Dược sĩ Dung Lê 14/04/2020
5/5 - (1 bình chọn)

Bạch thược là vị thuốc quý trong Đông y, được biết đến với nhiều tác dụng như giảm đau, nhuận gan, dưỡng huyết. Vị thuốc này cũng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức, băng huyết, thống kinh nguyệt. Hiện nay, theo những nghiên cứu mới, bạch thược còn có tác dụng chống viêm, giảm căng thẳng, mệt mỏi. 

Bạch thược trong Đông y

Bạch thược thuộc họ Mao Lương, có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall. Ngoài ra, cây thuốc này còn có nhiều tên gọi dân gian gần gũi như: thược dược, cẩm túc căn, tiêu bạch thược dược, mẫu đơn trắng,…

bach-thuoc-01
Bạch thược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall

Tác dụng theo y học cổ truyền

  • Theo Đông y, bạch thược có tính hàn, vị đắng và hơi chua, quy kinh Tỳ, Phế, Can.

Thành phần hóa học

  • Trong rễ cây bạch thược có paeoniflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl-paeoniflorin, oxypaeoniflorinone, paeonolide, paeonol… còn có tinh bột, tanin, calci oxalat, tinh dầu, chất béo, chất nhầy, acid benzoic.

Công năng

  • Bình can, dưỡng huyết, liễm âm.

Chủ trị:

  • Dùng dạng sống chữa nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lị, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, tiểu đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo.
  • Dạng sao tẩm chữa các bệnh về huyết, thông kinh nguyệt. Nếu sao cháy cạnh chữa băng huyết. Nếu sao vàng chữa đau bụng kinh, rong kinh,…
bach-thuoc-02
Dược liệu Bạch Thược (Radix Paeoniae lactiflorae)

Tác dụng của bạch thược theo nghiên cứu y học hiện đại

1. Tác dụng chống viêm

Bạch thược đã được sử dụng hơn 1000 năm trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các vấn đề phụ khoa, chuột rút, đau, và tắc nghẽn. Các chất paeoniflorin, glycoside monoterpene được phân lập từ cây thược dược có nhiều hoạt tính dược lý. Tuy nhiên, hoạt tính dược lý của albiflorin, một loại glycoside monoterpene khác vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Nghiên cứu khảo sát tác dụng chống viêm của paeoniflorin và albiflorin bằng cách sử dụng các mô hình của lipopolysaccharides (LPS) gây ra trên tế bào RAW 264,7. Kết quả đánh giá dựa vào các chất trung gian của phản ứng viêm như của enzym tổng hợp oxit nitric cảm ứng (iNOS), COX-2, TNF-α và IL-6). Kết quả cho thấy các hoạt chất paeoniflorin và albiflorin trong rễ bạch thược đều làm giảm các chỉ số gây viêm (Paeoniflorin mạnh hơn so với albiflorin).

2. Tác dụng giảm đau

Gần đây, người ta đã chứng minh rằng paeoniflorin, thành phần hoạt chất chính trong rễ cây bạch thược có hiệu quả trong việc giảm đau nội tạng do bệnh CRD gây ra ở chuột bị tăng tiết nội tạng do tách mẹ sơ sinh. Hơn nữa, theo một nghiên cứu khoa học, tác dụng giảm đau của paeoniflorin còn được xác định thông qua trung gian thụ thể adenosine A1.

3. Tác dụng điều hòa miễn dịch

Thí nghiệm trên invitro cho thấy bạch thược có thể ngăn chặn các phản ứng miễn dịch bị kích hoạt quá mức bằng cách ức chế sự tăng sinh của tế bào lympho, cân bằng sự biệt hóa của tế bào Th và Ts, và gây ra quá trình apoptosis của tế bào lympho.

4. Tác dụng chống loét dạ dày.

Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống loét dạ dày của dịch chiết bạch thược được tiến hành trên chuột được gây loét dạ dày bởi HCl/ ethanol cho thấy: Tác dụng chống loét ở liều 10 mg/ kg tương đương với sucralfate ở liều 100 mg/ kg, hiệu quả bảo vệ dạ dày trước tác nhân gây loét lên đến 88,8% dựa trên cơ chế chống oxy hóa.

5. Tác dụng an thần

Nghiên cứu invivo tác dụng an thần của paeoniflorin trên chuột cho thấy: paeoniflorin có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ nhờ rút ngắn độ trễ của giấc ngủ và kéo dài thời gian ngủ.

Cơ chế: chưa được làm rõ. Giả thuyết: điều chỉnh giấc ngủ thông qua hệ thống chất dẫn truyền thần kinh serotonin.

6. Tác dụng giảm co thắt

Cao methanol 50% và hoạt chất Paeoniflorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng invivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, giảm đau.

Dựa trên những tác dụng trên, bạch thược được lựa chọn dùng trong công thức hỗn dịch thảo dược Anvitra giúp tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác nhân gây loét, làm giảm căng thẳng đối với những người bị viêm loét dạ dày do yếu tố tâm lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, tr 158-161

[2].  Dong-Yi He, et al, Anti-Inflammatory and Immunomodulatory Effects of Paeonia Lactiflora Pall, a Traditional Chinese Herbal Medicine.

[3]. Ji-Yeong Bae, et al, Differences in the chemical profiles and biological activities of Paeonia lactiflora and Paeonia obovate.

[4]. Yuefeng Li, Sedative and hypnotic effect of freeze-dried paeoniflorin and sini san freeze-dried powder in pentobarbital sodium-induced mice.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Chuyên mục: Thảo dược
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...