Dược sĩ Dung Lê 20/09/2021
5/5 - (2 bình chọn)

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến mà bố mẹ nào cũng lo lắng sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Do vậy, việc hiểu biết đầy đủ và chính xác về các thuốc điều trị, cách sử dụng và lưu ý khi dùng là điều rất cần thiết. Hãy cùng Anvitra làm rõ qua bài viết dưới đây:

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh hiện nay như thế nào?

Với tình trạng trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể có thể khuyên thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ em, trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật.

Trong đó biện pháp đầu tiên là thay đổi lối sống.

Thay đổi lối sống cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản

Tuỳ vào độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể khuyên bố mẹ các biện pháp thay đổi lối sống để chống trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ như sau:

Thay đổi lối sống ở trẻ sơ sinh bị trào ngược

  • Nâng cao gối hay đầu giường của bé
  • Giữ bé dựng thẳng 30 phút sau khi bú
  • Thêm: vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi bú
  • Dùng sản phẩm ngũ cốc dễ tiêu hóa khi đủ tháng tuổi (được sự cho phép của bác sĩ)
  • Cho bú nhiều lần, mỗi lần 1 lượng vừa phải không no quá

Thay đổi lối sống ở trẻ em bị trào ngược

  • Nâng cao gối hay giường của bé
  • Giữ bé ngồi, không nằm ít nhất 2h sau khi ăn
  • Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần 1 lượng nhỏ
  • Giới hạn thức ăn hoặc đồ uống không tốt cho bé: đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn cay, đồ chiên rán, nước uống có ga hoặc socola
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên

Thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh

Khi tình trạng trào ngược ở trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc không có tiến triển tốt, bác sĩ có thể khuyên cho bé dùng các loại thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản:

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
  • Nhóm thuốc ức chế H2
  • Nhóm thuốc tăng tháo rỗng dạ dày

Cụ thể:

Thuốc ức chế bơm proton PPIs

Thuốc ức chế bơm proton PPIs sẽ làm giảm lượng acid tiết ra từ dạ dày của trẻ. Thông thường bác sĩ sẽ kê các thuốc PPIs dùng trong khoảng 4-8 tuần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê cho việc điều trị dài hơn.

Các hoạt chất PPIs thường dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em:

Esomeprazole: thường dùng dạng viên nén như Esopmeprazlo magesium

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: không nên dùng
  • Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: dùng 10 mg, uống 1 lần/ngày trong 8 tuần (liều hơn 1 mg/kg/ngày chưa được nghiên cứu)
  • Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: dùng 20 mg, uống 1 lần/ngày trong 4 tuần

Omeprazole

  • Với trẻ sơ sinh: uống 0,7 mg/kg/liều mỗi ngày 1 lần
  • Với trẻ em từ 5kg đến dưới 10kg: dùng 5mg mỗi ngày 1 lần
  • Từ 10kg đến dưới hoặc bằng 20kg: dùng 10mg mỗi ngày 1 lần
  • Trên 20kg: dùng 20mg mỗi ngày một lần.

Lansoprazole

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản điều trị ngắn hạn (12 tuần):

  • Trẻ 1-11 tuổi:

Nặng dưới 30kg: 15mg cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần

Nặng trên 30kg: 30mg cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần.

  • Trẻ 12-17 tuổi: 15mg cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần trong 8 tuần.

Chú ý khi dùng thuốc nhóm PPIs cho trẻ em và trẻ sơ sinh:

  • Thuốc nên dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc thường dùng mỗi ngày 1 lần, ít nhất 1 giờ trước khi ăn
  • Nuốt trọn thuốc, không được nhai hay nghiền thuốc. Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc, hãy mở viên nang và đổ thuốc vào một muỗng canh
  • Uống thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, nên uống vào cùng giờ mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc cho đến hết thời gian điều trị cho dù bé đã cảm thấy khỏe hơn
  • Nói cho bác sĩ biết các loại thuốc mà trẻ đang dùng, hoặc dự định dùng. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc quan sát tác dụng phụ
  • Nếu trẻ quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định

>> Xem thêm: Tại sao omeprazol phải uống trước ăn? Thuốc có tác dụng gì?

Thuốc chẹn H2

Thuốc chẹn H2 có cơ chế tương tự, ức chế việc tạo thành Acid dịch vị, làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Các hoạt chất nhóm chẹn H2 dùng cho trẻ em và trẻ sơ sinh:

Cimetidine: liều thông thường cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 5-10mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 8 đến 12 giờ.
  • Trẻ nhỏ: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 10-20mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 6 đến 12 giờ.
  • Trẻ em: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 20-40mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 6 đến 12 giờ.

Famotidine: Liều thông thường cho trẻ em bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

  • Trẻ sơ sinh 1-3 tháng:

Đường uống: 0,5 mg/kg/liều một lần, mỗi ngày trong 8 tuần.

