THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Đầy bụng khó tiêu: Top 12 cách chữa trị đơn giản tại nhà

Đầy bụng khó tiêu: Top 12 cách chữa trị đơn giản tại nhà

Đầy bụng khó tiêu là một dấu hiệu về bệnh lý tiêu hoá tưởng chừng đơn giản, nhưng gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu hiện tượng này kéo dài liên tục sẽ khiến cơ thể suy nhược, hấp thụ dinh dưỡng kém. Vậy có những cách chữa trị bệnh lý đầy bụng khó tiêu nào, hãy tham khảo bài viết sau của Anvitra để hiểu rõ hơn.

Biểu hiện của tình trạng đầy bụng khó tiêu?

Đầy bụng khó tiêu (Dysipepsia) là thuật ngữ mô tả cảm giác khó chịu ở phần bụng trên rốn, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc uống.

Một số biểu hiện kèm theo của đầy bụng khó tiêu như:

  • Đau các bộ phận liên quan đến đường tiêu hoá
  • Cảm giác nóng rát
  • Cảm giác quá no sau khi ăn
  • Cảm giác no nhanh trong khi ăn
  • Một số người sẽ có cảm bị đầy hơi và buồn nôn

Ở một số người sẽ có các triệu chứng trên ngay cả khi họ ăn một lượng thức ăn vừa đủ.

Nguyên nhân gây tình trạng đầy bụng khó tiêu  

Đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ
Đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu, một số nguyên nhân phổ biến như dưới đây:

Thói quen ăn uống không đúng cách gây đầy bụng khó tiêu

Việc ăn quá nhanh, uống các thức uống có gas, thói quen hút thuốc, dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe… góp phần tạo nhiều hơi trong cơ quan tiêu hoá.

Ăn các thực phẩm lạ, một số thực phẩm như đậu, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc cũng là 1 tác nhân gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu, khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản, ngoài việc gây ợ nóng, ợ chua, gây đau rát vùng ngực, đồng thời gây cảm giác đầy bụng khó tiêu thường xuyên

Những dấu hiệu nghi ngờ đầy bụng khó tiêu là do trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Ợ nóng
  • Đôi khi xuất hiện trào ngược acid hoặc chất chứa trong dạ dày vào miệng
  • Các biểu hiện đôi khi bắt đầu xuất hiện lúc bệnh nhân nằm xuống
  • Các triệu chứng giảm khi dùng các thuốc kháng acid 

>> Xem thêm: [Tư vấn] Lựa chọn và sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày tốt nhất

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng liên quan tới tình trạng kích thích dây thần kinh ở ruột do bị căng thẳng, stress, do di truyền… Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và ruột, gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu, có thể kèm theo đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Đầy bụng khó tiêu do co thắt tâm vị

Tình trạng co thắt tâm vị gây giảm nhu động thực quản và giảm khả năng giãn của cơ thắt thực quản trong quá trình nuốt. Gây nên các biểu hiện kèm theo:

  • Khó nuốt
  • Nhanh no, buồn nôn, nôn, đầy bụng
  • Khó chịu ở ngực
  • Đôi khi xuất hiện trào ngược ban đêm đối với các thức ăn chưa tiêu hoá được

Ung thư (thực quản, dạ dày)

Đầy bụng khó tiêu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh Ung thư thực quản hoặc Ung thư dạ dày. Cần chú ý nếu gặp thêm các triệu chứng: giảm cân nhanh, mệt mỏi, khó chịu.

Vi khuẩn phát triển quá mức gây đầy bụng khó tiêu

Tình trạng dư thừa vi khuẩn trong ruột non xảy ra khi lượng acid trong ruột non giảm hoặc cơ ruột non giảm co bóp. Để nhận biết tình trạng này, ngoài biểu hiện đầy bụng khó tiêu, người bệnh thường kèm theo các triệu chứng như: tiêu chảy, khó chịu ở bụng, đầy bụng…

Một số thuốc gây tình trạng đầy bụng khó tiêu

Một số các loại thuốc như biphosphonat, erythromycin và thuốc kháng sinh macrolide khác, estrogen, sắt, NSAID, kali… gây nên tác dụng phụ là đầy bụng khó tiêu.

Nếu bạn đang dùng kèm các loại thuốc này thì rất có thể đây là nguyên nhân gây tình trạng này.

Nên làm gì khi bị đầy bụng khó tiêu?

