Khoai lang là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều ý kiến thắc mắc rằng liệu có nên ăn khoai lang khi bị bệnh trào ngược dạ dày hay không, cần lưu ý gì khi ăn khoai lang và chế biến khoai lang ra sao cho phù hợp? Hãy theo dõi bài viết sau của Anvitra để có câu trả lời nhé:
Khoai lang có tốt cho người bị trào ngược dạ dày hay không?
Theo USDA (thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ) trong 100 gram khoai lang có chứa tinh bột (20.1g), nước (77%), protein (1.6g), chất xơ (3g), đường (4.2g), chất béo (0.1g) và nhiều loại Vitamin khác nhau.
Với thành phần dinh dưỡng như vậy thì khoai lang có tốt cho người bị trào ngược dạ dày hay không? Câu trả lời là có. Ăn khoai lang mang lại rất nhiều tác dụng quý với sức khỏe, đặc biệt cho người bị trào ngược dạ dày.
Đối với những người mắc căn bệnh trào ngược dạ dày, việc thường xuyên bổ sung khoai lang trong bữa ăn với lượng hợp lý sẽ giúp kiểm soát tốt bệnh nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang.
- Protein: giúp kích thích tái tạo tế bào mới, thay thế những tế bào bị tổn thương trong dạ dày
- Chất xơ và tinh bột: giúp thấm hút và đào thải bớt acid dư thừa trong cơ. Đồng thời chất xơ còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, ăn không tiêu ở người bị trào ngược dạ dày
- Vitamin A: vừa giúp kháng viêm, cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa ung thư, thêm nữa Vitamin thúc đẩy quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương trong dạ dày, thực quản do tình trạng trào ngược acid gây ra.
- Vitamin C: thành phần vitamin C trong khoai lang hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của acid, vi khuẩn và các gốc tự do. Vitamin cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm nhanh lành tổn thương.
- Vitamin B6: có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng cho các hoạt động trong ngày của người bệnh.
- Vitamin E: đây cũng là một chất chống oxy hóa giúp xoa dịu tổn thương trong dạ dày, làm lành các vết loét do bị acid ăn mòn.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị trào ngược dạ dày thực quản đều có thể ăn khoai lang hằng ngày. Dưới đây là những người bị trào ngược không nên ăn khoai lang.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đau lưng: Tất tần tật những điều cần biết
Cách chế biến khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Khoai lang luộc
Đây là món ăn dân giã từ lâu đời và được nhiều người ưa thích. Củ khoai được rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc ngắn đem hấp cách thủy hoặc giữ nguyên cả củ và vỏ đem luộc trong nước cho chín. Cách chế biến này sẽ giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng như vị ngọt tự nhiên của khoai lang.
Mỗi ngày, ăn khoảng 100g khoai lang luộc hoặc hấp sẽ giúp tiêu hóa, ổn định hoạt động của các cơ co bóp trong dạ dày, đồng thời cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra
Canh khoai lang nấu sườn
Đây là một món ăn bổ dưỡng, tốt cho cả xương khớp và dạ dày. Người bị trào ngược acid nên ăn 2 – 3 lần trong tuần để giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Chuẩn bị: 1 lạng khoai lang, 3 lạng sườn non, hành ngò và các gia vị cần thiết
Cách chế biến:
- Sau khi rửa sạch, bạn gọt vỏ và cắt khoai thành những miếng vừa ăn
- Sườn non rửa nước lạnh rồi trụng qua nước sôi cho sạch tạp chất
- Phi thơm 1 muỗng hành băm nhỏ. Đổ lượng nước vừa đủ ăn vào nấu sôi
- Thêm sườn non vào nấu khoảng 10 phút rồi tiếp tục cho khoai vào
- Tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi khoai chín mềm
- Nêm nếm chút nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu, ngò và hành lá thái nhuyễn cho hợp khẩu vị
- Múc ra tô ăn kèm với cơm giống như một món canh thông thường
Chè khoai lang đậu xanh
Để đổi món với khoai lang, người bệnh có thể chế biến món chè khoai lang đậu xanh. Đây là một món tráng miệng quen thuộc, được nhiều người ưa chuộng. Người bị trào ngược dạ dày có thể ăn chè khoai lang đậu xanh vào bữa phụ hoặc bữa sáng để giảm triệu chứng của bệnh, cũng tăng năng lượng cho cơ thể.
Chuẩn bị: 50gr đậu xanh, 2 củ khoai lang, đường, nước cốt dừa, bột năng.
Cách làm:
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ. Nên ngâm khoai lang vào nước cốt chanh pha loãng trong 10 phút giúp bỏ nhựa mủ khoai
- Ngâm đậu khoảng 2 giờ, đãi bỏ phần vỏ và để ráo nước.
