Dược sĩ Dung Lê 22/11/2021
3.7/5 - (3 bình chọn)

Chị Nguyễn Thu Dương (35 tuổi – Long An) hỏi: “Thưa bác sĩ tôi đang xuất hiện một số triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như: ợ chua, buồn nôn, nóng rát ngực. Tôi có ra nhà thuốc và được dược sĩ bán cho thuốc omeprazol, hướng dẫn uống thuốc trước khi ăn. Bác sĩ cho hỏi tại sao omeprazol phải uống trước ăn ạ? Nếu có hôm tôi quên mà thay đổi thời gian uống thì có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hay không?”

Omeprazol là thuốc gì? Dùng trong trường hợp nào?

Omeprazol là một loại thuốc ức chế bơm proton được bào chế dưới dạng viên uống, giúp làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày.

Omeprazol được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và các chứng bệnh khác do dư thừa axit trong dạ dày. Nó cũng được sử dụng để thúc đẩy việc chữa lành bệnh viêm thực quản (tổn thương thực quản của bạn do axit dạ dày gây ra).

Omeprazole cũng có thể được dùng cùng với thuốc kháng sinh để điều trị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp.

Thuốc omeprazole không kê đơn (OTC) được sử dụng ở người lớn để giúp kiểm soát chứng ợ nóng xảy ra từ 2 ngày trở lên mỗi tuần. 

Omeprazpl uống trước ăn hay sau ăn?

Thời điểm uống omeprazol chính là yếu tố quyết định đến hiệu quả của thuốc đối với người bệnh.

Thời gian uống thích hợp nhất là khoảng 30p – 1 tiếng trước khi ăn.

Tại sao omeprazol phải uống trước ăn?

Lý do phải uống omeprazol trước khi ăn là bởi omeprazol nói riêng và những thuốc giúp giảm axit dạ dày nói chung chỉ phát huy tối đa tác dụng khi chúng được uống lúc đói. Cụ thể như sau: 

  • Lúc đói: là thời điểm axit dạ dày được tiết ra nhiều nhất. Nhờ lượng lớn axit này sẽ giúp nhanh chóng phá hủy lớp vỏ bọc của thuốc. Sau đó, các hoạt chất bên trong viên thuốc omeprazol sẽ nhanh chóng được đẩy xuống ruột non mà không bị cản trở bởi thức ăn trong dạ dày. 

Chỉ khi hoạt chất trong thuốc omeprazol đi xuống ruột non rồi ngấm vào máu thì mới có tác dụng giảm lượng axit tạo ra trong dạ dày. Từ đó, làm giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

  • Còn lúc no: vỏ thuốc omeprazol rất khó bị phá vỡ vì lượng axit dạ dày tiết ra ít.Trường hợp nếu được phá vỡ thì các hoạt chất của thuốc cũng khó có thể đi xuống ruột non vì bị cản trở bởi thức ăn trong dạ dày. Lúc này, việc uống thuốc sẽ không có hiệu quả đối với người bệnh.

>> Xem thêm: 6 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà cực hữu hiệu

Điều gì xảy ra nếu quên uống một liều thuốc?

Bạn hãy cố gắng nhớ lịch uống thuốc và uống đúng giờ. Nhưng nếu quên mà bỏ qua một liều thuốc thì hãy chờ đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không uống hai liều thuốc cùng một lúc.

Trường hợp uống omeprazol quá liều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn để được giúp đỡ.

Tác dụng phụ khi uống omeprazol

Hãy ngừng uống thuốc và liên hệ ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các trường hợp sau:

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra nước hoặc có máu;
  • Cơn đau bất thường ở cổ tay, đùi, hông hoặc lưng;
  • Co giật;
  • Vấn đề về thận: sốt, phát ban, buồn nôn, chán ăn, đau khớp, đi tiểu ít hơn bình thường, tiểu ra máu, tăng cân;
  • Nồng độ magie xuống thấp: chóng mặt, nhịp tim không đều, cảm giác bồn chồn, chuột rút cơ, co thắt cơ, ho hoặc cảm giác nghẹt thở;
  • Xuất hiện các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn của bệnh lupus ban đỏ: đau khớp và phát ban trên vùng da ở má hoặc cánh tay khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Dùng omeprazole lâu dài có thể khiến bạn phát triển các khối u ở dạ dày được gọi là polyp tuyến. Nếu sử dụng omeprazol trên 3 năm thì có thể bị thiếu vitamin B-12. 

Các tác dụng phụ thường gặp của omeprazole có thể bao gồm:

  • Các triệu chứng cảm lạnh: nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng (đặc biệt là ở trẻ em);
  • Sốt (đặc biệt ở trẻ em);
  • Đau dạ dày, đầy hơi;
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; 
  • Nhức đầu.

Trên đây là thông tin trả lời cho câu hỏi “tại sao omeprazol phải uống trước ăn?” và các thông tin đáng quan tâm về thuốc omeprazol khi người bệnh sử dụng. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại bình luận phía dưới Anvitra sẽ giải đáp giúp bạn!

>> Xem thêm: Giảm dư axit dạ dày tại nhà bằng 9 thực phẩm quen thuộc, dễ tìm

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...