Hôi miệng do trào ngược dạ dày là một tình trạng khá phổ biến, làm mất tự tin của người bệnh khi giao tiếp. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn cách giải quyết triệt để tình trạng này.
Bị hôi miệng có thể do những nguyên nhân gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, khó chịu, tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hôi miệng có thể do nguyên nhân khác nhau, việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp điều trị tận gốc tình trạng này.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Miệng là nơi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, cộng thêm đặc tính của khoang miệng luôn ẩm ướt và các tác nhân khác như mảng bám, thức ăn dư thừa… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Lúc này, nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây ra các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng… làm cho bạn bị hôi miệng. Các nha sĩ khuyến cáo, bạn nên kết hợp đánh răng và dùng chỉ nha khoa để có thể loại bỏ hoàn toàn thức ăn dư thừa sau mỗi bữa ăn.
Khô miệng
Như chúng ta đã biết, nước bọt có tác dụng loại bỏ và phân hủy thức ăn thừa trong khoang miệng, giúp làm sạch miệng. Do đó, khi miệng khô, việc tiết nước bọt giảm, lượng tế bào chết trên lưỡi không được nước bọt rửa trôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây chính là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi.
Khô miệng tự nhiên xảy ra vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc có thể do các nguyên nhân khác như uống không đủ nước, hút thuốc lá…
Viêm Amidan
Khi hơi thở có mùi khó chịu, đau họng, cảm giác vướng và kèm theo đờm đặc trong cổ họng thì hãy nghĩ đến khả năng bạn bị viêm Amidan. Một số trường hợp những viên sỏi nhỏ, bị vi khuẩn bao phủ hình thành trên Amidan ở phía sau cổ họng cũng là tác nhân gây ra mùi hôi.
Ăn các thực phẩm có mùi đặc trưng
Việc sử dụng các thực phẩm có mùi như sầu riêng, tỏi, hành, nước mắm…trong các bữa ăn hàng ngày cũng khiến cho hơi thở có mùi. Vấn đề này giải quyết tương đối đơn giản, chỉ cần sau khi ăn vệ sinh răng miệng ngay sẽ khiến những mùi hôi này biến mất hoàn toàn.
Hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ gây tàn phá sức khỏe mà còn khiến hơi thở có mùi khó chịu. Hút thuốc dẫn đến tình trạng miệng khô, giảm tiết nước bọt, tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu và khoang miệng bị ám mùi của thuốc lá.
Hôi miệng do trào ngược dạ dày
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, hôi miệng do trào ngược dạ dày hiện đang là một tình trạng hay gặp hiện nay.
* Trào ngược dạ dày được hiểu là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nóng rát:
- Trào ngược dạ dày khiến cho lượng thức ăn tiêu hóa chưa được tiêu hóa ở trong dạ dày, dịch mật trào lên vòm họng, miệng và đọng lại một phần ở khoang miệng. Lượng thức ăn này sẽ luồn lách trong các khe, kẽ răng, hốc ở miệng. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi chua.
- Mặt khác, các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae có thể sản sinh ra khí hydro sunfua, vi khuẩn HP sinh ra khí Dimethyl sulphide, Hydro sunfua… Đây là những khí có mùi hôi hết sức đặc trưng, do vậy đa phần những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày khi thở thường có mùi khó chịu.
- Ngoài ra, chính lượng acid dạ dày trào ngược sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Lúc này, niêm mạc thực quản sẽ bị nhiễm khuẩn gây sưng, phù nề. Đây chính là tác nhân gây viêm họng và xuất hiện mùi hôi trong khoang miệng.
* Hôi miệng do trào ngược dạ dày thường kèm các triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày như:
- Ợ nóng, cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ. Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
- Buồn nôn: sự trào ngược của acid vào họng hoặc miệng, kích thích gây cảm giác buồn nôn.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: đây chính là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng acid trào lên.
- Đau tức ngực thượng vị: do acid trong dịch vị trào ngược lên sẽ gây kích thích các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản, từ đó cảm giác đau sẽ được sinh ra và khiến người bệnh cảm thấy đau tức ngực.
- Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như khó nuốt, mệt mỏi, khản tiếng…
Nếu như tình trạng hôi miệng kéo dài và kèm theo các triệu chứng kể trên ban nên đi thăng khám bác sĩ vì khả năng cao bạn đang bị trào ngược dạ dày gây ra hôi miệng.
>> Xem thêm: [Tổng hợp] 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà hiệu quả
3 cách khắc phục tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày
Hôi miệng do trào ngược dạ dày không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để điều trị triệt để tình trạng này, bệnh nhân cần đi thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày. Dưới đây là một số cách thường được các chuyên gia áp dụng để điều trị tình trạng này bạn có thể tham khảo.
Trị tận gốc trào ngược dạ dày bằng tây y hoặc các sản phẩm từ thảo dược
Điều trị bằng thuốc tây
Một số thuốc để điều trị nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
- Thuốc kháng acid: Alginate, Maalox….
- Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole…
- Thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin, Ranitidine…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Rebamipide…
Điều trị bằng các sản phẩm từ thảo dược
Các thuốc Tây y trên có thể xử lý tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày nhanh chóng. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận không đáp ứng tốt với thuốc. Bên cạnh đó việc sử dụng các thuốc Tây y thường xuyên kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi… Hiện nay, y học đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên để thay thế hoặc hỗ trợ tây y.
Một sản phẩm đang được giới chuyên gia đánh giá về chất lượng cũng như được hàng triệu bệnh nhân trào ngược tin dùng đó là Hỗn dịch dạ dày Anvitra, với các ưu điểm vượt bậc.
- Thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, là sự kết hợp hoàn hảo của 9 loại thảo dược quý như Chi tử, Can khương, Mộc hương, Hoài sơn….
- Được sản xuất tại nhà máy có quy mô lớn nhất, dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam, áp dụng EECV – công nghệ sản xuất hàng đầu của Đức.
- Hỗ trợ làm giảm hiệu quả các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
>> Xem thêm: [Vietnamnet] TPBVSK Anvitra nhận giải ‘Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng’ 2021
Thay đổi lối sống
Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị hôi miệng trào ngược dạ dày, cần kết hợp xây dựng và duy trì một lối sống khoa học để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Hạn chế các thực phẩm như rượu, cà phê, hành tỏi, thức ăn cay, nước cam, chanh… Đây là những tác nhân trực tiếp gây ra hôi miệng và làm bệnh lý trào ngược dạ dày tiến triển nặng hơn.
- Thay vào đó, nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, củ quả tươi. Chất xơ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn và giảm bớt tình trạng hôi miệng.
- Uống đủ 2L nước mỗi ngày. Nước không chỉ làm mới hơi thở, rửa trôi các vi khuẩn, thức ăn thừa trong miệng của bạn mà nó còn góp phần hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
- Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
- Nghỉ ngơi thư giãn đúng cách sau những giờ làm việc căng thẳng.
Một số cách khác giúp bạn đỡ bị hôi miệng khi bị trào ngược
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo cải thiện hôi miệng do trào ngược dạ dày vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây:
- Nhai kẹo cao su không đường: bạn biết đấy, kẹo cao su không chỉ có mùi thơm mát dễ chịu mà còn giúp kích thích tiết nước bọt tạo nên hơi thở thơm mát.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: đây là yêu cầu kiên quyết để có một hơi thở dễ chịu. Theo các chuyên gia nha khoa, cần đảm bảo đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng. Điều này sẽ giúp loại bỏ triệt để thức ăn bám trong kẽ răng hoặc vi khuẩn gây hôi miệng.
- Ăn các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua sẽ giúp khôi phục các vi khuẩn tốt cho tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng hôi miệng nói chung và chi tiết cụ thể về hôi miệng do trào ngược dạ dày. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của mình để có cách khắc phục hợp lý giúp bạn có hơi thở thơm mát và một cơ thể khỏe mạnh. Nếu cần thêm bất kể thông tin gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn qua số hotline miễn cước 1800 234 558
>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng