Căn bệnh trào ngược dạ dày tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại đem lại sự khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra phương thuốc hiệu quả nhất giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày và ngăn ngừa tái phát bền lâu.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì cho nhanh khỏi, chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để hiểu được cơ chế tác động của thuốc đến với người bệnh.
1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày
- Tăng tiết axit dạ dày: do một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như: rượu bia, đồ uống gây kích thích, stress, ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc đồ ăn dầu mỡ, ăn uống thất thường, ngủ không đủ giấc khiến cho axit của dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều.
- Rối loạn cơ thắt thực quản dưới: cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định nguyên nhân khiến rối loạn cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới đóng không chặt hoặc giãn bất thường khiến chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Giảm chức năng tự làm sạch của thực quản: khi chức năng tự làm sạch của thực quản suy yếu (thường là giảm nhu động thực quản) khiến axit nằm ở thực quản lâu hơn, dẫn tới nóng rát và viêm thực quản.
- Chậm làm trống dạ dày: do thức ăn ứ trệ lâu (đặc biệt chất béo) trong dạ dày, làm tăng áp lực dạ dày lên thực quản. Lúc này làm trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
- Tăng áp lực ổ bụng: xảy ra ở người bị béo bụng, mỡ ở vùng bụng làm tăng áp lực lên dạ dày, thực quản.
- Thoát vị hoành: không xác định được nguyên nhân chính xác.
2. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Có 2 triệu chứng điển hình ở tất cả người bị trào ngược dạ dày đó là: ợ nóng và ợ trớ
Bên cạnh đó còn xuất hiện một số triệu chứng không điển hình như:
- Đau tức ngực không do tim
- Đầy bụng, ăn không tiêu
- Vướng ở cổ
- Đau thượng vị
- Khàn tiếng
- Tiết nước bọt
- Nuốt đau, nuốt khó
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác ngoài dạ dày và thực quản như: ho, hen, viêm thanh quản, mòn men răng.
Cần lưu ý: Khi để bệnh trào ngược dạ dày kéo và không có phương pháp chữa trị thì sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm loét thực quản
- Hẹp thực quản
- Barret thực quản
- Ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa trào ngược dạ dày. Thế nhưng, dựa theo thành phần và hiệu quả đem lại thì có thể chia làm 2 loại: thuốc Tây y và thuốc có thành phần thảo dược.
1. Thuốc Tây y
Thành phần: được tổng hợp bằng những phản ứng hóa học.
Với thuốc Tây y, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị cho bạn bằng 4 nhóm thuốc:
- PPIs – là lựa chọn hiệu quả nhất:
Công dụng: giảm tiết axit
Nhược điểm: Nhưng lại đem tới một số tác dụng phụ như: đau bụng, đau đầu, tiêu chảy và một số tác dụng phụ khi dùng lâu như: giảm độ khoáng của xương, nhiễm trùng đường ruột, viêm phổi cộng đồng và giảm nồng độ vitamin B12 trong máu.
Ví dụ một số loại thuốc như: Nexium, Lansoprazol, Losec,…
- Trợ vận động:
Công dụng: Cải thiện nhu động thực quản, tăng thải trừ acid thực quản, tăng áp lực cơ thắt dưới và cải thiện sự làm trống dạ dày. Thích hợp cho các bệnh nhân có các triệu chứng khó tiêu (buồn nôn, đau bụng, no sớm và nôn) liên quan đến sự giảm nhu động của dạ dày.
Nhược điểm: các thuốc này sử dụng trong điều trị không mang lại hiệu quả rõ rệt nên ít bác sĩ sử dụng.
Ví dụ một số loại thuốc như: Gasmotin, Apharmidin, Motilium.
- Antacid:
Công dụng: Trung hòa acid HCl ở dạ dày, tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn, chỉ dùng giảm đau tạm thời.
Nhược điểm: khó uống; chỉ trị được triệu chứng, không giải quyết được nguyên nhân; dùng quá nhiều có thể làm giảm acid quá mức; ảnh hưởng đến sự hấp thu các thuốc uống cùng; gây rối loạn đường tiêu hóa.
Ví dụ một số loại thuốc như: Cimetidin, Phospholugel, Gastropulgite,…
- Kháng H2:
Công dụng: chỉ dùng khi bị trào ngược về đêm, cần dùng kết hợp PPIs.
Nhược điểm: hiểu quả kém hơn PPIs và nhiều tác dụng phụ hơn, dùng 1-2 tháng sẽ nhờn thuốc.
Ví dụ như: Zantac.
Tóm lại: Thuốc Tây y chỉ giúp điều trị được triệu chứng của bệnh mà không giải quyết được nguyên nhân. Ngoài ra, nếu bệnh nhân dùng lâu thì sẽ dẫn tới nhờn thuốc và thuốc không còn đáp ứng được nữa. Thời gian sử dụng thuốc cũng khá dài, từ 2-3 tháng nên người bệnh khó mà kiên trì được.
2. Thuốc có thành phần thảo dược
Ngày nay, với câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi, người bệnh thường ưu tiên sử dụng thuốc có thành phần thảo dược. Lý do là bởi thuốc có thành phần thảo dược đem lại những tác dụng vượt trội hơn hẳn thuốc Tây y như:
- Công dụng giống như thuốc Tây y và thậm chí còn nhiều công dụng hơn.
- Điều trị được cả triệu chứng và nguyên nhân của bệnh.
- Tăng cường sự khỏe mạnh cho dạ dày và thực quản.
- Thời gian điều trị ngắn hơn.
- Không gây ra tác dụng phụ, không gây phụ thuộc.
Trên đây là những thông tin cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh trào ngược, hãy liên hệ với Anvitra để được chuyên gia tư vấn miễn phí!