Trào ngược dạ dày thực quản độ A là cấp độ nhẹ nhất của trào ngược dạ dày thực quản. Đây là giai đoạn mà các biện pháp can thiệp điều trị hiệu quả nhất nếu hiểu đúng về bệnh. Tuy nhiên nếu bạn không được điều trị dứt điểm thì bệnh rất dễ nặng lên và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng ANVY tìm hiểu kĩ hơn về bệnh và các phương pháp điều trị qua bài viết sau đây.
Tổng quan trào ngược dạ dày thực quản độ A
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng các chất trong dạ dày trào lên thực quản, dẫn đến các triệu chứng như: ợ chua, hơi thở hôi, đau ngực, nôn trớ, khó thở và mòn răng.
Phân loại trào ngược dạ dày thực quản?
Theo thang phân loại Los Angeles, bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 4 cấp độ:
- Viêm thực quản trào ngược độ A: trên niêm mạc thực quản xuất hiện các vùng viêm, vết loét, vết trợt có chiều dài không quá 5 mm.
- Viêm thực quản trào ngược độ B: lúc này niêm mạc thực quản đã xuất hiện rải rác các vết loét, vết trợt có độ dài lớn hơn 5 mm. Đây là hậu quả của việc không điều trị dứt điểm các vết trợt, loét cấp độ A.
- Viêm thực quản trào ngược độ C: phạm vi các vết loét mở rộng, đi kèm loạn sản thực quản (tình trạng bất thường của các tế bào lót thực quản). Giai đoạn này còn được gọi là Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản).
- Viêm thực quản trào ngược độ D: các vết viêm loét ngày càng nặng, kích thước lớn hơn 75% chu vi thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì?
Theo phân loại trên, trào ngược dạ dày thực quản độ A chính là giai đoạn đầu tiên của trào ngược dạ dày thực quản, khi niêm mạc thực quản xuất hiện các tổn thương ở mức độ nhẹ. Kết quả nội soi sẽ cho thấy các vết trợt loét có chiều dài chưa tới 5 mm.
Các biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản độ A
Một số biểu hiện thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản độ A đó là:
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: đây là triệu chứng phổ biến nhất, có thể xảy ra cả khi ăn no và khi đói, gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, lan dần lên cổ
- Khó nuốt, đau khi nuốt: vì niêm mạc thực quản bị tổn thương nên khi nuốt, các loại thức ăn sẽ tác động vào các vết trợt loét trên niêm mạc gây đau
- Làm mòn men răng do dịch acid trào ngược vào khoang miệng
- Tăng tiết nước bọt: khi bị trào ngược dạ dày thực quản độ A thì cơ thể sẽ kích thích tăng tiết nước bọt để trung hòa tính acid của dịch trào ngược
- Nếu bạn bị trào ngược acid vào ban đêm, bạn cũng có thể bị: ho kéo dài, viêm thanh quản hoặc gặp vấn đề về giấc ngủ
- Buồn nôn và nôn: các triệu chứng này thường ít gặp
- Hôi miệng
- Khó thở
>> Xem thêm: Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Lời giải đáp từ bác sĩ
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản độ A
Bình thường, cơ vòng ở đáy thực quản sẽ giãn và mở ra khi bạn nuốt, sau đó nó thắt chặt và đóng lại. Khi cơ vòng này không thắt chặt hoặc không đóng đúng cách, sẽ dẫn đến việc dịch tiêu hóa và các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản độ A có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đôi khi không rõ nguyên nhân.
Trào ngược dạ dày thực quản độ A có nguy hiểm không?
Những biến chứng nguy hiểm
So với viêm thực quản trào ngược độ B và viêm thực quản trào ngược độ C thì trào ngược dạ dày thực quản độ A sẽ không quá nguy hiểm nếu bệnh nhân tích cực điều trị từ sớm. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân chủ quan xem nhẹ bệnh, khiến cho bệnh tiến triển ngày một nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Gây chảy máu, loét và sẹo mãn tính trên niêm mạc thực quản. Các vết sẹo này có thể làm hẹp thực quản, cản trở khả năng nuốt của bạn
- Có thể dẫn đến trào ngược chất lỏng vào đường thở, gây ho, khó thở, viêm họng hoặc thậm chí viêm phổi. Ở một số bệnh nhân, trào ngược có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn
- Barrett thực quản: 10-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài biến chứng thành barrett thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản độ A có dẫn đến ung thư không?
