Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho dịch dạ từ dạ dày trào ngược lên thực quản, cổ họng, đường hô hấp. Có một số loại thực phẩm khiến cho cơn trào ngược dạ dày trở nên khó kiểm soát hơn. Người bệnh cần có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, tuân thủ sát sao thực đơn cho người trào ngược dạ dày để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Thực đơn ăn uống ảnh hưởng như thế nào với người bị trào ngược dạ dày
Với những người thỉnh thoảng gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày thì đây sẽ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Có khoảng 13 – 19% dân số trên thế giới mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên có những trường hợp bị nóng rát ngực, đầy bụng và ợ hơi liên tục, tăng lên sau ăn uống. Đó là dấu hiệu của bệnh cần quan tâm.
Ekta Gupta – Bác sĩ tiêu hóa tại bệnh viện Johns Hopkins Medicine cho biết: “Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày. Và việc điều chỉnh chế độ này cũng là phương pháp điều trị căn bản nhất dành cho người bệnh”.
Gupta cũng cho biết thêm, thực phẩm là tác nhân chính khiến cho thực quản bị giãn và làm chậm quá trình tiêu hóa từ đó gây ra chứng ợ nóng. Triệu chứng này gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh.
Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho người bị trào ngược
Không có thực đơn cho người trào ngược dạ dày có thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh này. Nhưng có một số dạng thực phẩm đặc thù có thể làm dịu các triệu chứng. Khi xây dựng chế độ ăn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
1. Protein nạc
Một trong những ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân trào ngược dạ dày là các loại thực phẩm giàu protein nạc, ít chất béo như:
- Thịt gà và thịt gia cầm
- Hải sản
- Đậu phụ
- Trứng
Cần lưu ý, đối với những người bị dị ứng với trứng chỉ nên ăn lòng trắng. Lòng đỏ có tỷ lệ chất béo cao dễ gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, để giữ được chất dinh dưỡng có trong nhóm thực phẩm giàu protein, nên chế biến bằng cách nướng, luộc, trần. Tuyệt đối không chiên rán, ăn thịt phải bỏ da.
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ rất dễ tiêu hóa, hơn nữa chúng còn có khả năng hấp thụ acid dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trào ngược thực quản. Một số loại thực phẩm nên xuất hiện trên bàn ăn của người bệnh:
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng
- Hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia, hạt lanh
- Những loại trái cây không có múi như chuối, dưa, táo và lê
- Nhiều nhóm rau củ quả khác nhau
Đây là những nguồn cung chất xơ lành mạnh mà người mắc trào ngược dạ dày cần tham khảo. Nhưng trong quá trình chế biến hạn chế sử dụng hành và tỏi vì đây là thực phẩm gây kích phát cơn trào ngược.
3. Chất béo lành mạnh
Chất béo tuy có hàm lượng calo cao nhưng không thế thiếu trong thực đơn ăn kiêng của người bị trào ngược dạ dày. Không phải chất béo nào cũng gây hại cho sức khỏe. Nên tránh hoặc hạn chế ăn chất béo bão hòa (có trong thịt, sữa) và chất béo chuyển hóa (có trong đồ ăn chế biến sẵn, bơ thực vật và sản phẩm làm từ sữa).
Hãy thử thay thế dần dần bằng các chất béo lành mạnh như:
- Chất béo không bão hòa đơn: các loại dầu làm từ ô liu, mè, cải dầu và hướng dương; bơ; đậu phộng và bơ đậu phộng.
- Chất béo không bão hòa: các loại dầu làm từ cây rum, đậu nành, ngô, hạt lanh và quả óc chó; đậu nành và đậu phụ; cá hồi.
>> Xem thêm: Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn 3 nhóm rau này để khỏe hơn
Thực đơn 7 ngày cho người mắc trào ngược dạ dày
Một thực đơn được sắp xếp cụ thể sẽ kiểm soát tốt các loại thực phẩm có lợi và hại cho cơn trào ngược dạ dày, việc chọn không đúng thực phẩm là 1 tác nhân gây ra bệnh này. Do đó, Anvy sẽ đưa ra gợi ý thực đơn dành cho người bị trào ngược dạ dày.
Ngày thứ nhất
Bữa sáng:
- 1 bát cháo yến mạch
- 1 cốc sữa ít béo
- 3 lòng trắng trứng và 1 quả trứng nguyên
Hạt yến mạch có lớp vỏ ngoài giàu chất xơ giúp giảm táo bón và nhuận tràng. Khi nấu lên thành cháo có thể hấp thụ acid và giảm các triệu chứng trào ngược. Trứng luộc kỹ và sữa tươi sẽ giúp cho người bị trào ngược không bị đầy bụng.
