Trang chủ » Vì sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi? – Giải đáp của chuyên gia

Vì sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi? – Giải đáp của chuyên gia

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến hiện nay và đang có xu hướng tăng dần. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ nguyên nhân vì sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi và cách điều trị tận gốc tình trạng này nhé.

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày (GERD) được hiểu là tình trạng dịch vị ở dạ dày thường xuyên trào ngược lên ống thực quản với tần suất lớn, làm cho niêm mạc thực quản bị tổn thương.

Nhận biết mệt mỏi do trào ngược dạ dày và do nguyên nhân khác

Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe, trong đó mệt mỏi là biểu hiện thường xuyên gặp ở những bệnh nhân này. Vậy làm sao có thể nhận biết được bị mệt mỏi do trào ngược dạ dày hay bắt nguồn từ nguyên nhân khác?

Mệt mỏi do trào ngược dạ dày

Mệt mỏi là tình trạng của cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó, trào ngược dạ dày là một trong những tác nhân dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên, khi mệt mỏi do trào ngược dạ dày thường sẽ kèm theo một số triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày như:

  • Cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể lan dần lên cổ. Ợ nóng thường xuất hiện sau bữa ăn 30 – 60 phút và khi ngồi dựa ra phía sau.
  • Thường xuyên bị ợ chua, kèm theo để lại vị chua trong miệng.
  • Buồn nôn và nôn do dịch vị từ dạ dày trào lên thực quản và miệng gây kích thích. Đặc biệt, triệu chứng này thường xuất hiện với tần suất và mức độ nặng hơn vào ban đêm do tư thế nằm và ban đêm hệ thần kinh phó giao cảm hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Đau vùng thượng vị, cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra sau lưng và cánh tay.
  • Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như khó nuốt, mất ngủ, khản giọng, miệng tiết nhiều nước bọt…

Khi mệt mỏi kéo dài kèm theo một trong những triệu chứng kể trên bạn nên đi thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

>> Xem thêm: Ăn sữa chua có lợi hay hại với người bị trào ngược dạ dày?

Mệt mỏi do các yếu tố khác

Mệt mỏi rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, khiến cơ thể có cảm giác uể oải, kiệt sức, giảm khả năng và năng suất lao động.

Mệt mỏi có thể do bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, ăn uống không đủ dinh dưỡng, làm việc quá sức… Những trường hợp này chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc cân bằng lại dinh dưỡng sẽ có khắc phục được tình trạng mệt mỏi. 

Tuy nhiên, nếu mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thì đó có thể là triệu chứng của bệnh lý khác như:

Do thiếu máu

Đa số, các bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy tới các tế bào bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức. Không chỉ vậy, bệnh nhân bị thiếu máu còn rơi vào trạng thái ngủ không yên giấc, ăn không ngon, tay chân lạnh, nhịp tim bất thường. Đây cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Do mắc bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động tiết ra hormone có khả năng điều chỉnh mức năng lượng và kiểm soát trao đổi chất, tăng cường hoạt động của não bộ, kích thích hoạt động của tim mạch, tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động… Do vậy, khi chức năng tuyến giáp suy giảm, hormon tuyến giáp hoạt động không hiệu quả dẫn đến quá trình chuyển hóa bị rối loạn. Đây chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi.

Do mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Tiểu đường khiến cho người bệnh mỏi mệt, khát nước nhiều hơn, nhanh đói, tiểu tiện thường xuyên, giảm cân, hay cáu gắt và suy giảm thị lực. Trong đó mệt mỏi là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và kéo dài trong suốt thời gian bị bệnh.

Do mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh lý về rối loạn tâm trạng. Người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như cảm giác buồn bực, mỏi mệt, hay tức giận, buồn bã, rối loạn khả năng nhận thức, có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết, mất ngủ, ngủ không yên giấc…

Tình trạng mỏi mệt ở bệnh nhân bị trầm cảm kéo dài liên tục, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể chuyển biến xấu và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác.

Do thiếu vitamin B12

Các vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, Vitamin B12 giúp điều chỉnh hệ thống thần kinh, tham gia vào quá trình tăng trưởng và hình thành tế bào hồng cầu, quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch.

Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 hoạt động của các cơ quan sẽ bị giảm hiệu quả, xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, ủ rũ, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực, táo bón, ăn không ngon…

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài bạn cần đi khám bác sĩ để được xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, tuyệt đối không được chủ quan.

Nguyên nhân gây mệt mỏi khi bị trào ngược dạ dày

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thường có cảm giác mệt mỏi do một số nguyên nhân sau:

Do tác dụng phụ của thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Để có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, bệnh nhân thường sử dụng các thuốc Tây y. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng không theo đơn hoặc không tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sỹ chuyên môn trước khi dùng sẽ gây ra một số tác dụng phụ.

