Dược sĩ Dung Lê 04/06/2020
3/5 - (4 bình chọn)

Trào ngược dạ dày thực quản đem đến nhiều mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh và các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, khó tiêu,… Vậy bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không? Mất bao lâu để điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Bệnh trào ngược dạ dày có tự khỏi không?

Hiện nay, số người được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Triệu chứng phổ biến của những người mắc bệnh này là: ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, ho, khó nuốt, nôn, buồn nôn, đắng miệng,… Đa phần những người bị trào ngược dạ dày thực quản đều bị tổn thương niêm mạc thực quản, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản không thể tự khỏi mà phải tìm cách điều trị sớm. Nếu để bệnh kéo dài và không tìm cách ngăn chặn thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, viêm loét thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản,… Vì thế, người bệnh cần được thăm khám và điều trị bệnh sớm để tránh gặp phải hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không?

Các chuyên gia cho biết, bệnh trào ngược dạ dày có thể chữa khỏi nếu chọn đúng phương pháp điều trị kết hợp việc duy trì một lối sống khỏe mạnh. Vì trào ngược dạ dày có thể bị xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, muốn chữa khỏi phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị tận gốc. Không thể chỉ điều trị triệu chứng hay điều trị sai nguyên nhân, nếu như vậy sẽ khiến bệnh thêm dai dẳng và ngày càng trầm trọng.

Thông thường, khi đi thăm khám tại các bệnh viện, người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc Tây trị trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm: thuốc ức chế bơm proton (PPIs), thuốc cường nhu động, thuốc Antacid, thuốc ức chế thụ thể H2.

bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Liều: Uống 1 lần trước bữa ăn đầu tiên trong ngày 30-60’

Thời gian: 8-12 tuần

Không nên uống cùng các thuốc kháng axit

Nhược điểm:

  • Không phải trường hợp trào ngược nào cũng gây ra do tăng tiết axit nên không phải ai bị trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc ức chế bơm proton cũng hiệu quả.
  • Kể cả người bệnh có tăng tiết axit, không phải ai cũng đáp ứng với PPI
  • Tác dụng phụ thường thấy: Đau bụng, nhức đầu và tiêu chảy
  • Tác dụng phụ khi dùng lâu: giảm độ khoáng của xương, nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi cộng đồng và giảm nồng độ vitamin B12 trong máu
  • Thuốc cường nhu động

Giúp cải thiện nhu động thực quản, tăng thải trừ axit thực quản, tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới và cải thiện sự làm trống dạ dày.

Thích hợp cho các bệnh nhân có các triệu chứng khó tiêu (buồn nôn, đau bụng, no sớm và nôn) liên quan đến sự giảm nhu động của dạ dày

Nhược điểm: các thuốc này sử dụng trong điều trị không mang lại hiệu quả rõ rệt nên cũng ít bác sĩ sử dụng.

  • Thuốc Antacid

Giúp trung hòa axit ở dạ dày, tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn, chỉ dùng giảm đau tạm thời.

Nhược điểm:

  • Chỉ có tác dụng trị triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân
  • Dùng quá nhiều có thể làm giảm axit quá mức, làm giảm chức năng tiêu hóa thậm chí gây phản ứng dội ngược (kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn)
  • Khó uống
  • Ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc uống cùng
  • Nhôm hydroxyd: gây táo bón
  • Magie hydroxyd: nhuận tràng, có thể tiêu chảy
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 

Chỉ dùng khi trào ngược nhiều về đêm. Uống trước khi ngủ, vẫn cần kết hợp thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Điều trị duy trì khi đã điều trị ổn bằng PPIs

Nhược điểm: hiểu quả kém hơn PPI và nhiều tác dụng phụ hơn, dùng 1-2 tháng sẽ nhờn thuốc

Bệnh trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi?

Khi đã trả lời được câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không thì chắc chắn bệnh nhân cũng đặt câu hỏi về thời gian chữa trào ngược dạ dày thực quản. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường xuyên sẽ bị đau tức ngực, đôi khi cơn đau còn dữ dội như bị đau tim, ho nhiều, mất ngủ do trào ngược khi ngủ.

Theo chuyên gia, thời gian điều trị trào ngược dạ dày thực quản còn phụ thuộc vào 4 yếu tố gồm: phương pháp điều trị, sự tuân thủ trong thời gian trị bệnh, thể trạng của bệnh nhân và mức độ trào ngược.

bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không

Về mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 4 giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

  • Giai đoạn 1: Trào ngược dạ dày độ a

Giai đoạn này được gọi là trào ngược dạ dày thể nhẹ. Bệnh nhân trào ngược dạ dày độ a chỉ bị tổn thương nhẹ ở thực quản. Những bệnh nhân này bị ợ nóng và các vấn đề khác không thường xuyên. Một số bệnh nhân ở giai đoạn này có thể chịu đựng được sự khó chịu do trào ngược gây ra, trong khi những người khác có thể sử dụng thuốc để giúp họ kiểm soát các triệu chứng. Nhìn chung, bệnh nhân chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh là bệnh có thể khỏi sau một thời gian ngắn.

