Dược sĩ Dung Lê 26/10/2021
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh trào ngược họng thanh quản được xem là căn bệnh trào ngược thầm lặng. Vì sao ư? Bởi đây là căn bệnh có rất ít triệu chứng hiện diện rõ ràng và có thể lầm nhẫn với các biểu hiện bệnh đường hô hấp thông thường. Để tìm hiểu rõ về căn bệnh thầm lặng này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chuyên gia dạ dày Anvy nhé!

Bệnh trào ngược họng thanh quản (LPR) là gì?

Trào ngược thanh quản (LPR) được định nghĩa là tình trạng acid được tạo ra trong dạ dày đi lên thực quản (ống nuốt) và đến cổ họng, có thể trào vào vùng hầu họng thậm chí vào đường mũi. Khác với trào ngược dạ dày (GERD) là dòng chảy của acid dạ dày chỉ trào vào thực quản. Đây là 2 trạng thái phổ biến của các bệnh trào ngược acid. 

Theo El-Serag, tỷ lệ mắc 2 loại bệnh trào ngược (GERD và LPR) đã tăng 4% mỗi năm kể từ năm 1976. Dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy sự gia tăng tỷ lệ ung thư thực quản 600% kể từ năm 1975. Hơn nữa, người ta ước tính rằng bệnh trào ngược họng thanh quản LPR hiện diện ở hơn 50% bệnh nhân mắc chứng khó thở.

Triệu chứng “tố cáo” bạn đang bị mắc bệnh trào ngược họng thanh quản

Theo NCBI – viện nghiên cứu khoa học Hoa Kỳ, bệnh trào ngược họng thanh quản có các triệu chứng liên quan chủ yếu đến vùng họng, cụ thể như sau:

Ngứa họng, vướng họng

Hầu hết bệnh nhân bị trào ngược họng thanh quản đều có cảm giác vướng đàm, có u bướu, mắc dị vật… ở họng khi nhiều khi ít. Do acid liên tục trào ngược từ dạ dày lên vùng họng và thanh quản nên người bệnh thường có cảm giác ngứa rát ở vùng họng, người bệnh thường khó chịu giống như mắc phải thứ gì đó. Cảm giác trên thường thấy rõ khi nuốt nước bọt.

Giọng yếu, ho khan, thường bị khàn giọng vào buổi sáng

Hắng giọng quá mức, ho, khàn giọng và yết hầu nổi gồ lên (cảm giác nổi cục ở cổ họng) là các triệu chứng phổ biến nhất của LPR. Khàn giọng – âm sắc của giọng nói bị thay đổi là một triệu chứng thay đổi, xảy ra nhiều vào buổi sáng và cải thiện trong ngày. Người bị trào ngược họng thanh quản thường nói hụt hơi, giọng nói yếu do acid hay pepsin trào ngược lên thực quản khiến họng bị phù nề, xung huyết.

Ho mãn tính, ho có đờm

Tình trạng ho do mắc bệnh trào ngược họng thanh quản thường là ho khan, ho có đờm, ho kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nhiều trường hợp ho lâu hơn có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với triệu chứng ho do liên quan đến họng, phổi hay đường hô hấp. Vì thế, người bệnh phải xem xét thêm các triệu chứng khác để biết mình mắc bệnh nào.. 

Ợ hơi, ợ chua và đau thượng vị

Một số người mắc bệnh trào ngược họng thanh quản LPR hay bị ợ chua, trong khi những người trào ngược GERD ít hoặc không bị ợ chua vì các chất trong dạ dày trào ngược không lưu lại trong thực quản đủ lâu để gây kích ứng các mô xung quanh. Những người mắc LPR nghiêm trọng hơn có thể bị mài mòn men răng do sự hiện diện của các chất trong dạ dày ở khoang miệng.

Triệu chứng LPR ở trẻ em

Theo wikipedia, trào ngược họng thanh quản ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường biểu hiện với một loạt các triệu chứng đặc trưng. Các triệu chứng gặp ở trẻ mắc LPR bao gồm ho, khàn tiếng, thở rít, viêm họng, hen suyễn, nôn, cảm giác khó thở, thở khò khè, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng thường gặp của LPR ở trẻ sơ sinh bao gồm thở khò khè, thở gấp. Ngoài ra bé còn hay ho dai dẳng, hay tái phát, ngưng thở, khó bú, hút, hay nôn trớ và chậm phát triển. 

Các đặc điểm của triệu chứng

Các triệu chứng của trào ngược họng thanh quản thường xảy ra vào ban ngày, đặc biệt vào buổi sáng. Tuy nhiên, trào ngược họng thanh quản gây ra ít triệu chứng, một số triệu chứng thường bị nhầm lẫn với biểu hiện bệnh lý hô hấp thông thường do thời tiết như ho khan, vướng họng, có đờm… Mặt khác, hầu hết những người bị trào ngược thầm lặng không bị ợ chua nên nhiều người không nhận biết bệnh kịp thời để chữa trị. Vì thế, khi gặp phải một trong những triệu chứng trên, bạn cần phải đến các cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời.