Bữa trưa:
- Gạo lứt
- Cá ngừ
- Rau xanh
- 1 quả chuối
Gạo lứt giàu dinh dưỡng kết hợp với cá ngừ với lượng Omega-3 rất phong phú giúp đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Bữa tối:
- Gà luộc
- 1 củ khoai tây cỡ vừa
- Một nửa bát đậu xanh
- Nửa bát cơm trắng
Bữa tối không nên quá no để dạ dày được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc liên tục. Bữa tối có đầy đủ thịt nạc và chất xơ sẽ giúp dạ dày “êm” hơn mà vẫn đảm bảo không bị thiếu chất.
Ngày thứ hai
Bữa sáng:
- Mì Ý nui ăn kèm với sốt lá húng quế ăn với thịt băm hoặc tôm
- Rau luộc
- Tráng miệng bằng hoa quả
Nếu đã chán cơm thì hãy thử đổi sang mì nui, loại thực phẩm này cũng rất giàu chất xơ. Mặc dù mì ý thường nấu chung với sốt cà chua nhưng món ăn này không dành cho người mắc trào ngược dạ dày. Đổi sang sốt rau củ như húng quế vừa ngon lại vừa an toàn cho dạ dày.
Bữa trưa:
- Khoai lang
- Cà rốt baby
- Cá hồi nướng
Khoai lang có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe và rất dễ chế biến có thể ăn kèm cùng với cà rốt baby. Cá hồi nướng cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bữa tối:
- Trứng luộc
- Sữa chua ít chất béo
- 1 quả táo
Bữa tối trông hơi ít nhưng lại rất ngon miệng khiến cho người mắc trào ngược dạ dày không bị đầy hơi. Hãy nhớ ăn trứng mà không ăn kèm với dầu hoặc bất cứ loại bơ nào.
>> Xem thêm: Bệnh trào ngược họng thanh quản: triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp
Ngày thứ ba
Bữa sáng:
- Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám ăn kèm với hạt và quả mọng
- Sữa tươi ít béo
Bữa sáng điển hình của người Việt nhưng cần phải thay đổi một chút để không làm ảnh hưởng tới dạ dày. Tránh cho thêm gia vị như tương ớt, phô mai vì chúng là dạ dày khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa. Hạn chế ăn phần vỏ ngoài khô cứng và bánh mì gối trắng do không tốt cho sức khỏe.
Bữa trưa:
- Salad rau củ kèm tôm hoặc cá hồi
- Súp
Có những ngày dạ dày bí bách khó chịu thì các món ăn nhẹ nhàng nhiều chất xơ là cứu cánh hoàn hảo. Salad kết hợp với món súp nấu nhạt, cho ít gia vị và dùng nhiều thực phẩm giàu kiềm là thứ nên có trên thực đơn cho người trào ngược dạ dày
Đối với salad nên tránh tuyệt đối các nguyên liệu gây trào ngược như ớt, cà chua, củ cải, dưa chuột, nước sốt béo, giấm hoặc nước sốt làm từ cam quýt. Thay vào đó nên thử các loại rau như cải xoăn, rau bina, rau diếp, đậu Hà Lan, bông cải xanh, cà rốt hoặc bí xanh. Đừng quên bỏ qua các loại thịt nạc như ức gà, tôm hoặc cá hồi.
Bữa tối:
- Cơm gừng
- Nấm xào cà rốt
- Ức gà nướng
Bữa tối chỉ nên ăn ít, vì vậy đối với mỗi món này chỉ nên ăn một lượng thức ăn “vừa lòng bàn tay”. Khi nấu nướng chỉ nêm nếm ít gia vị, không dùng hạt tiêu và tránh sử dụng bơ hoặc dầu khi chế biến.
Ngày thứ tư
Bữa sáng
- Cháo gà đậu xanh
Cháo là thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa cũng dễ hấp thu. Vậy nên nhiều người lựa chọn món ăn này cho bữa sáng chuẩn nhanh – gọn – nhẹ.
Bữa trưa
- 1 bát cơm
- Cá hấp
- Rau cải luộc
- Tráng miệng dưa hấu
Những món ăn được chế biến đơn giản không mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị. Người bị trào ngược nên ăn nhiều đồ luộc, hạn chế chiên rán hoặc nướng trên lửa.
Bữa tối:
- 1 bát cơm
- Đậu phụ hấp
- Rau muống luộc
- Thịt luộc
Một bữa ăn với đầy đủ dưỡng chất gồm protein nạc, chất xơ và chất béo lành mạnh cho người bệnh trào ngược dạ dày. Sau khi ăn xong không được nằm ngay để ngăn không cho cơn trào ngược xuất hiện.