Khi bị đầy bụng khó tiêu kéo dài và kèm theo các cảm giác khó chịu nhiều, người bệnh nên được thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị chính xác và phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi những thói quen ăn uống, sinh hoạt. Tham khảo những gợi ý cụ thể dưới đây:

Thói quen ăn uống

  • Ăn uống đúng cách, tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ
  • Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giúp việc thức ăn dễ dàng tiêu hoá khi xuống dạ dày
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều hơi, dễ gây đầy bụng khó tiêu
  • Ăn nhiều các loại rau xanh, hạn chế các chất kích thích

Thói quen sinh hoạt

  • Bỏ thói quen hút thuốc lá, đây là thói quen làm tích tụ và dư thừa không khí trong dạ dày, gây nên đầy bụng khó tiêu
  • Nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, cũng như lưu thông khí trong cơ thể dễ dàng hơn

12 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà đơn giản và hiệu quả

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng khó chịu của tình trạng đầy bụng khó tiêu, thì dưới đây là một số mẹo chữa tại nhà, bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc từ củ gừng

Gừng là một vị thuốc hay gia vị thường có sẵn trong nhà, Gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng tốt đối với các bệnh lý đường tiêu hoá.

Bạn có thể dùng Gừng theo những cách như sau:

Cách 1: uống vài ngụm nước nóng có vài lát gừng mỗi khi cảm giác khó chịu xuất hiện

Cách 2: dùng cốc trà gừng nóng ngay sau bữa ăn

Cách 3: dùng mật ong gừng, bằng cách lấy gừng tươi, đập nát, ngâm với nước nóng khoảng 30 phút, sau đó lấy gừng ra cho vào ngâm với mật ong. Dùng vài thìa mật ong ngâm gừng sau mỗi bữa ăn

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng tỏi

Giống như gừng, tỏi ngoài chức năng là một gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn, tỏi còn có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Dùng tỏi như sau:

Cách 1: tỏi giã nát, trộn với đường kính hoặc đường phèn, sau đó hoà với nước sôi ấm, lượng vừa đủ chia uống 2 lần/ngày

Cách 2: dùng tỏi nướng, cho lên bụng (phần rốn) của người bị đầy bụng khó tiêu (dùng khăn hoặc gạc lót để tránh bị bỏng) và massage một thời gian sẽ giảm các triệu chứng của bệnh, thời gian massage khoảng từ 10-15 phút

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng tá tía tô

Nếu trong nhà có sẵn lá tía tô, người bệnh có thể dùng bằng cách nấu cháo lá tía tô. Cháo lá tía tô dùng tốt khi nóng, vào buổi sáng sẽ cải thiện tốt tình trạng đầy bụng.

Giảm đầy bụng khó tiêu nhờ sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho các bệnh nhân bị đầy bụng khó tiêu. Các vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ giúp kích thích tiêu hoá, giảm sự tích luỹ của chất lỏng hay khí dư thừa trong cơ thể.

>> Xem thêm: Ăn sữa chua có lợi hay hại với người bị trào ngược dạ dày?

Bài thuốc chữa đầy bụng khó tiêu từ đu đủ

Đu đủ cũng là loại thực phẩm có chứa các enzyme tốt cho hoạt động tiêu hoá, bệnh nhân có thể lựa chọn ăn đu đủ chín hoặc đu đủ xanh nấu canh, chế biến như những món ăn thường ngày để có thể giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng nước chanh bạc hà

Bạc hà – loại cây có chứa các hoạt chất tốt, làm tăng lưu thông đường tiêu hoá. Sử dụng Bạc Hà để chữa đầy bụng khó tiêu bằng các cách như sau:

Cách 1: nhai lá bạc hà trực tiếp hoặc giã nát lấy nước uống.

Cách 2: hỗn hợp các loại bạc hà, gừng tươi, muối đen, bột tiêu, hạt cây thì là:

Sử dụng 1 nắm lá bạc hà rửa sạch sau đó tiến hành xay thật nhuyễn với tất cả các nguyên liệu kể trên. Cuối cùng là thêm nước ấm, sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Cách 3: dùng bạc hà, chanh tươi, đường và nước:

Cho một nắm bạc hà xay nhuyễn vào một ly nước. Sau đó vắt nước chanh vào và thêm đường vừa đủ rồi khuấy đều. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn giảm thiểu những triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như: trà hoa cúc, trà bạc hà hay trà gừng đều có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân có các triệu chứng về đầy bụng khó tiêu. 

