Dược sĩ Dung Lê 05/06/2020
4.5/5 - (2 bình chọn)

Trào ngược dạ dày là một bệnh tiêu hóa mãn tính và ngày càng nhiều người Việt Nam mắc phải. Không ít người thắc mắc về các cấp độ của căn bệnh này. Vậy nếu bạn bị trào ngược dạ dày cấp độ a thì nghĩa là bệnh trào ngược dạ dày của bạn đang ở mức độ nào? Và làm sao để bệnh không bị trầm trọng thêm?

Hiểu về các cấp độ trào ngược dạ dày thực quản

Giống như nhiều bệnh khác, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Hiện tại, không có biện pháp nào để phát hiện bệnh sớm mà chỉ có cách nhìn vào triệu chứng và kết luận bệnh nhân đã mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Trong hầu hết trường hợp, mức độ nghiêm trọng của bệnh được đánh giá bằng tần suất và thời gian của chứng ợ nóng và các cơn đau rát ngực.

Có một thực tế mà người bệnh cần hiểu rằng, nếu đã bị trào ngược dày nặng thì không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn. Muốn bệnh không bị tái phát thì người bệnh cần duy trì lối sống khoa học chứ không thể ăn uống thoải mái như khi chưa mắc bệnh. Còn nếu bạn chỉ bị trào ngược dạ dày thể nhẹ thì vẫn có thể chữa dứt điểm nếu chọn đúng phương pháp và kết hợp duy trì lối sống lành mạnh.

trào ngược dạ dày cấp độ a

Các cấp độ trào ngược dạ dày đó là:

  • Trào ngược dạ dày cấp độ a: Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Phần lớn những người bị trào ngược dạ dày bị tổn thương nhẹ đối với cơ thắt thực quản dưới của họ và đôi khi bị chứng trào ngược nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, họ có thể chịu được triệu chứng do trào ngược dạ dày cấp độ a gây ra vì mức độ của nó vẫn còn khá nhẹ và không hay xảy ra. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ được kiểm soát nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém vì dễ điều trị mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Trào ngược dạ dày cấp độ b: Ở giai đoạn này bệnh khó kiểm soát hơn với các triệu chứng trào ngược xuất hiện thường xuyên hơn và cường độ cao hơn. Tổn thương ở cơ thắt thực quản dưới là nhiều hơn cấp độ a, vết loét cũng lớn hơn 5mm.
  • Trào ngược dạ dày cấp độ c: Đây là cấp độ nặng khi mà chất lượng cuộc sống đã giảm hơn đáng kể do các triệu chứng của trào ngược ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị viêm thực quản, loét thực quản hay barrett thực quản. Lúc này, các loại thuốc kê đơn được kê để ức chế axit không còn có hiệu quả tốt nữa.
  • Trào ngược dạ dày cấp độ d: Giai đoạn này đã trở nên vô cùng nặng và là giai đoạn tiền ưng thư thực quản. Tổn thương trên 75% chu vi lòng thực quản. Barrett  thực quản cũng trở nên vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày cấp độ A là gì?

Giai đoạn này bệnh mới khởi phát, niêm mạc thực quản có thể bị tổn thương nhưng chỉ ở mức rất nhẹ. Nếu bạn đi nội soi và phát hiện có vết trợt loét trên niêm mạc thực quản thì nó vẫn còn rất nhỏ, chưa tới 5 mm.

trào ngược dạ dày cấp độ a

Một số biểu hiện của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cấp độ a bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua: Bạn có thể bị ợ bất cứ lúc nào, nhưng thường gặp nhất là khi mới ăn xong hay khi đói. Cảm giác ợ cũng khá khó chịu khi cảm thấy vị chua hay luồng khí nóng rát trong lồng ngực.
  • Buồn nôn, nôn: Triệu chứng này xuất hiện ít, nếu nôn ra bạn sẽ thấy có đồ ăn cay nóng (thực phẩm dễ kích thích gây nôn).
  • Tiết nhiều nước bọt: Tuyến nước bọt của người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ tự động tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Bởi nước bọt có tính kiềm, trung hòa axit bào mòn niêm mạc thực quản.
  • Nóng rát thượng vị: Vì viêm loét niêm mạc thực quản xảy ra nên thực quản dễ bị kích thích và tổn thương, các cơn đau trào ngược cũng khiến vùng thượng vị dễ bị nóng rát dữ dội.
  • Ho, đau họng: axit dạ dày trào ngược lên đến cổ họng và miệng, khiến niêm mạc họng cũng bị tổn thương, dẫn đến ho và đau họng.

Vì vậy, nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và gặp các triệu chứng trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị dứt điểm sớm.

Trào ngược dạ dày cấp độ A nên ăn gì kiêng gì?

Những cách dưới đây có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng hơn:

  1. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không ăn nhiều thức ăn trong một bữa tránh để bị quá no.
  2. Ăn một cách chậm rãi, thoải mái, tránh gây áp lực cho cơ thắt thực quản dưới.
  3. Không nằm xuống ngay sau ăn.
  4. Tránh ăn khuya. Ăn một bữa ăn trong vòng 3 giờ trước khi nằm ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược và ợ nóng.
  5. Không tập thể dục ngay sau bữa ăn. Hãy cho dạ dày của bạn thời gian để làm rỗng; chờ vài giờ sau khi ăn trước khi tập thể dục
  6. Nâng cao đầu giường khi ngủ để tránh trào ngược khi đang ngủ.
  7. Tránh xa đồ uống có ga. Chúng gây ợ hơi, thúc đẩy trào ngược axit dạ dày.
  8. Hạn chế các thực phẩm gây kích thích trào ngược. Bao gồm: thực phẩm béo, thực phẩm cay, cà chua, tỏi, sữa, cà phê, trà, coca cola, bạc hà và sô cô la.
  9. Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn. Nhai kẹo cao su giúp tăng tiết nước bọt, trung hòa axit, làm dịu thực quản và rửa axit, đẩy xuống trở lại dạ dày. Nhưng hãy tránh hương vị bạc hà vì có thể gây ra chứng ợ nóng.
  10. Kiểm tra thuốc bạn đang dùng. Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh nào khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ vì có thể những loại thuốc đó sẽ làm nặng hơn tình trạng trào ngược axit hoặc viêm thực quản.
  11. Giảm cân nếu cần. Thừa cân cũng gây áp lực lớn hơn cho dạ dày và cơ thắt thực quản dưới.

Hãy liên hệ ngay với Anvitra nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn để giúp bạn có thêm kiến thức và giảm bớt nỗi lo lắng, mệt mỏi vì căn bệnh trào ngược dạ dày.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...