Ngày thứ năm
Bữa sáng:
- Ngô luộc
- Một cốc nước nghệ mật ong
Nước nghệ mật công có khả năng làm dịu các triệu chứng trào ngược vào buổi sáng. Bổ sung thêm ngô hoặc khoai để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
Bữa trưa:
- 1 bát cơm
- Tôm rang
- Su hào luộc
- Canh bí đao
- Quả lê
Người mắc trào ngược dạ dày do thừa cân cần phải nỗ lực thay đổi thói quen ăn uống thường ngày để có cơ thể khỏe mạnh. Những món ăn kể trên cần hạn chế nêm nếm gia vị để không kích phát cơn trào ngược dạ dày.
Bữa tối:
- Cơm
- Trứng rán
- Canh rau cúc tần
Nếu không muốn nạp quá nhiều protein trong ngày bằng thịt hoặc cá thì đây là thực đơn mà người bệnh nên thử. Món ăn tuy đơn giản nhưng rất giàu dinh dưỡng và ngon miệng.
>> Xem thêm: Bài tập chữa trào ngược dạ dày – con dao 2 lưỡi nếu làm không đúng
Ngày thứ sáu
Bữa sáng:
- Bột yến mạch
- Chuối thái lát & quả mọng
- Bánh nướng xốp nguyên hạt
Những ngày cuối tuần có nhiều thời gian rảnh vào buổi sáng thì hãy chọn thực đơn cầu kỳ một chút. Pha một ít bột yến mạch nguyên chất cùng nước hoặc sữa không béo, trộn cùng với vài lát chuối và quả mọng để tăng hương vị. Nếu vẫn còn đói thì hãy nhâm nhi thêm một ít bánh nướng xốp nguyên hạt.
Bữa trưa:
- Cơm gạo lứt
- Cá hấp gừng
- Đậu phụ om cà chua
- Bắp cải luộc
Mặc dù cà chua là loại thực phẩm cần hạn chế với người bị trào ngược nhưng nếu ăn một chút cùng đậu phụ cũng không gây hại. Đây là thực đơn mà người bị trào ngược có thể ăn cùng với gia đình.
Bữa tối:
- Cơm
- Thịt gà kho nhạt
- Canh bí đỏ
Một thực đơn ăn kiêng vừa hỗ trợ giảm cân, đủ dinh dưỡng lại vừa an toàn cho bệnh trào ngược dạ dày không hề phức tạp. Đây là mâm cơm sử dụng thực phẩm “an toàn” cho người bệnh.
Ngày thứ bảy
Bữa sáng:
- Phở gà xé phay
Món ăn quen thuộc của người Việt trong những ngày cuối tuần. Món này rất ngon mà không hề gây hại cho dạ dày.
Bữa trưa:
- Cơm gạo lứt
- Gà luộc
- Canh rong biển thịt băm
- 1 quả chuối tráng miệng
Khi đã quen với chế độ ăn kiêng giảm cân thì những món ăn “nhạt” cũng dần trở nên ngon miệng và hợp khẩu vị hơn. Đây là bữa cơm đủ dinh dưỡng, ngon mà còn rất dễ chế biến
Bữa tối:
- Cơm gạo
- Thịt bò bít tết nạc
- Rau bina
Hãy tự thiết đãi bản thân bằng một món ăn ngon vào cuối tuần. Lưu ý nên lựa chọn thịt bò nạc thăn xay (98% nạc) hoặc thịt bò thăn để chế biến món bít tết. Nên chế biến bằng cách nướng miếng thịt để mỡ từ thịt chảy ra ngoài. Ăn kèm cùng rau bina và một ít gạo lứt để bổ xung thêm chất xơ.
TPBVSK Anvitra dùng cho người trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng
Ngoài những món ăn thường ngày, với người bị trào ngược dạ dày nên quan tâm đến một sản phẩm là TPBVSK Anvitra.
TPBVSK Anvitra với công dụng: Hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, cải thiện các biểu hiện và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ giảm các biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản.
Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, dùng hiệu quả cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện: đầy chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát thượng vị. Người hay uống bia, rượu hoặc thuốc gây hại cho dạ dày.
Để thưởng thức những bữa ăn ngon miệng mà không bị “quấy rầy” bởi chứng trào ngược dạ dày, người bệnh có thể uống Anvitra trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 tiếng. Kết hợp cùng với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cải thiện tốt bệnh trào ngược dạ dày.
Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn thông tin gì hãy liên hệ với công ty Anvy qua tổng đài hotline miễn phí 1800 234 558 để được các chuyên gia tư vấn đầy đủ chính xác nhất.
>> Xem thêm: Tìm mua nhà thuốc bán Anvitra chính hãng: Tra cứu ngay tại đây!