  • Trẻ em 3 tháng đến 1 năm:

Đường uống: 0,5 mg/kg/liều hai lần, mỗi ngày trong 8 tuần.

  • Trẻ 1-16 tuổi:

Đường uống: 0,5 mg/kg/liều 2 lần một ngày (liều lên đến 1 mg/kg/liều 2 lần một ngày chưa được báo cáo).

Liều tối đa: 40 mg/ liều.

Trường hợp bệnh nhân không thể dùng thuốc đường uống có thể tiêm tĩnh mạch:

  • Trẻ sơ sinh: 0,25-0,5 mg/kg/liều một lần mỗi ngày
  • Trẻ em và thanh thiếu niên 1-16 tuổi:
  • Liều ban đầu: 0,25 mg/kg/liều ngày dùng 2 lần (liều tối đa: 20 mg/ liều). Liều lên đến 0,5mg/kg/liều, ngày dùng 2 lần.

Nizatidine:  Liều thông thường cho trẻ em bị trào ngược dịch dạ dày, đối với tình trạng trào ngược dạ dày từ nhẹ đến vừa phải:

  • Trẻ lớn hơn 1 tuổi: bạn cho trẻ dùng 10 mg/kg/ngày chia làm hai liều trong 8 tuần.
  • Trẻ từ 4 đến 11 tuổi: bạn cho trẻ dùng 6mg/kg/ngày chia làm hai liều: một liều dùng vào 9 giờ tối vào đêm trước phẫu thuật và liều kia được dùng lúc 6 giờ 30 sáng ngày phẫu thuật.

Chú ý khi dùng thuốc:

  • Thuốc nên dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ
  • Nếu dùng thuốc 1 lần 1 ngày thì nên dùng trước khi đi ngủ
  • Uống thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, nên uống vào cùng giờ mỗi ngày
  • Nói cho bác sĩ biết các loại thuốc mà trẻ đang dùng, hoặc dự định dùng. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc quan sát tác dụng phụ

Thuốc làm tăng tháo rỗng dạ dày

Đây là nhóm thuốc có tác dụng kích thích nhu động tiêu hoá, tăng sự co bóp của dạ dày ruột, làm tăng tháo rỗng dạ dày và giảm các triệu chứng trào ngược của trẻ em

Các hoạt chất phổ biến dùng cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản:

Metoclopramide:

Dạng thuốc uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch:

  • Dùng 0,4 – 0,8 mg/kg/ngày chia làm 4 lần.

Cisapride: Liều dùng thông thường cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Trên 1 tuổi: uống 0,2-0,3 mg/kg/ liều, 3-4 lần một ngày.
  • Tối đa: uống 10 mg mỗi liều.

>> Xem thêm: [Giải đáp] Chọn loại sữa nào cho người bị trào ngược dạ dày?

Phẫu thuật

Trẻ em và trẻ sơ sinh bị biến chứng nặng hoặc đe dọa đến tính mạng, do trào ngược không đáp ứng với điều trị thuốc có thể được xem xét để điều trị phẫu thuật. Trong phẫu thuật này, phần trên của dạ dày bọc quanh thực quản đoạn xa sẽ giúp thắt chặt cơ thắt thực quản dưới. 

Phẫu thuật này rất hiệu quả tuy nhiên có một số biến chứng. Việc phẫu thuật có thể gây đau khi trẻ nôn (ví dụ như trong viêm dạ dày ruột cấp) và nếu bọc quá chặt, trẻ có thể bị chứng khó nuốt. Nếu xuất hiện khó nuốt, có thể nội soi để mở rộng bọc. Một số nguyên nhân về mặt giải phẫu cũng có thể phải được phẫu thuật.

Việc sử dụng thuốc tây y hay phẫu thuật đều ẩn chứa nhiều nguy cơ với trẻ. Hiện nay có một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chiết xuất từ thảo dược được kiểm nghiệm đầy đủ đảm bảo an toàn khi dùng cho trẻ. Ba mẹ có thể tìm hiểu kỹ những sản phẩm này để cho bé dùng trước khi lựa chọn các phương pháp trên. Điều quan trọng là ba mẹ hãy lựa chọn thật kỹ để chọn được những sản phẩm an toàn, chất lượng.

Tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến Hỗn dịch ANVITRA dạ dày của công ty Anvy. Đây là sản phẩm được nghiên cứu đầy đủ trước, trong và sau khi sản xuất. Dây chuyền chiết xuất EECV của Đức cũng đảm bảo cho sản phẩm có hàm lượng hoạt chất chuẩn, hiệu quả và an toàn. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm hay còn băn khoăn điều gì hãy liên hệ với các chuyên gia Anvy qua số hotline miễn cước 1800 234 558 để được giải đáp kỹ hơn

>> Xem thêm: Thuốc Anvitra là gì? Giá bán bao nhiêu? Công dụng và liều dùng

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...