Dược sĩ Dung Lê 16/06/2020
4.5/5 - (2 bình chọn)

Nếu bạn bị trào ngược axit dạ dày hoặc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì việc thay đổi chế độ ăn uống cũng là một biện pháp không thể thiếu để khôi phục lại dạ dày khỏe mạnh. Vậy người bị trào ngược nên uống gì và không nên uống gì?

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường bị ảnh hưởng bởi những gì người bệnh ăn và uống, bao gồm một số triệu chứng như: ho, buồn nôn, khàn giọng. Những thực phẩm hàng ngày là yếu tố quyết định các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản có bị trầm trọng thêm hay không.

Một số đồ uống như cà phê, coca cola và nước ép hoa quả có tính axit thường đứng đầu trong danh sách những thực phẩm được khuyến cáo không dùng cho người trào ngược dạ dày thực quản. Những đồ uống đó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược. Thay vào đó, dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên uống để giúp giảm triệu chứng trào ngược.

Bị trào ngược nên uống gì?

Trà thảo mộc

Trà thảo dược giúp cải thiện tiêu hóa và làm dịu nhiều vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như ợ nóng và buồn nôn. Hãy thử các loại trà thảo dược không chứa caffeine để trị chứng trào ngược axit dạ dày, nhưng cần tránh trà bạc hà hoặc thực phẩm làm từ bạc hà. Vì bạc hà là tác nhân gây ra trào ngược axit cho nhiều người.

Khi sử dụng lá và hoa các loại thảo mộc khô để hãm trà, chúng ta nên đổ một lần nước sôi và chắt bỏ lượt nước đầu. Đổ lần nước sôi thứ hai và ngâm trong khoảng 5-10 phút. Nếu bạn sử dụng rễ của thảo mộc để pha trà thì nên ngâm trong nước sôi 10-20 phút. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy uống 2-4 cốc mỗi ngày.

trao-nguoc-nen-uong-gi

Một số loại trà thảo mộc điển hình tốt cho người bị trào ngược dạ dày như: trà hoa cúc, trà gừng…

Lưu ý: Một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến đơn thuốc Tây đã được bác sĩ kê toa, do đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ/ chuyên gia trước khi thử một phương pháp thảo dược nào đó.

Khi sử dụng các loại thảo mộc khô như chiết xuất trong trà, bạn nên sử dụng một muỗng cà phê thảo mộc cho mỗi một cốc nước nóng. Dốc lá hoặc hoa, phủ, trong 5 đến 10 phút. Nếu bạn đang sử dụng rễ, dốc trong 10 đến 20 phút. Để có kết quả tốt nhất, hãy uống hai đến bốn cốc mỗi ngày.

Lưu ý: Một số loại thảo mộc có thể can thiệp vào một số loại thuốc theo toa, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi thử một phương thuốc thảo dược.

Sữa ít béo 

Bản chất sữa bò là khó tiêu hóa và có thể chứa một lượng chất béo đáng kể. Giống như tất cả các loại thực phẩm giàu chất béo, sữa bò nguyên béo có thể làm giãn mở cơ thắt thực quản dưới hoặc làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược.

Do đó, nếu bạn đang thắc mắc trào ngược nên uống gì thì hãy chọn các sản phẩm sữa bò nhưng là sản phẩm sữa ít béo hoặc tách béo.

Sữa thực vật

Đối với những người bị dị ứng đường sữa (dị ứng glucose) thì không thể uống sữa và sẽ bị gia tăng các triệu chứng trào ngược axit dạ dày do sữa. Trong trường hợp này, uống những loại sữa có nguồn gốc từ thực vật là giải pháp hiệu quả. Ví dụ như:

  • Sữa đậu nành
  • Sữa hạnh nhân
  • Sữa hạt điều
  • Sữa dừa
  • V.v…

Chẳng hạn, sữa hạnh nhân có thành phần kiềm, có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược. Còn sữa đậu nành có chứa ít chất béo nên chắc chắn nó sẽ là lựa chọn an toàn cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu bạn không thể tự xay các loạt hạt để làm sữa uống thì nên thận trọng khi mua các loại sữa thực vật đã đóng chai. Bởi một số đồ uống đóng chai có chứa chất phụ gia, tuy nó không độc hại nhưng có thể góp phần gây ra các triệu chứng tiêu hóa.

