Tình trạng sức khỏe của bà bầu luôn được quan tâm và chú ý, chỉ 1 thay đổi nhỏ đã khiến cả gia đình lo lắng. Biểu hiện ợ hơi, ợ chua, ợ nóng cũng là 1 trong những triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai. Vậy ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Anvitra tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai có phải dấu hiệu bất thường?
Ợ hơi khi mang thai là biểu hiện phổ biến các mẹ bầu. Do các nguyên nhân sinh lý trong quá trình mang thai như thay đổi nội tiết tố, thói quen ăn uống, chèn ép của tử cung khi to lên trong ổ bụng hay lo lắng trong những lần mang thai. Đây là 1 biểu hiện bình thường, không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Tình trạng ợ chua, ợ nóng gặp ở 80% phụ nữ mang thai, đây cũng là 1 dấu hiệu bình thường ở bà bầu. Tuy nhiên với ợ nóng khi mang thai cần phải theo dõi kỹ để lưu ý bệnh lý đường tiêu hoá như viêm dạ dày, loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Thời điểm thường gặp ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai
- Ợ hơi có thể gặp phải trong suốt thời kỳ mang thai
- Ợ chua, ợ nóng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, tuy nhiên đa phần xuất hiện vào ở 3 tháng cuối của thai kỳ
Nguyên nhân gây ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai
Những nguyên nhân sinh lý chính là lý do gây ra ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai:
- Thay đổi nội tiết tố
Giai đoạn mang thai, những thay đổi về hormone trong cơ thể có thể gây ra những triệu chứng tạm thời như ợ nóng và trào ngược dạ dày. Cụ thể, sự tăng nồng độ hormone progesterone khi mang thai làm giãn cơ trơn tử cung, nhằm hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Nhưng đồng thời, hormone này lại làm giãn cơ vòng dưới thực quản (vai trò như vách ngăn giữa dạ dày và thực quản) khiến acid dạ dày trào ngược lên gây cảm giác nóng rát. Progesterone cũng làm giảm nhu động dạ dày khiến cho quá tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn ứ trệ lâu trong dạ dày cũng là nguyên nhân gây trào ngược.
- Sự phát triển của thai nhi: trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển đẩy ruột non và dạ dày lên cao. Điều này càng làm chậm sự tiêu hóa và đẩy acid từ dạ dày trào lên thực quản.
>> Xem thêm: Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày và cách chữa hiệu quả
Bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai có nguy hiểm không?
- Đa số các trường hợp ợ hơi buồn nôn ở phụ nữ mang xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý, chủ yếu do các thay đổi nội tiết tố và thói quen sinh hoạt của mẹ bầu trong quá trình mang thai, tình trạng này thông thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ làm mẹ thấy khó chịu.
- Nếu bị ợ chua, ợ nóng khi mang thai đi kèm với các triệu chứng khác như đau rát thượng vị, khó tiêu, đầy bụng đôi khi kèm cả đau vùng dưới mũi ức thì nhiều khả năng mẹ bầu đang mắc phải các bệnh lý đường tiêu hóa. Chứng ợ chua, ợ nóng buồn nôn do bệnh dạ dày xuất hiện thường xuyên sẽ gây ra nhiều mệt mỏi, khó chịu; ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám để xác định tình trạng bệnh và nhận được tư vấn chuyên môn của bác sĩ.
Cách khắc phục ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai hiệu quả tại nhà
Uống đủ nước và tập luyện thể dục trong quá trình mang thai
Uống đủ lượng nước tiêu chuẩn từ 0.4l/ 10 kg cân nặng mỗi ngày. Đồng thời tập thể dục giúp hệ thống tiêu hoá hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng đầy khí, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng.
Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường
Loại bỏ nước ép trái cây ngọt, đồ uống có ga khỏi chế độ ăn uống, bởi vì trong những loại nước uống này có chứa fructose tăng cường, làm trầm trọng thêm đầy bụng trong thời gian mang thai.
Nói không với các món dễ gây đầy hơi
Các thực phẩm khô, cứng như lương khô, hoa quả sấy, thực phẩm lên men… nên hạn chế vì chúng sẽ làm cho tình trạng ợ hơi trở nên nghiêm trọng do dạ dày phải tăng cường làm việc hoặc lượng acid tăng cao trong dịch vị dạ dày.
Tuyệt đối không được uống trà, cà phê, rượu… đây là những đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày
Tăng cường thực phẩm hỗ trợ giảm tiết dịch vị
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em nên tăng cường ăn trứng, sữa, tinh bột, nước ép rau củ quả… để hạn chế chứng ợ hơi.
Những thực phẩm trên cũng có lợi cho sự phát triển của cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang bầu nên chị em nên ăn nhiều hơn một chút.
Chia nhỏ bữa ăn
Chị em nên chia nhỏ bữa ăn, tốt nhất nên ăn 4-5 bữa/ ngày, nhằm giảm thiểu áp lực, không khiến dạ dày làm việc nhiều. Việc này giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng hơn, quá trình tiêu hóa thức ăn tốt, đồng thời giúp cơ thể thu nạp được nguồn dưỡng chất từ thực phẩm dễ dàng.
Nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn
Cơ thể mệt mỏi vì ốm nghén do đó không chỉ sau mỗi bữa ăn mà hàng ngày, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi đan xen, không được làm việc quá căng thẳng, vận động nhẹ nhàng đồng thời tránh nằm ngay sau khi ăn.
Hãy ngồi thư thái, thoải mái để dạ dày hoạt động dễ dàng, thức ăn được tiêu hóa thuận lợi, không ứ đọng lại trong dạ dày sẽ giảm thiểu triệu chứng ợ hơi khó chịu
Ăn chậm
Chú ý nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt. Ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp hệ thống tiêu hóa không phải co bóp quá nhiều và quá mạnh đồng thời giúp giảm được lượng khí.
>> Xem thêm: Khó thở ở bệnh trào ngược dạ dày: Nguyên nhân và cách khắc phục
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Những người phụ nữ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng khi mang thai nên tìm đến gặp bác sĩ khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà trên nhưng các triệu chứng không thuyên giảm (thường sau 1 tuần). Dưới đây là gợi ý mẹ bầu bị ợ chua, ợ nóng nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám khi thấy xuất hiện kèm thêm các dấu hiệu sau:
- Nuốt khó;
- Sụt cân, gầy yếu;
- Đau bụng vùng thượng vị nặng nề hơn trước.
Gian đoạn mang thai là thời gian mẹ bầu khá nhạy cảm, có nhiều thay đổi về cơ thể cũng như tinh thần. Vậy nên cần tìm được cách cải thiện, khắc phục an toàn cho bất kỳ vấn đề nào. Bài viết trên đây do các chuyên gia Anvy chia sẻ hi vọng sẽ đem đến cho mẹ bầu có thêm những giải pháp hữu ích. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn hãy inbox hộp thư hoặc liên hệ với chúng tôi qua số hotline miễn cước 1800 234 558 để được giải đáp đầy đủ hơn.
>> Xem thêm: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng có thật sự hiệu quả?