  • Giai đoạn 2: Trào ngược dạ dày độ b

Trong giai đoạn 2, bệnh nhân trải qua sự gia tăng đáng kể về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cơn đau không còn có thể chịu đựng được nếu không có một số loại thuốc. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản độ b cần đi thăm khám bác sĩ và được nhận chỉ dẫn điều trị thì sau 1 tháng mới giảm được triệu chứng bệnh và khỏi hẳn.

  • Giai đoạn 3: Trào ngược dạ dày độ c

Giai đoạn 3 là khi trào ngược dạ dày thực quản được coi là một vấn đề nghiêm trọng làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tổn thương ở thực quản lúc này là vấn đề nghiêm trọng, và các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải có thể không thể chữa được bằng các đơn thuốc theo toa. Bệnh nhân ở giai đoạn 3 có nguy cơ gặp phải các vấn đề khác cao hơn do kết quả của chứng trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân phải kiên trì điều trị 2-3 tháng thì mới có thể chữa khỏi.

  • Giai đoạn 4: Trào ngược dạ dày độ d

Giai đoạn 4 của trào ngược dạ dày thực quản là khi niêm mạc thực quản đã bị viêm nặng và lan rộng, xảy ra do thời gian dài bị tổn thương do trào ngược axit dạ dày. Đây là giai đoạn mà các tình trạng nghiêm trọng xảy ra như hẹp thực quản, loét thực quản, thực quản Barrett. Trong một số trường hợp, ung thư thực quản có thể hình thành ở giai đoạn này. Với người bị trào ngược dạ dày độ d để chữa khỏi bệnh là điều khá khó khăn nên cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị của bác sĩ và chuyên gia.

Ngoài ra, những năm gần đây, y học hiện đại còn bổ sung thêm 2 mức độ trào ngược dạ dày là trào ngược dạ dày độ m (giai đoạn tiền viêm, thực quản mới chỉ có dấu hiệu sưng đỏ) và trào ngược dạ dày độ n (không có bệnh).

Cách trị trào ngược dạ dày thực quản

Để chữa khỏi trào ngược dạ dày, người bệnh cần phải kết hợp cả việc thay đổi lối sống lẫn dùng thuốc và thực phẩm chức năng, nặng nhất là phẫu thuật.

Thay đổi lối sống lành mạnh 

Việc thay đổi thói quen ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh cải thiện được triệu chứng và mang lại kết quả có lợi lâu dài. Một số điều bạn nên lưu ý để duy trì lối sống lành mạnh gồm có:

  • Nâng cao đầu giường khi ngủ (từ 15-20cm)
  • Tránh ăn no, ăn nhiều vào buổi tối và không ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ
  • Không uống rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá
  • Hạn chế cúi đầu thấp
  • Không nên mặc quần áo chật
  • Giảm cân nếu béo phì, đặc biệt là với người bị béo bụng
  • Tránh lo lắng, căng thẳng

Các loại thuốc và thực phẩm chức năng

Người bệnh có thể chọn cách trị trào ngược dạ dày thực quản bằng 3 loại: thuốc Đông y, thuốc Tây y và thực phẩm chức năng.

  • Thuốc Đông y: Sử dụng các dược liệu có tác dụng giáng nghịch, điều hòa can – tỳ – vị, an thần,…
  • Thuốc Tây y: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh trào ngược sử dụng các nhóm thuốc Tây có tác dụng giảm acid, trung hòa acid, điều hòa nhu động ruột, thuốc an thần.
  • Thực phẩm chức năng: Khi điều trị bằng thuốc Tây và Đông y vẫn tồn tại những nhược điểm khó khắc phục thì việc sử dụng thực phẩm chức năng có cơ chế điều trị toàn diện là điều rất cần thiết. Đây cũng là lời khuyên của nhiều chuyên gia, bác sĩ tiêu hóa. Trong đó, nổi bật sản phẩm bảo vệ sức khỏe Hỗn dịch Anvitra.

Phẫu thuật

Khi tổn thương viêm loét ở thực quản đã đến mức nguy hiểm, không thể đáp ứng điều trị bằng việc dùng thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật. Đây là biện pháp cuối cùng để ngăn chặn biến chứng xảy ra trên thực quản.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...