Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược vào thực quản liên tục và trong khoảng thời gian dài. Vậy khi nào thì cần xét nghiệm trào ngược dạ dày và có những phương pháp gì để xét nghiệm trào ngược dạ dày? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Khi nào cần xét nghiệm trào ngược dạ dày?
Tại Việt Nam, tỉ lệ bênh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân dẫn tới trào ngược dạ dày chủ yếu do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh, lạm dụng những chất kích thích. Đặc biệt nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Viêm thực quản : Đây là tình trạng viêm loét niêm mạc thực quản.
- Co thắt thực quản : Trong tình trạng này, thực quản trở nên hẹp, gây khó nuốt.
- Thực quản Barrett : Các tế bào lót thực quản có thể thay đổi thành các tế bào tương tự như niêm mạc ruột. Điều này có thể phát triển thành ung thư .
- Các vấn đề về hô hấp : Có thể hít axit dạ dày vào phổi, có thể gây ra một loạt các vấn đề bao gồm tức ngực, khàn giọng, hen suyễn, viêm thanh quản và viêm phổi .
Theo các chuyên gia, chúng ta nên thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng như:
- Đau tức ngực
- Ợ nóng, ợ hơi liên tục
- Hôi miệng
- Sâu răng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Có vấn đề về đường hô hấp
- Gặp khó khăn hoặc đau khi nuốt
Đó là một số biểu hiện điển hình của căn bệnh trào ngược dạ dày. Khi nhận thấy cơ thể mình có các triệu chứng của trào ngược dạ dày, chúng ta nên đi khám và làm xét nghiệm sớm để nắm được tình hình diễn biến của bệnh và có cách điều trị hợp lý.
Các loại xét nghiệm để phát hiện ra bệnh trào ngược dạ dày
Khi tới cơ sở y tế, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm dưới đây để xác định bạn có đang mắc bệnh trào ngược dạ dày hay không và nếu có thì đang ở mức độ nào.
1. Kiểm tra thể chất
Biện pháp này giúp kiểm tra tình trạng bệnh trào ngược dạ dày dựa vào những dấu hiệu được biểu hiện ra bên ngoài, nó cũng cho thấy tình hình sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Lúc này, bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về những triệu chứng khác thường của cơ thể và những thực phẩm mà bạn thường xuyên sử dụng trong khoảng 14 ngày trở lại đây.
Từ việc điều tra thông tin bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chỉ định xét nghiệm trào ngược dạ dày phù hợp.
2. Nội soi dạ dày
Phương pháp xét nghiệm này được áp dụng phổ biến nhất trong xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày hay xuất huyết dạ dày, v.v…
Khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ sử dụng một ống dây dẫn có gắn camera, dùng để kiểm tra đường tiêu hóa. Dây dân được đưa qua đường mũi hoặc miệng rồi đưa xuống thực quản và cuối cùng là xuống dạ dày.
Sở dĩ phương pháp nội soi này được sử dụng chủ yếu bởi tính hiệu quả của nó khi có thể phát hiện ra những ổ viêm loét và mức độ tổn thương ở dạ dày một cách chính xác thông qua hình ảnh.
Hầu hết chúng ta khi trải qua xét nghiệm nội soi đều cảm thấy rất khó chịu và buồn nôn. Vì vậy bạn không nên ăn gì trong khoảng vài tiếng trước khi nội soi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một chút thuốc an thần với thành phần dược liệu để cảm thấy thoải mãi và thư giãn trước khi xét nghiệm.
3. Chẩn đoán X-quang
Trước khi thực hiện phương pháp chụp X-quang, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống một loại chất lỏng có tên là Barium. Nó có tính chất phản quang, giúp bao phủ lên toàn bộ bề mặt ống tiêu hóa từ cổ hỏng, đến thực quản và dạ dày. Như vậy, khi chụp X-quang thì hình ảnh sẽ rõ nét và bác sĩ có thể nhìn nhận rõ ràng các tổn thương có trong cơ thể.
Thế nhưng, phương pháp xét nghiệm này sẽ gây ra những biến chứng khá khó chịu cho bệnh nhân như: đầy hơi, đau dạ dày trong khoảng vài tiếng. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, phương này cũng có một số hạn chế như:
- Không dùng cho phụ nữ có thai
- Với bệnh nhân tiểu đường, cần có thời điểm chụp phù hợp
- Hầu hết mọi người đều khá mệt mỏi sau khi chụp X-quang và còn bị táo bón
4. Xét nghiệm nồng độ pH thực quản
Thiết bị được sử dụng trong xét nghiệm pH thực quản bao gồm một đầu dò nhỏ được đưa qua lỗ mũi của bạn và đặt gần thực quản dưới. Đầu dò được cắm vào một bộ phận nhỏ (hoặc màn hình) đeo trên thắt lưng hoặc trên vai của bạn. Một thiết bị không dây khác có thể giúp theo dõi mức độ pH dễ dàng hơn: Thay vì phải đặt ống xuống mũi trong vòng 24 giờ, bác sĩ sẽ đặt một viên nang dùng một lần vào thực quản bằng máy nội soi. Viên nang sau đó truyền không dây thông tin trong tối đa 48 giờ đến một máy thu đeo quanh eo.
Với một nút chạm trên màn hình của bạn, nó sẽ ghi lại các thông tin sau:
- Sự xuất hiện của các triệu chứng
- Những lúc bạn ăn và nằm xuống
Cần làm gì trước khi kiểm tra pH thực quản?
- Không ăn hoặc uống trong 4-6 giờ trước khi kiểm tra pH thực quản.
- Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn nếu bạn đang mang thai , bị bệnh phổi hoặc tim hoặc bất kỳ bệnh nào khác, hoặc bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
Xét nghiệm trào ngược dạ dày là phương pháp cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của người bệnh để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Mỗi cách xét nghiệm sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau. Bạn hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để chọn lựa phương pháp xét nghiệm phù hợp và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu vẫn còn bất kỳ băn khoăn, lo lắng về căn bệnh trào ngược dạ dày, hãy liên hệ với Anvitra để được chuyên gia tư vấn miễn phí!