Dược sĩ Dung Lê 02/08/2021
5/5 - (3 bình chọn)

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường xuyên xảy ra với các biểu hiện điển hình như ói, ọc sữa qua mũi hoặc miệng… Nếu các mẹ gặp hiện tượng này với con của mình, thì hãy theo dõi hướng dẫn của Anvitra qua bài viết dưới đây để có cách xử lý an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, phổ biến nhất lúc trẻ khoảng 4-6 tháng tuổi, sau đó giảm dần khi trẻ lớn lên. Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường là: ói, ọc sữa qua mũi hoặc miệng.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do sinh lý

Thường gặp với trẻ từ mới sinh đến 6 tháng tuổi, nguyên nhân có thể do:

  • Mẹ cho trẻ bú sai tư thế: nhiều mẹ thường có thói quen vừa nằm vừa cho bé bú vào ban đêm. Tuy nhiên, ở tư thế này dạ dày sẽ nằm ngang nên khi sữa xuống đến dạ dày sẽ lại bị trào ngược lên miệng. 
  • Hệ tiêu hóa trẻ chưa ổn định: do cơ thắt thực quản dưới của trẻ đóng mở chưa đều, trẻ dễ bị ngào ngược thức ăn.

Khi nào trẻ sơ sinh hết bị trào ngược dạ dày sinh lý?

Đối với trường hợp trào ngược dạ dày do sinh lý, tình trạng trào ngược sẽ giảm dần theo thời gian và thường sẽ ổn định dần trong giai đoạn trẻ từ 6 đến 12 tháng.

Mặc dù trẻ bị trớ sữa nhiều lần trong ngày nhưng trẻ vẫn có thể trạng tốt, bú đều, không bị giảm cân và vẫn tươi tỉnh.

Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày do bệnh lý

Nguyên nhân của bệnh là do:

  • Trẻ mắc dị tật bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, sa dạ dày làm cho cơ thắt thực quản dưới của trẻ yếu
  • Một số trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tâm vị bẩm sinh… cũng có khả năng bị trào ngược dạ dày thực quản

Nếu là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý thì hiện tượng trào ngược sẽ xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn. Ví dụ ngoài hiện tượng trớ ọc sữa, trẻ bị kèm thêm chậm lên cân, biếng ăn, sút cân, hay bị khò khè kéo dài, viêm phổi tái phát nhiều lần cùng các triệu chứng bên ngoài đường tiêu hóa…  

Khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng sau đây đi kèm nôn trớ, các bậc cha mẹ nên lưu ý cho bé đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể gây trào ngược dạ dày thực quản ở bé:

  1. Nôn nhiều, nôn dữ dội
  2. Máu hoặc dịch màu xanh trớ ra
  3. Tăng cân chậm
  4. Trẻ quấy khóc, kéo dài không ngừng nghỉ
  5. Bỏ ăn, bỏ uống

>> Theo dõi thêm thông tin chi tiết tại bài viết [CHI TIẾT A-Z] CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY CHO TRẺ SƠ SINH, TRẺ NHỎ

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản?

Cha mẹ lưu ý và biết chăm bé đúng cách sẽ giúp hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, đồng thời khiến bé vượt qua giai đoạn này dễ chịu hơn, đảm bảo trẻ tăng trưởng tốt. 

Với trẻ bú mẹ trực tiếp

Mẹ nên cho trẻ bú vú bên trái trước. Bởi lúc bú bên trái bé sẽ nằm nghiêng phải. Lúc này lượng sữa trong dạ dày còn ít nên việc nằm nghiêng phải không khiến cho sữa trong dạ dày bị trào ngược ra. 

Sau đó, mẹ chuyển bé bú vú bên phải, lúc này bé sẽ nằm nghiêng bên trái giúp sữa dễ dàng đi xuống dạ dày, không gây ra trào ngược. 

Với trẻ bú bình

Khi cho trẻ bú, cha mẹ nên đặt bình sao cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. 

  • Không nên cho bé bú lúc bé đang quấy khóc vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. 
  • Khi trẻ bú xong, nên bế trẻ lên theo tư thế thẳng trong khoảng 15 – 20 phút. Cha mẹ giúp bé ợ hơi bằng cách đặt ngực bé áp vào một bên ngực mẹ, cằm bé kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng của bé. Sau đó, nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng phía bên trái, kê gối hơi cao. 

* Cha mẹ lưu ý, hạn chế cho trẻ bú nằm vì sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, trớ sữa. Không đưa bé lên xuống sau khi bú. 

Để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ, cha mẹ nên chia nhỏ lượng sữa, thức ăn thành nhiều lần. Không nên ép trẻ bú nhiều, ăn nhiều. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú của trẻ là 2 giờ và tối đa là 4 – 5 giờ. 

Cố gắng đảm bảo lượng sữa, thức ăn trong ngày của trẻ.

Chú ý: sơ cứu trẻ sơ sinh khi bị sặc sữa

Nếu trong trường hợp trẻ bị trào ngược gây sặc sữa với biểu hiện tím tái, ngưng thở, các mẹ cần làm thông thoáng đường thở cho trẻ bằng cách lập tức cho trẻ nằm nghiêng, vỗ nhẹ lưng, vỗ ngực theo bài hướng dẫn dưới đây: 

Với các trường hợp nào mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay?

  • Thấy máu hoặc dịch mật (màu xanh) trong dịch bé ói ra
  • Trào ngược làm bé khó thở hoặc ngưng thở trên 10s
  • Bé chuyển từ trạng thái trớ sang nôn ói

Chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời không tránh khỏi có những vấn đề về sức khỏe của trẻ xảy ra khiến cha mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng vì lúc này cơ thể bé đang dần hoàn thiện và thích nghi với môi trường. Bài viết trên đây do dược sĩ Anvitra chia sẻ hi vọng sẽ đem đến cho các cha mẹ trẻ có thêm kiến thức hữu ích về trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800.234.558 hoặc inbox hộp thư để được giải đáp đầy đủ hơn.

>> Xem thêm: [Chi tiết] Thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh

 

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...