Dược sĩ Dung Lê 17/01/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Đôi khi bạn thường bị những cơn đau bụng trên hành hạ mà không rõ nguyên nhân. Bạn lo lắng không rõ nguyên nhân là gì và mong muốn tìm được một biện pháp cải thiện được tình trạng này? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây với 6 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà vô cùng hữu ích.

Đau bụng trên rốn là gì?

Đau bụng trên rốn là một chứng bệnh phổ biến ở người lớn và cả trẻ em. Vùng trên rốn có nhiều cơ quan nội tạng khác nhau, vì thế có thể là những bộ phận sau của bạn đang gặp vấn đề, bao gồm: ruột già, ruột non, túi mật, dạ dày, gan, tuyến tụy. Do đó, danh sách các nguyên nhân tiềm ẩn của đau bụng trên rốn rất dài.

Thông thường, các chứng khó tiêu, ợ chua, đầy hơi có thể đi kèm với tình trạng đau bụng trên rốn. Đó có thể là nguyên nhân lành tính cho đến nguyên nhân của bệnh lý cần được điều trị. Vì vậy, nếu bạn bị đau thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác. 

Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng trên rốn?

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên rốn

Những nguyên nhân tiềm ẩn thường thấy của đau bụng trên rốn bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày
  • Viêm đại tràng
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm túi thừa
  • Sỏi mật
  • Khó tiêu
  • Bệnh về gan
  • Co thắt dạ dày do căng thẳng
  • Tắc ruột

Những nguyên nhân này có thể khiến cơn đau xuất hiện từ từ hoặc đột ngột. Tùy thuộc và kết quả chẩn đoán bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị thích hợp. 

Tuy nhiên, dù là bị đau ít hay đau nhiều thì bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm bớt cơn đau bụng trên rốn.

6 cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà cực hữu hiệu

Dùng túi chườm nóng

Đắp túi chườm hoặc chai nước nóng lên bụng trong vòng 15-20 phút. Nhiệt độ cao có thể giúp giãn cơ bụng đang bị căng cứng. Biện pháp này cũng giúp làm dịu chứng khó tiêu và táo bón trong một số trường hợp. 

Ngoài ra, một phương pháp khác có thể áp dụng nhờ nước nóng đó là tắm bằng nước ấm. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với chứng khó tiêu và đau bụng trên do căng thẳng.

Không nằm thẳng

Nếu bạn đang bị đau bụng trên rốn như một triệu chứng của chứng khó tiêu, đầy hơi thì nằm thẳng có thể làm trầm trọng thêm sự khó chịu của bạn. Các nghiên cứu cho thấy một số người cảm thấy thoải mái hơn và giảm đau bụng khi nằm nghiêng hoặc ngồi thẳng.

Hãy dùng một số chiếc gối ôm khi nằm nghiêng để chống đỡ và thư giãn, giúp làm dịu cơn đau bụng của bạn.

>> Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu: Top 12 cách chữa trị đơn giản tại nhà

Uống đủ nước

Đau bụng trên đôi khi liên quan đến việc cơ thể bị mất nước
Đau bụng trên đôi khi liên quan đến việc cơ thể bị mất nước

Đau bụng trên đôi khi liên quan đến việc cơ thể bị mất nước. Khi đang bị đau bụng, bạn có thể uống thêm từng ngụm nhỏ nước lọc để từ từ bù nước cho cơ thể.

Sử dụng gừng

Trong Đông y, gừng là phương thuốc tự nhiên nổi tiếng dùng để chữa đau bụng. Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng gừng có tác dụng giảm nhanh buồn nôn, nôn mửa và đôi khi là cả đi ngoài.

Một số thành phần hóa học của gừng có thể giúp cầm nôn, đau bụng, chống viêm. Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách uống trà gừng hoặc cho gừng vào thức ăn.

Dùng lá bạc hà

Các nghiên cứu cho thấy, tinh dầu từ bạc hà cũng giúp giảm sự khó chịu đường tiêu hóa, bao gồm: giảm viêm, chống buồn nôn, giảm đau dạ dày, kiểm soát hội chứng ruột kích thích và giảm căng thẳng do cơn đau gây ra.

Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng việc xông hơi với lá bạc hà vào buổi tối có thể sẽ giúp ích cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể uống trà bạc hà cũng rất hiệu quả.

Dùng vỏ quế

Tương tự như gừng, quế cũng là một loại thảo dược đã và đang được sử dụng trong cả những phương thuốc truyền thống lẫn hiện đại. Nó thường được dùng để trị viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa, trị đầy hơi hoặc đau vùng bụng trên. 

Nghiên cứu y học cũng chứng minh quế có đặc tính kháng virus, chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bạn có có thể dùng quế ở dạng bột để sử dụng trong bữa ăn, hoặc dùng để làm trà.

Sử dụng gừng, lá bác hà hoặc vỏ quế giúp giảm khó chịu đường tiêu hóa
Sử dụng gừng, lá bác hà hoặc vỏ quế giúp giảm khó chịu đường tiêu hóa

>> Xem thêm: Giải mã trào ngược dịch mật – Vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Bị đau bụng trên rốn khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù các cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà kể trên có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này nhưng bạn vẫn cần lưu ý đến các dấu hiệu khác cảnh báo cho biến chứng nghiêm trọng

Nếu bạn bị đau bụng nghiêm trọng và thường xuyên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Tốt nhất là nên đi khám nếu có các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa liên tục và không kiểm soát được
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
  • Sốt
  • Máu trong chất nôn hoặc máu trong phân
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau bụng dữ dội

Tất cả những triệu chứng kể trên đều có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đường tiêu hóa. Đừng chủ quan với dấu hiệu bất thường của sức khỏe mà hãy xin tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Chúc bạn mau khỏe!

>> Xem thêm: Bài tập chữa trào ngược dạ dày: con dao 2 lưỡi nếu không làm đúng

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...