- Bắc đậu xanh lên, đun nhỏ lửa đến khi đậu chín. Sau đó, cho khoai lang đã cắt miếng nhỏ vào, thêm nước vừa và đun cho đến khi khoai chín mềm. Thêm nước cốt dừa, đường và bột năng vừa ăn vào, khuấy đều, tắt bếp. Cho ra bát và thưởng thức.
>> Xem thêm: Mẹo chữa ho do trào ngược dạ dày cực đơn giản, siêu hiệu quả
Những thực phẩm khác có thể thay thế khoai lang khi bị trào ngược
- Chuối và dưa: đây là những loại có tính acid thấp, cung cấp nguồn Magie cho cơ thể. Hai trái cây có tính acid thấp này có thể phủ một lớp lót trên bề mặt dạ dày giúp ngăn dạ dày bị kích thích và do đó giúp chống lại sự khó chịu. Ngoài ra hàm lượng chất xơ cao, cũng có thể giúp tăng cường hệ tiêu hóa của bạn – điều này có thể giúp tránh chứng khó tiêu. Một chất xơ hòa tan có trong chuối là pectin, giúp di chuyển vật chất từ dạ dày qua đường tiêu hóa của bạn.
- Gừng: là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm tình trạng buồn nôn và nôn, bạn có thể giã thêm củ gừng hoặc thái lát cho vào các món ăn hằng ngày hay pha trà gừng uống để giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Rau xanh: rau xanh giàu vitamin và chất xơ, vitamin có ích cho cơ thể còn chất xơ giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, nhào trộn thức ăn của dạ dày. Bên cạnh đó có nhiều loại rau xanh có tính kiềm, có lợi cho người bị trào ngược. Ví dụ: măng tây, rau bina, cải xoăn,.. đều có tính kiềm cao là lựa chọn tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn.
- Bột yến mạch: giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, bột yến mạch có thể giúp ngăn chặn các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Chất xơ có trong bột yến mạch không chỉ thúc đẩy tiêu hóa của đường ruột, mà còn làm giảm táo bón và làm cho bạn cảm thấy no lâu sau khi ăn, khiến cho dạ dày không bị rỗng tạo phản xạ đói, tăng tiết dịch làm tăng nguy cơ bị trào ngược
- Sữa chua: giống như chuối, sữa chua có tác dụng làm dịu, ngăn cho dạ dày khó chịu. Sữa chua bổ sung các vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Là một nguồn protein tốt, có nghĩa là sữa chua cũng cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn đúng cách. Thậm chí có thể làm sữa chua có tác động mạnh hơn bằng cách thêm một chút gừng, có thể hoạt động như một chất chống viêm trong hệ thống của bạn.
Trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng khó chịu và dai dẳng, việc bổ sung các thực phẩm hằng ngày, tốt cho sức khỏe là cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, để có hiệu quả điều trị, giảm nhanh các triệu chứng, cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, thì người bị trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng thêm các loại thuốc Tây Y hoặc Đông Y để điều trị bệnh dứt điểm.
>> Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: nên điều trị Tây Y hay Đông Y?
Xu hướng dùng các hoạt chất chiết xuất từ Thảo Dược, kết hợp với các nghiên cứu trên lâm sàng của Tây Y đang mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại Thảo Dược hiện nay đang sử dụng cho bệnh nhân trào ngược như:
- Chỉ thực (có hoạt chất Hesperidin) có tác dụng làm tăng trương lực cơ dưới thực quản
- Hoài sơn giảm tổn thương mô niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày bằng cách kích hoạt Enzyme chống Oxy hoá·
- Mộc hương (có hoạt chất Costunolide) chống loét dạ dày theo cơ chế tăng sinh nhầy, tăng sinh tế bào
- Bạch thược (có hoạt chất Paeonitforin) ức chế quá trình viêm, chống viêm loét dạ dày
Bộ đôi sản phẩm Anvitra từ công ty Anvy là một ví dụ về những sản phẩm sản xuất theo hướng trên hiện nay, được nghiên cứu và sản xuất dựa trên các Thảo Dược thiên nhiên, có tác dụng dựa trên cơ chế Tây Y. Với tất cả các thành phần đều mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.
Bạn đọc có thể tham khảo bộ đôi hỗn dịch Anvitra dạ dày, và Anvitra trào ngược dạ dày [su_button url=”https://anvitra.vn/product/hd-da-day-anvitra/” target=”blank” style=”3d” background=”#fec400″ radius=”5″ icon_color=”#fec400″]TẠI ĐÂY[/su_button] để có thể biết chi tiết về sản phẩm
>> Xem thêm: Chỉ thực: thảo dược chống trào ngược mạnh mẽ