Chẳng hạn, các thuốc ức chế Histamin H2 như Cimetidine, Famotidine… có thể gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi, táo bón, khô miệng, khó ngủ…

Bên cạnh đó, các thuốc ức chế bơm proton như là Omeprazole, Lansoprazole… đôi khi có thể gây mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, đầy hơi… ở người dùng. Không chỉ vậy, các thuốc này còn làm giảm khả năng hấp thụ sắt hoặc vitamin B12 của cơ thể, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, có thể khiến cho bệnh nhân thiếu máu và mệt mỏi.

>> Xem thêm: Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Do bệnh tiến triển nặng hơn

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh trào ngược dạ dày sẽ trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị sẽ xuất hiện với tần suất và mức độ nặng hơn. Đồng thời, trào ngược dạ dày gây chán ăn, khó nuốt, giảm khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể bị cạn kiệt năng lượng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân mệt mỏi.

Giấc ngủ bị gián đoạn

Như đã cập nhật ở phần trên, bệnh trào ngược dạ dày thường tiến triển nặng hơn vào ban đêm, do dạ dày tăng tiết acid và do trạng thái nằm. Khi người bệnh nằm ngửa, làm tăng áp lực ở dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho acid dịch vị trào lên phía thực quản gây ra các triệu chứng buồn nôn.

Vì vậy, bệnh nhân sẽ bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.

Do stress

Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên, bệnh nhân sẽ có tâm lý lo lắng, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Trào ngược dạ dày khiến thực quản bị tổn thương

Lượng acid từ dạ dày thường xuyên trào ngược lên thực quản khiến cho thực quản bị tổn thương, viêm loét, dẫn đến sốt. Do vậy, đây cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi của bệnh lý trào ngược dạ dày.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày cực hiệu quả

Sau khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày, có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này.

Nên sắp xếp tăng dần: ưu tiên các cách tự nhiên trước rồi mới đến kết hợp dùng thuốc

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Việc sử dụng các vị thảo dược theo các phương pháp cổ truyền cũng có tác dụng, nhưng không phát huy được tối đa hiệu quả của chúng. Từ đó các công ty sản xuất thực phẩm chức năng đã ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, để cho ra các sản phẩm có hiệu quả cao hơn. Nhờ vậy các sản phẩm điều trị trào ngược dạ dày có nguồn gốc từ thảo dược hiện nay rất đa dạng và phong phú. 

TPBVSK Hỗn dịch trào ngược dạ dày Anvitra là một ví dụ điển hình.

Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, cùng với đó là được sản xuất bằng dây chuyền EECV hiện đại từ CHLB Đức, TPBVSK Anvitra đem lại công dụng: Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản.

Anvitra dùng hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện: đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát thượng vị. Người hay uống bia, rượu hoặc thuốc gây hại cho dạ dày.

Dùng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày

Các thuốc Tây y thường được sử dụng để giải quyết các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Như đã đề cập ở trên, các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ do vậy cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng. Một số thuốc hay được dùng như:

  • Thuốc ức chế bơm proton giúp giảm tình trạng trào ngược, ợ chua, buồn nôn như Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole…
  • Thuốc kháng Histamin H2: Cimetidine, Ranitidine…
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Alginate, Dimeticol, Misoprostol, Rebamipide…

Điều chỉnh lối sống và thói quen ăn uống

Để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và rút ngắn thời gian điều trị, ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân nên điều chỉnh lối sống của bản thân:

  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ quả tươi. Chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
  • Hạn chế các thực phẩm như rượu, cà phê, hành tỏi, thức ăn cay, nước cam, chanh… Đây là những tác nhân làm bệnh lý trào ngược dạ dày tiến triển nặng hơn.
  • Uống đủ 2L nước mỗi ngày. Nước góp phần hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
  • Nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sau những giờ làm việc căng thẳng.

Massage vùng bụng

Đây là cách giúp hỗ trợ làm giảm chứng trào ngược acid dạ dày đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà. Dùng tay đặt lên vùng bụng và xoa nhẹ từ từ theo chiều kim đồng hồ trong thời gian từ 5 – 10 phút, thực hiện liên tục thì sẽ thấy thuyên giảm đáng kể các triệu chứng trào ngược dạ dày.

5 cách phòng tránh trào ngược dạ dày gây mệt mỏi từ chuyên gia

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý trào ngược dạ dày, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa. Hạn chế các đồ uống có ga, các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không nên để đầu óc quá căng thẳng, mệt mỏi.
  • Khi ăn xong bạn nên ngồi tại chỗ để thư giãn cho dạ dày hoạt động, ít nhất 30 phút, không nên hoạt động ngay sau khi ăn sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc Tây y khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là một số chia sẻ của nhãn hàng TPBVSK Anvitra về bệnh trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ cung cấp thêm những kiến thức hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày cho bạn đọc. Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 234 558 nếu bạn còn thắc mắc bất kể vấn đề gì để được giải đáp đầy đủ hơn.

>> Xem thêm: Nóng bụng nên uống gì? 5 đồ uống giúp giảm nhanh sự khó chịu

Chia sẻ

Thành công !

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.