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh trào ngược họng thanh quản?

Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh trào ngược họng thanh quản

Theo các nghiên cứu, LPR xảy ra là do acid trong dạ dày trào lên cổ họng. Khi ăn, thức ăn sẽ đi từ miệng, xuống thực quản và vào dạ dày. Sau đó, hệ thống tiêu hóa của bạn bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất thải.

Đôi khi acid trong dạ dày có thể thoát ngược trở lại thực quản của bạn. Nhưng cơ thể của bạn được thiết kế để ngăn chặn điều này. Các vòng cơ thắt (cơ vòng) xung quanh phần dưới và phần trên của thực quản co lại để giữ cho các chất trong dạ dày không trào ngược lên thực quản và cổ họng. 

Những người bị trào ngược có thể do cơ thắt không đóng lại được. Khi cơ này không thể đóng lại, các chất acid trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản rồi vào thanh quản gọi là trào ngược họng thanh quản.

Các yếu tố gián tiếp thầm lặng thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh

Ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể mắc hội chứng trào ngược họng thanh quản. Các yếu tố âm thầm là nguy cơ gây nên bệnh trào ngược bao gồm:

  • Các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, ăn quá nhiều, thường xuyên uống rượu, hay ăn thức ăn cay, béo và các loại nước có ga
  • Sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia
  • Những người sử dụng giọng nói của họ thường xuyên và lớn, chẳng hạn như giáo viên và ca sĩ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
  • Các nguyên nhân thực thể như cơ thắt thực quản bị biến dạng hoặc rối loạn chức năng, tiêu hóa kém làm rỗng dạ dày chậm hoặc người thừa cân
  • Trẻ emtrẻ sơ sinh có thể bị trào ngược thường xuyên hơn do cơ thắt thực quản trên và dưới của chúng không đủ mạnh để đóng chặt lại. Điều này có thể cải thiện khi trẻ lớn hơn                                                                                            

Trào ngược họng thanh quản được chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc trào ngược họng thanh quản khi thấy có những triệu chứng đã nêu trên, bạn hãy đến các bệnh viện hoặc các cơ sở ý tế để thăm khám. Để chẩn đoán LPR, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ những vấn đề liên quan như hỏi về tiền sử các triệu chứng, phương pháp điều trị bạn đã từng dùng và thời điểm các triệu chứng có khả năng xảy ra. (theo nghiên cứu Laryngopharyngeal Reflux (LPR): Symptoms, Diagnosis & Treatment (clevelandclinic.org))

Ngoài ra, nếu bạn bị trào ngược âm thầm để lại sẹo hoặc tổn thương trên thực quản, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tai mũi họng. Bác sĩ tai mũi họng có thể giúp bạn điều trị các tổn thương do trào ngược gây ra. 

Bạn có thể được yêu cầu nội soi thanh quản để kiểm tra tình trạng phù nề và ban đỏ, đặc biệt là ở vùng sau. Đây là phương pháp chính được các bác sỹ sử dụng để chẩn đoán LPR. Hình ảnh U hạt, loét tiếp xúc và phù nề hạ thanh quản cũng là những tổn thương phổ biến, được quan sát thấy ở 90% các trường hợp LPR.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác có thể thay thế hoặc kết hợp với nội soi thanh quản, để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản đã được kiểm chứng lâm sàng như: đo độ pH, chụp X-quang thực quản… Bác sĩ có thể xem xét các hình ảnh tổn thương và kiểm tra độ pH thực quản để đưa ra kết luận bệnh giúp cho việc điều trị kịp thời và đúng đắn nhất. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu trào ngược thanh quản không được điều trị?

Chẩn đoán và điều trị là chìa khóa để giải quyết các triệu chứng và tránh tổn thương thực quản, cổ họng, phổi, hầu họng và thanh quản của bạn. Hầu hết mọi người sẽ dùng thuốc điều trị và thực hiện một số thay đổi lối sống. Một số trường hợp chỉ cần thay đổi lối sống mà không cần phải dùng thuốc điều trị bệnh đã cải thiện nếu mới bị và tình trạng còn nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời LPR có thể dẫn đến các biểu hiện:

  • Đau họng
  • Ho mãn tính
  • Sưng các nếp gấp thanh quản
  • Loét (vết loét hở) trên các nếp gấp thanh quản
  • Hình thành u hạt (khối) trong cổ họng và có thể gây ra ung thư thanh quản
  • Nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn, bệnh khí thũngviêm phế quản

