin) ức chế quá trình viêm

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn kết hợp với việc sử dụng công nghệ hiện đại trong bào chế giúp tối ưu tác dụng của các thành phần trong thảo dược. Từ đó sản xuất ra những sản phẩm mang lại hiệu quả điều trị cao cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. 

>> Xem thêm về công nghệ của Anvitra trên vnexpress.net

Một trong những sản phẩm từ thảo dược được nghiên cứu và phát triển dựa trên cơ chế bệnh sinh và cơ chế điều trị của thuốc Tây trị trào ngược được người bệnh và nhiều bác sỹ đánh giá cao hiện nay là Anvitra (sản phẩm của Công ty Cổ phần ANVY). Bộ đôi Anvitra vàng và xanh được nghiên cứu kết hợp giữa thành phần thảo dược truyền thống và cơ chế Tây y hiện đại. Anvitra tác động trên cả triệu chứng và hỗ trợ điều trị căn nguyên, giúp giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa tái phát cũng như ngăn ngừa biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm mời bạn đọc tham khảo tại đây Tại đây

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...