THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Giải mã trào ngược dịch mật – vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng

Giải mã trào ngược dịch mật – vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật là do đâu? Hãy cùng Anvitra tìm hiểu chi tiết về tình trạng trào ngược dịch mật trong bài viết sau đây nhé!

Trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là một chất lỏng có màu vàng lục, được sản xuất tại gan, qua ống dẫn mật, cô đặc lại và đổ về dự trữ trong túi mật. Bình thường, sau khi thức ăn xuống tá tràng, dịch mật sẽ được bơm từ túi mật xuống ruột non và thực hiện vai trò tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất béo.

Van môn vị giữa dạ dày và tá tràng có chức năng đóng mở cần thiết để đưa thức ăn xuống ruột một chiều, ngăn không cho dịch mật ở ruột trào ngược vào dạ dày. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó van môn vị đóng không kín, dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật và thức ăn vào dạ dày, lúc này được gọi là trào ngược dịch mật.

Nếu người bệnh bị kết hợp cả hiện tượng van tâm vị mở (van ngăn cách giữa dạ dày và thực quản) thì dịch mật sẽ tiếp tục trào ngược lên thực quản. Lúc đó, trào ngược dịch mật xảy ra cùng lúc với trào ngược dạ dày thực quản, gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho thực quản.

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật 

Khi van môn vị đóng không kín khiến dịch mật trào ngược lên dạ dày, thậm chí là cả thực quản. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dịch mật có thể kể đến như:

  • Các biến chứng phẫu thuật: phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn dạ dày trong quá trình điều trị ung thư, viêm loét hoặc giảm cân ở người béo phì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hai van chức năng quan trọng này (van môn vị và van tâm vị). Khi van môn vị đóng không khít sẽ dẫn tới tình trạng dịch mật rò rỉ từ tá tràng vào dạ dày và trào ngược lên thực quản.
  • Loét dạ dày: tổn thương do những vết loét gây ra làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy giảm. Thức ăn ứ đọng trong dạ dày lâu ngày dẫn đến tăng áp lực cho dạ dày, tạo điều kiện cho dịch mật và acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời, loét dạ dày tá tràng có thể gây tắc van môn vị, làm nó không thể đóng hoặc mở đúng cách…
  • Phẫu thuật túi mật: những người đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật dễ bị trào ngược dịch mật nhiều hơn so với những người bình thường. Do dịch mật không còn được dự trữ và tiết ra đều đặn theo nhu cầu. Lúc này, gan sản xuất dịch mật sẽ tiết trực tiếp cho hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng quá tải.

>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đau lưng – Tất tần tật những điều cần biết

3 dấu hiệu cảnh báo trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý khá hiếm gặp tuy nhiên không nên chủ quan. Trào ngược dịch mật có những điểm khá tương đồng với trào ngược dạ dày thực quản, chỉ khác ở điểm trào ngược không kèm theo thức ăn. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh lý trào ngược dịch mật bạn cần biết (Theo Mayoclinic) :

1. Đau bụng vùng thượng vị

Thông thường, những cơn đau có thể xuất hiện theo từng cơn dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài. Kèm theo đó là cảm giác nóng rát vùng thượng vị và vùng ngực.

2. Ợ nóng, để lại vị chua trong miệng, nôn ra các chất lỏng màu vàng hơi ngả xanh

Đây được xem là triệu chứng đặc trưng của bệnh trào ngược dịch mật.

3. Ho khan, khản tiếng

Các dịch vị và dịch mật từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây tổn thương cho lớp niêm mạc họng. Do đó, những bệnh nhân bị trào ngược dịch mật sẽ có các triệu chứng ho khan và khản tiếng, ảnh hưởng tới việc giao tiếp hàng ngày.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như giảm cân, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa…

Trào ngược dịch mật có tự khỏi được không?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc trào ngược dịch mật có tự khỏi được không? Câu trả lời là không. Đây là một bệnh lý đường tiêu hóa khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để có thể điều trị trào ngược dịch mật cần đi thăm khám bác sĩ và có phác đồ điều trị cụ thể tùy từng trường hợp, cần kết hợp giữa việc dùng thuốc, thay đổi lối sống và thậm chí phải nhờ đến các can thiệp y khoa khác.

>> Xem thêm: So sánh hiệu quả của thuốc Tây y trị trào ngược dạ dày với thuốc Đông y

Mức độ nguy hiểm và các biến chứng của trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý nguy hiểm, tuyệt đối không được xem thường. Nếu không có biện pháp can thiệp, kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ợ chua thỉnh thoảng thường không đáng lo ngại nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh lý này gây kích ứng và viêm mô thực quản (viêm thực quản).

Hẹp thực quản

Tiếp xúc nhiều lần với acid dạ dày, dịch mật sẽ gây ra những tổn thương trên thực quản. Sau khi những tổn thương này lành lại có thể hình thành mô sẹo ở thực quản dưới. Điều này khiến cho ống thực quản bị thu hẹp, cản trở quá trình nuốt và tăng nguy cơ mắc nghẹn thức ăn.

Barrett thực quản

Ở bệnh nhân trào ngược dịch mật, do tiếp xúc lâu dài với acid dạ dày hoặc sự kết hợp giữa acid và mật dẫn đến sự thay đổi màu sắc và thành phần của mô ở thực quản dưới. Các tế bào thực quản bị viêm sẽ có nguy cơ cao dẫn đến ung thư.

Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Viêm dạ dày

Ngoài việc gây kích ứng và viêm thực quản, trào ngược dịch mật cũng có thể làm kích ứng dạ dày (viêm dạ dày). Viêm dạ dày mãn tính cũng là một tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

>> Xem thêm: Barrett thực quản: Mọi kiến thức bạn cần biết từ chuyên gia

Phương pháp điều trị trào ngược dịch mật tốt nhất hiện nay

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị riêng. Thông thường, để điều trị trào ngược dịch mật cần kết hợp một trong số điều trị trào ngược dịch mật cần kết hợp một trong số các biện pháp sau:

Sử dụng thuốc điều trị 

Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược dịch mật thường được chỉ định như:

  • Acid ursodeoxycholic: có tác dụng giúp thúc đẩy dòng chảy của mật. Thuốc có khả năng làm giảm tần suất và mức độ của các triệu chứng, cơn đau liên quan đến trào ngược mật. Nếu nguyên nhân gây trào ngược dịch mật là do dạ dày chậm làm rỗng, thì việc dùng thuốc sẽ giúp làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn trong dạ dày của bạn.
  • Thuốc ức chế bơm proton: thường được kê đơn để điều trị GERD và Barrett thực quản, giúp ngăn quá trình sản xuất acid, giảm trào ngược.

Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thuốc này khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng những thuốc Tây y để điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dịch mật thì việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ là cần thiết. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm mình định sử dụng để chọn được sản phẩm thật sự có chất lượng.

Can thiệp y khoa

Sau một thời gian điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để giải quyết tình trạng trào ngược dịch mật. Những cuộc phẫu thuật có thể kể đến như:

  • Phẫu thuật chuyển hướng (Roux-en-Y): với mục đích chính là giúp giảm cân, phẫu thuật này được khuyến nghị cho những người đã phẫu thuật dạ dày trước đó có cắt bỏ môn vị. Trong phẫu thuật Roux-en-Y, các bác sĩ sẽ tiến hành tạo 1 đường dẫn lưu mật phía dưới bên trong ruột non, giúp chuyển mật ra khỏi dạ dày.
  • Phẫu thuật chống trào ngược: phẫu thuật này nhằm củng cố van và làm giảm trào ngược dịch vị lên thực quản. Phần dạ dày nằm gần thực quản nhất sẽ được cuốn lại và khâu xung quanh cơ thắt thực quản dưới.

Điều chỉnh lối sống

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và nhờ đến can thiệp y khoa thì xây dựng một lối sống khoa học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị trào ngược dịch mật.

  • Không được hút thuốc lá: do hút thuốc làm tăng sản xuất acid trong dạ dày và làm khô nước bọt, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và sức khỏe của cơ thể.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: nên chia nhỏ các bữa ăn giúp làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, giúp ngăn các van mở không đúng lúc.
  • Sau bữa ăn, nên ngồi nghỉ ngơi 2-3 giờ trước khi ngủ.
  • Hạn chế các thức ăn béo: việc dung nạp quá nhiều chất béo trong bữa ăn sẽ làm cản trở tốc độ tháo rỗng thức ăn ra khỏi dạ dày, làm giãn cơ vòng thực quản dưới.
  • Tránh đồ uống có ga, rượu bia, sôcôla, nước xốt giấm, hành tây, thức ăn cay vì chúng làm tăng sản xuất acid dạ dày.
  • Giảm cân khoa học và duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
  • Nâng cao giường của bạn khoảng 4-6 inch (10-15cm). Đây là độ nghiêng phù hợp có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Có thể tập các bộ môn như đi xe đạp, yoga, ngồi thiền…

>> Xem thêm: Bài tập chữa trào ngược dạ dày: Con dao 2 lưỡi nếu không làm đúng

Trào ngược dịch mật nên ăn gì?

Chế độ ăn uống là vấn đề vô cùng quan trọng đối với với người bị trào ngược dịch mật. Sau đây là một số thực phẩm bệnh nhân trào ngược dịch mật nên lựa chọn:

  • Sữa chua: chứa các vi khuẩn probiotics, là những vi khuẩn rất tốt cho đường tiêu hóa của bạn và giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho đường ruột của khỏe mạnh.
  • Táo: giàu pectin và chất xơ hòa tan.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: có tác dụng làm giảm táo bón và một số sợi ngũ cốc hoạt động giống như prebiotics, giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Rau xanh: đây là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan tuyệt vời, làm tăng tốc độ đi qua đường tiêu hóa của bạn. Đồng thời, rau xanh cũng là một nguồn cung cấp magie dồi dào, làm giảm táo bón, cải thiện các cơn co thắt trong đường tiêu hóa của bạn.
  • Cá hồi là một nguồn acid béo omega-3 tuyệt vời, giúp giảm tình trạng viêm, cải thiện tiêu hóa.
  • Gừng – nguyên liệu truyền thống trong Đông y có tác dụng làm cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

Hy vọng rằng với những chia sẻ của Anvitra về bệnh trào ngược dịch mật ở bài viết trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần chuyên gia Anvitra giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline miễn cước  1800 234 558.

>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng

anvitra-cta-diem-ban

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.