Tổng hợp các liệu pháp điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Bệnh trào ngược họng thanh quản hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để giảm các triệu chứng bệnh

Rất nhiều các trường hợp bị trào ngược họng thanh quản không cần chăm sóc y tế mà vẫn có thể khỏi bệnh bằng cách thay đổi lối sống, bao gồm những điều sau:

  • Thực hiện theo một chế độ ăn uống nhạt (lượng acid thấp, ít chất béo, không cay).
  • Ăn chia ra nhiều bữa nhỏ.
  • Giảm cân.
  • Tránh sử dụng rượu, thuốc lá và cafe.
  • Không ăn trước khi đi ngủ 2 tiếng.
  • Nâng cao gối của bạn trước khi ngủ. Đặt một vật cứng, rắn (như tấm ván) nâng phần đầu trên của đệm lên 15-20 cm. Điều này sẽ giúp nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể, ngăn không cho axit dạ dày trào ngược vào cổ họng.
  • Tránh cao giọng, hắng giọng.

Sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng tự nhiên để chữa bệnh

Việc sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng tự nhiên cũng giúp cải thiện tình trạng LPR đáng kể. Theo trang thông tin về sức khỏe hàng đầu Hoa Kỳ, bạn có thể dùng một hoặc nhiều loại thuốc để điều trị LPR như:

  • Thuốc ức chế bơm proton như dexlansoprazole (Dexilant), esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole và natri bicarbonate (Zegerid)… để giảm acid dịch vị.
  • Thuốc chẹn H2 như cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid) hoặc nizatidine để giảm acid dịch vị.
  • Các tác nhân prokinetic tăng cường nhu động đường tiêu hoá và tăng áp lực của cơ thắt thực quản dưới. Những loại thuốc này không được sử dụng phổ biến vì chúng có liên quan đến tác dụng phụ đối với nhịp tim và tiêu chảy .
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc để giúp bảo vệ màng nhầy niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc kháng acid để giúp trung hòa acid. Chúng được sử dụng phổ biến hơn cho các triệu chứng của chứng ợ nóng .

Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các loại thuốc Đông y để trị bệnh. 

Bên cạnh đó, các thực phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên cũng được nhiều người tin dùng hiện nay. Ví dụ như TPBVSK ANVITRA của công ty cổ phần Anvy là một trong những sản phẩm hỗ trợ giảm biểu hiện trào ngược dạ dày an toàn và hiệu quả. Được chọn lọc và chiết xuất từ những loại thảo dược tốt, sử dụng công nghệ sản xuất tiêu chuẩn của Đức, Anvitra đã chiếm được sự tin tưởng của khách hàng trong suốt 6 năm qua.

>> Xem thêm về trải nghiệm của khách hàng khi dùng Hỗn dịch ANVITRA

Chữa trào ngược họng thanh quản bằng cách phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh của bạn ngày càng nghiêm trọng dù đã thử qua các liệu pháp chữa trị dễ dàng hơn như trên, bác sỹ có thể đưa ra cho bạn chỉ định phẫu thuật. Cho đến nay, các hướng dẫn lâm sàng của Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật nội soi và tiêu hóa Hoa Kỳ (SAGES) khuyến nghị phẫu thuật chống trào ngược cho những bệnh nhân sau:  

  • Không đáp ứng với điều trị bằng thuốc; 
  • Có biểu hiện ngoài thực quản đáng kể như hít thở không thông, hen suyễn hoặc ho; 
  • Có biến chứng của hẹp đường tiêu hóa giống GERD.

Trào ngược họng thanh quản nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lý giúp chống trào ngược họng thanh quản, nhờ đó giúp loại bỏ các nguy cơ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.  

Chế độ ăn cân bằng và khoa học của người mắc LPR thường có nhiều chất xơ, protein nạc và rau . Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy, tăng chất xơ và hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn có thể bảo vệ chống lại các triệu chứng trào ngược.

Một số loại thực phẩm này bao gồm:

  • Thịt nạc, nên ăn các loại thịt trắng như thịt gà, cá,..
  • Các loại ngũ cốc
  • Chuối
  • Táo
  • Đồ uống không chứa caffeine
  • Nước
  • Rau xanh
  • Cây họ đậu

Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về hội chứng trào ngược họng thanh quản mà bạn nhất định phải nắm rõ. Hi vọng qua đây các bạn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh của mình và kịp thời chữa trị để tránh gây ra các ảnh hưởng tồi tệ khác. Chúc các bạn sớm thành công trong việc chữa trị của mình. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận dưới đây hoặc liên hệ với hotline miễn cước 1800 234 558 để được chuyên gia về dạ dày tư vấn thêm nhé!

XEM THÊM: 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...