Giảm đầy bụng khó tiêu bằng cách chườm nóng

Chườm nóng là một phương pháp dân gian hiệu quả để chữa đầy bụng, khó tiêu. Chườm giúp máu ở vùng bụng được lưu thông tốt hơn, nhu động đại tràng cũng ổn định hơn, từ đó chườm sẽ giúp giảm đau nhanh và giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: dùng túi chườm nóng chuyên dụng, hoặc các dụng cụ như chai thuỷ tinh chứa nước ấm, khăn sạch ấm. Chườm đều quanh vùng rốn, bụng và bờ sườn phải, chú ý nhiệt độ không quá nóng để không bị bỏng

Bước 2: thực hiện đều đặn trong vòng 5-10 phút/ lần, khoảng 2-3 lần/ ngày

Kê cao gối lúc ngủ giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu

Đây là một biện pháp đơn giản giúp phòng tránh tình trạng thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Thức ăn lưu thông tốt hơn xuống ruột sẽ hạn chế tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng xoa bóp bấm huyệt

Phương pháp này tuy đơn giản, nhưng cần những người có kinh nghiệm mới có thể tiến hành đúng và mang lại hiệu quả tốt.

Các bước thực hiện tham khảo như dưới đây:

Bước 1: điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp nhất, tốt nhất nên nằm

Bước 2: xoa vùng bụng dưới – thực hiện bằng cách nắm một tay lại đặt lên vùng bụng dưới, sau đó tay kia úp lên và xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 10-20 lần. Sau đó xoay vòng lại và tiếp tục xoa như cũ

Bước 3: xoa vùng bụng giữa, thực hiện ở vùng giữa bụng, xoa như ở trên và xoay ngược trở lại

Bước 4: xoa vùng bụng trên, cũng thực hiện xoa như ở trên và xoay ngược trở lại

Bước 5: tiếp theo là vuốt vùng cạnh sườn, vuốt từ phần xương sườn cuối cùng đến vùng mỏm xương ức mỗi bên khoảng 10 lần

Bước 6: vuốt bụng là động tác thực hiện cuối cùng, bạn nắm hờ hai tay, sau đó tiến hành xoa từ vùng bụng dưới ngược lên vùng bụng trên khoảng 10 lần

Thực hiện các bước theo chỉ dẫn trên vào buổi sáng sớm sẽ đạt được cải thiện tốt nhất đối với người bệnh có tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bổ sung men vi sinh, men tiêu hoá giúp giảm đầy bụng khó tiêu

Tương tự như sữa chua, men tiêu hoá và men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn, giúp quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ruột được diễn ra tốt hơn. Bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa đúng đối tượng, trong thời gian vừa đủ (tránh sử dụng dài ngày) có thể cải thiện tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Chữa đầy bụng khó tiêu bằng hạt tiêu

Hạt tiêu cũng là 1 gia vị thường dùng trong nhà, bạn có thể sử dụng hạt tiêu giúp giảm đầy bụng, khó tiêu bằng cách: pha hỗn hợp ½ thìa bột tiêu khô cùng đường và sữa chua, khuấy đều hỗn hợp và uống ngay khi có dấu hiệu đầy bụng.

Khi nào bệnh nhân đầy bụng khó tiêu nên đi khám và gặp bác sĩ? 

Đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu bệnh lý của một bệnh nào đó trong các bệnh kể trên, do vậy ngoài những biện pháp có thể làm giảm các triệu chứng, thì khi gặp các dấu hiệu nghiêm trọng kèm theo sau đây bệnh nhân nên đi khám bác sĩ:

  • Tình trạng đầy bụng, khó tiêu càng ngày càng khó chịu, kèm theo đó là những cơn đau bụng
  • Xuất hiện máu khi đi vệ sinh
  • Xuất hiện nôn trớ nhiều lần
  • Sút cân đột ngột
  • Xuất hiện phân đen và hình dạng phân bất thường

Không quá khó để nhận biết đầy bụng khó tiêu, nhưng việc thông tin chính xác và đầy đủ về bệnh lý này là cần thiết. Qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã có những thông tin và tìm được những cách chữa trị hợp lý, giảm các tác động của tình trạng này. Nếu còn thắc mắc bất kể điều gì hãy gọi điện về số tổng đài miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn nhé.

 XEM THÊM:

 

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.