Nước ép hoa quả

Không phải loại nước ép nào cũng giúp cải thiện triệu chứng trào ngược. Người bệnh nên tránh những loại quả có múi như chanh, cam, quýt hay cà chua, dứa, táo vì nó có tính axit và có thể làm nặng thêm triệu chứng. Một số loại nước ép khác ít có tính axit nên sẽ an toàn đối với bệnh nhân trào ngược như:

  • Nước ép cà rốt
  • Nước ép lô hội
  • Nước ép bắp cải
  • Nước ép dưa hấu
  • Nước ép dưa chuột
  • V.v…

trao-nguoc-nen-uong-gi

Nước lọc

Uống nước lọc để trung hòa axit dạ dày và duy trì sự cân bằng giữa tính axit và độ kiềm.

Nước thường có tính trung tính, vì vậy nó có thể được hấp thụ để làm loãng hàm lượng axit trong dạ dày.

Nước dừa

Trào ngược nên uống gì mới an toàn? Nước dừa có thể là một lựa chọn tuyệt vời cho những người bị trào ngược axit dạ dày. Đây là một thức uống tốt giúp cung cấp các chất điện giải hữu ích như kali. Những chất điện giải này thúc đẩy cân bằng độ pH trong cơ thể. Điều này rất quan trọng để kiểm soát trào ngược axit dạ dày.

Bị trào ngược không nên uống gì?

Nếu ở trên, bạn đã tìm hiểu được người bị trào ngược nên uống gì thì cũng cần lưu ý những loại nước mà người bị trào ngược dạ dày nên tránh. Một số đồ uống có thể làm nặng thêm các triệu chứng trào ngược, ví dụ bao gồm nước ép trái cây, đồ uống chứa caffein và đồ uống có ga.

Nước ép cam quýt

Nước ép họ cam có tính axit cao tự nhiên, do đó có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit. Ví dụ về nước ép họ cam bao gồm:

  • Nước chanh
  • Nước cam
  • Nước quýt
  • Nước bưởi

Các axit citric tự nhiên có trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng thực quản. Trong khi dạ dày được sinh ra để chịu được nhiều thực phẩm có tính axit hơn nhưng thực quản thì không.

Khi bạn mua đồ uống nước trái cây, hãy kiểm tra và tránh nước uống có chữa axit citric. Vì đôi khi nó được sử dụng như một hương vị.

Cà phê

Uống cà phê là thói quen hàng ngày của nhiều người, nhưng những người bị trào ngược axit nên tránh thức uống này. Cà phê có thể kích thích sự tiết axit dạ dày dư thừa và làm axit trào ngược lên đến thực quản của bạn, đặc biệt là khi bạn uống nhiều. Điều này dẫn đến các triệu chứng trào ngược axit tăng cao.

Đồ uống có chứa caffeine khác như soda hoặc trà cũng có thể có tác dụng tương tự và nên tránh càng nhiều càng tốt.

Rượu

Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trào ngược axit dạ dày, dù là bạn uống một ly rượu vang hay uống rượu gạo. Rượu có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược một cách nhanh chóng.

Tiêu thụ nhiều rượu có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh trào ngược dạ dày, và nó có thể gây tổn thương niêm mạc ở dạ dày và thực quản.

Trên đây là những thông tin Anvitra cung cấp cho bạn về bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hi vọng sẽ giúp người bệnh giải đáp được cấu hỏi trào ngược nên uống gì và cần tránh đồ uống gì. Mọi ý kiến thắc mắc cần được tư vấn hãy liên hệ với tổng đài Anvitra để được giúp đỡ.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...