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn Barrett thực quản thì tỷ lệ mắc ung thư sẽ tăng lên. Lúc này người bệnh cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm ung thư. Ung thư là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày thực quản các cấp độ khi không được điều trị triệt để, thường gặp ở bệnh nhân trên 50 tuổi.
3 hướng điều trị trào ngược dạ dày thực quản độ A
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Thay đổi thói quen sinh hoạt luôn là lời khuyên đầu tiên mà các chuyên gia khuyên để điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Bạn hãy tập cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:
- Giảm cân đối với những người thừa cân, béo phì
- Kê cao đầu giường khi ngủ
- Tránh ăn đêm và loại bỏ các thực phẩm gây kích thích như: caffe, rượu, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ
- Bỏ hút thuốc lá
- Tránh ăn quá no và không nên nằm luôn sau khi ăn
- Không nên đi ngủ quá muộn
Điều trị bằng thuốc Tây y
Hiện nay để điều trị viêm thực quản trào ngược độ A cũng như viêm thực quản trào ngược độ B và độ C, có 4 nhóm thuốc chính đó là:
- Nhóm trung hòa acid: là nhóm thuốc giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Nhóm thuốc này thích hợp với các bệnh nhân bị trào ngược không thường xuyên, vì nếu dùng thuốc liên tục kéo dài làm tăng pH dạ dày có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid
- Nhóm chẹn histamin (H2): giúp giảm tiết acid, có hiệu quả với khoảng 50% bệnh nhân bị trào ngược do nguyên nhân tăng acid dạ dày
- Nhóm ức chế bơm proton: làm giảm sản xuất acid, hiệu quả hơn nhóm chẹn H2, thích hợp với cả những bệnh nhân tổn thương thực quản nặng
- Nhóm hỗ trợ nhu động: tăng cường hoạt động của cơ trơn đường tiêu hóa giúp đẩy nhanh quá trình nhào trộn và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột, thường dùng kết hợp với nhóm ức chế acid
>> Xem thêm: [Tư vấn] Lựa chọn và sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày tốt nhất
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược cũng đang là lựa chọn hàng đầu để hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản độ A, các sản phẩm này không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế được một số tác dụng phụ của thuốc tân dược.
So với thuốc tây một số vị thuốc từ thảo dược có ưu điểm là có thành phần có cơ chế tác động điều hòa trực tiếp vào cơ thắt tâm vị (cơ thắt dưới thực quản). Cơ chế tác động này các sản phẩm tân dược hoàn toàn chưa có. Đây chính là một điểm nhấn mà người bị trào ngược dạ dày nên quan tâm khi lựa chọn thuốc điều trị trào ngược.
Có thể kể đến một sản phẩm tiêu biểu là bộ đôi hỗn dịch AVITRA của ANVY GROUP. Trong thành phần của Anvitra có hậu phác và trần bì là 2 vị dược liệu đã được nghiên cứu có tác dụng trực tiếp điều hòa hoạt động cơ tâm vị (cơ thắt dưới thực quản). Ngoài ra hỗn dịch này còn được đánh giá hiệu quả cao bởi tác dụng chống viêm, bảo vệ niêm mạc thực quản và tăng tháo rỗng dạ dày giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tìm hiểu thêm về sản phẩm [su_button url=”https://anvitra.vn/product/hd-trao-nguoc-da-day-anvitra/” target=”blank” style=”3d” background=”#fec400″ radius=”5″ icon_color=”#fec400″]TẠI ĐÂY[/su_button]
>> Xem thêm thông tin về Anvitra tại dantri.com.vn
Trào ngược dạ dày thực quản độ A nên ăn gì?
Có rất nhiều loại thực phẩm có thể làm giảm sự khó chịu của trào ngược, hãy dự trữ trong nhà bếp của bạn một vài loại sau nhé:
- Thực phẩm giàu chất xơ: các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt, các loại rau củ như khoai lang, cà rốt, măng tây, bông cải xanh
- Thực phẩm có tính kiềm: gừng, súp lơ trắng giúp trung hòa acid
- Thực phẩm nhiều nước: rau cần tây, dưa chuột, dưa hấu, rau diếp giúp pha loãng acid
Đừng quá chủ quan đối với trào ngược dạ dày thực quản độ A. Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh, nên tích cực điều trị sớm để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng ANVY bảo vệ sức khỏe của bạn từ ngay hôm nay.
>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng