Dược sĩ Dung Lê 18/06/2020
5/5 - (1 bình chọn)

Hầu hết mọi người đều bị trào ngược sau khi ăn vì quá no, tuy nhiên cũng có những trường hợp bị trào ngược khi đói. Trào ngược khi đói có gì đặc biệt? Cách để chấm dứt tình trạng này là gì? Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất của chứng trào ngược khi đói, cộng với những gì bạn có thể làm để giảm trào ngược.

Nguyên nhân bị trào ngược khi đói?

Chứng trào ngược (bao gồm ợ hơi, ợ nóng) là cảm giác có khí từ dạ dày hoặc đau rát trào ngược lên thực quản. Cảm giác thường được cảm nhận ở ngực hay ngay cổ họng. Nó thường gây ra sự khó chịu hơn khi nằm xuống hoặc nằm nghiêng về bên phải.

Các loại thuốc Tây có công dụng kháng axit thường được sử dụng để giảm bớt các triệu chứng như: Tums, Zantac và Pepcid. Ngoài ra còn có một số biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống có thể rất hữu ích. Người thỉnh thoảng bị trào ngược thường không cần gặp bác sĩ mà chỉ cần điều chỉnh cách sinh hoạt là đủ.

bi-trao-nguoc-khi-doi-2

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên thường xuyên hoặc nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đi khám bác sĩ tiêu hóa. Với các triệu chứng kết hợp như khó thở, đau rát cổ, đắng miệng thì lúc này bạn cần đến sự thăm khám và giúp đỡ từ bác sĩ.

Ở một số người có thể xảy ra tình trạng bị trào ngược khi đóivà cơn đói có thể làm cho cảm giác ợ hơi, ợ nóng của họ dữ dội hơn. Nó có thể xảy ra bởi một vài nguyên nhân, bao gồm trào ngược dạ dày hay trào ngược axit. Cho dù bạn bị trào ngược khi đói hay khi vừa mới ăn xong thì khi nhận biết được nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách điều trị.

Do trào ngược axit

Trào ngược axit là một tình trạng tiêu hóa mãn tính, đặc trưng bởi chứng ợ nóng, ợ hơi nghiêm trọng, gây đau dạ dày và cảm giác nóng rát ở bụng trên, có chất lỏng có vị axit tràn vào cổ họng. Những người bị trào ngược axit cũng có thể bị đau họng kéo dài, khàn giọng và ho mãn tính.

Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh tiêu hóa mãn tính nhưng nghiêm trọng hơn. Trong đó, chứng ợ nóng, ợ hơi là triệu chứng chính. Các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày có thể gồm: cảm giác nóng rát ở ngực, ho, đắng miệng.

Do khó tiêu

Chứng khó tiêu là một loại ợ khác, mà chúng ta thường gọi là ợ chua. Các triệu chứng khó tiêu thường bao gồm buồn nôn và đau dạ dày. Nếu bạn thường xuyên bị ợ khi đói, rất có thể bạn đã gặp phải chứng khó tiêu. Khi bị trào ngược khi đói do khó tiêu nó có thể làm người bị cảm thấy hơi run hoặc yếu, cùng với buồn nôn nhẹ. Các triệu chứng này thường biến mất sau khi bạn ăn và lúc này dạ dày đã được làm đầy.

Chứng trào ngược xảy ra như thế nào?

Để thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày cần đi qua một ống nối giữa miệng với dạ dày, được gọi là ống thực quản. Điểm cuối của ống thực quản – nơi nối tiếp với dạ dày, được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Mỗi khi thức ăn từ thực quản đi xuống dạ dày thì cơ thắt này sẽ đóng lại, ngăn không cho axit dạ dày và thức ăn trở lại vào thực quản.

Nhưng nếu cơ thắt thực quản dưới yếu đi hoặc mở ra không đúng lúc, nó sẽ khiến thức ăn và axit từ dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, dẫn đến chứng ợ hơi, ợ nóng và các triệu chứng trào ngược khác.

Những thực phẩm làm kích thích chứng trào ngược cần tránh

Mặc dù bạn có thể bị trào ngược khi đói, nhưng đa phần chứng trào ngược vẫn xảy ra sau khi ăn xong. Không phải ai cũng dễ bị kích thích dạ dày với một loại thực phẩm giống nhau. Để biết rõ bạn dễ bị trào ngược bởi thực phẩm nào, hãy tự theo dõi những gì bạn ăn hàng ngày để hiểu được phản ứng của cơ thể mình. Và bạn cũng sẽ nhận thấy những thực phẩm có thể làm giảm triệu chứng trào ngược nhờ sự theo dõi ấy. Theo thời gian, bạn sẽ có thể phát hiện ra và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

bi-trao-nguoc-khi-doi-3

Dưới đây là những thực phẩm phổ biến nhất gây ra các triệu chứng trào ngược cho hầu hết mọi người:

  • Rượu và những đồ uống có ga (bia, coca cola…)
  • Cà phê và những đồ uống có tính axit (nước cam, nước chanh, nước ép cà chua…)
  • Thực phẩm cay, chiên và nhiều chất béo
  • Bạc hà, socola

Thay đổi lối sống để tránh bị trào ngược khi đói

Có nhiều thay đổi lối sống bạn có thể thực hiện để giúp giảm các triệu chứng của bạn.

  • Thay đổi thói quen ăn uống: ăn trước khi quá đói; không ăn quá no; tránh ăn những bữa ăn lớn vì có thể dẫn đến đầy hơi, làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới; chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính.
  • Nhai chậm: cắn từng miếng nhỏ, nhai cẩn thận và nuốt chậm rãi.
  • Không đi ngủ ngay sau khi ăn xong: hãy đợi ít nhất 2 tiếng sau mới nằm xuống
  • Không ăn khuya
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ: kê 2-3 chiếc gối để gối đầu, nâng lên khoảng 15-20 cm.
  • Bỏ thuốc lá nếu bạn có thói quen hút thuốc vì thuốc lá làm kích thích giãn mở cơ thắt thực quản dưới và dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Tránh uống rượu bia
  • Tránh mặc quần áo chật, nhất là đồ bó bụng
  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân béo phì

Hãy liên hệ với chuyên gia Anvitra ngay nếu bạn cần tư vấn về căn bệnh trào ngược!

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...