Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi axit từ dạ dày chảy ngược vào ống thực quản. Đôi khi vài cơn trào ngược axit thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng trào ngược dạ dày khó thở xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của biến chứng không ngờ về đường tiêu hóa.
Thỉnh thoảng, trào ngược axit xảy ra cùng với khó thở. Một số trường hợp khác, trào ngược dạ dày gây ho đờm. Những người mắc bệnh này có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc các tình trạng hô hấp khác.
Mối liên quan giữa trào ngược dạ dày khó thở với bệnh hen suyễn
Những nghiên cứu cũng đã xác định được mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày thực quản khó thở (trào ngược dạ dày tiếng anh là GERD) và hen suyễn. Điều này có nghĩa là những người bị trào ngược sẽ dễ bị hen suyễn hơn và những người mắc bệnh hen suyễn có thể dễ gặp trào ngược dạ dày hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu ước tính rằng có tới 89% những người mắc bệnh hen suyễn cũng gặp phải các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là bởi cách axit trào ngược có tác động tới đường thở. Axit trong thực quản gửi tín hiệu cảnh báo đến não, khiến hệ hô hấp co lại, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày khó thở. Điều này lần lượt gây ra các triệu chứng hen suyễn.
Trong trường hợp hen suyễn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày, điều trị các triệu chứng của trào ngược có thể giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn.
Nhưng đôi khi lại khó để phân biệt triệu chứng giữa 2 bệnh này. Ví dụ, hai triệu chứng điển hình là ợ hơi và khó thở có thể là dấu hiệu của cả 2 bệnh trào ngược và hen suyễn. Vì vậy, các bác sĩ cũng cho rằng cần chẩn đoán kỹ lưỡng các triệu chứng trước khi đưa ra kết luận về bệnh.
Tóm lại, nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày khó thở thì rất có thể bệnh của bạn đang chuyển sang biến chứng và cần được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng khác của trào ngược axit dạ dày
Ngoài trào ngược dạ dày gây khó thở, người bị trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản có thể sẽ gặp những triệu chứng khác như:
- Ợ nóng
- Đầy hơi, khó tiêu
- Đau ngực
- Khò khè
- Đau dạ dày
- Đau họng, khó nuốt
- Hôi miệng
Những người có triệu chứng hen suyễn liên quan đến trào ngược dạ dày cũng có thể nhận ra rằng chứng khó thở của họ thường xuất hiện vào một số thời điểm nhất định trong ngày. Thông thường, điều này xảy ra trong khi ngủ hoặc sau khi ăn.
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày khó thở nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới những biến chứng đối với sức khỏe như:
Sâu răng
Các triệu chứng của trào ngược có thể khiến một phần thức ăn dư thừa còn tồn đọng trong dạ dày và những axit dạ dày trào ngược qua ống thực quản, rồi lên tới miệng. Axit có thể tiếp xúc với răng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Loét thực quản
Đôi khi, axit có thể làm mòn niêm mạc thực quản, gây loét. Loét thực quản có thể khiến người bệnh khạc nhổ ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Biến chứng hô hấp
Việc vô tình hít phải axit dạ dày vào đường thở có thể làm nặng thêm các tình trạng hô hấp như hen suyễn hoặc dẫn đến viêm phổi .
Vấn đề về họng và giọng nói
Tiếp xúc lâu dài với axit dạ dày có thể dẫn đến đau họng hoặc thay đổi giọng nói của một người.
Viêm thực quản
Axit chảy ngược vào thực quản có thể gây viêm thực quản, gọi là viêm thực quản. Viêm thực quản có thể gây đau và có thể dẫn đến loét hay hẹp thực quản.
Thực quản Barrett
Những người bị trào ngược dạ dày dai dẳng có nguy cơ phát triển thực quản Barrett. Đây là nơi các mô trong thực quản bắt đầu giống với mô trong ruột non. Một số người mắc bệnh thực quản Barrett sẽ tiếp tục phát triển ung thư thực quản .
Ung thư thực quản
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản nghiêm trọng nghiêm trọng và kéo dài có nguy cơ mắc ung thư thực quản. Điều trị ung thư thực quản có hiệu quả hơn nhiều nếu người bệnh bắt đầu điều trị ở giai đoạn sớm.
Các triệu chứng của ung thư thực quản bao gồm:
- Đau ngực
- Ho mãn tính
- Khó nuốt (có thể tiến triển từ khó nuốt chất rắn sang chất lỏng)
- Giảm cân
- Chảy máu thực quản
- Đau xương (nếu ung thư đã lan đến xương)
- Khàn tiếng
Cách điều trị để chống trào ngược dạ dày
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thông thường là phương pháp điều trị đầu tiên cho các triệu chứng của bệnh trào ngược, điển hình là chứng trào ngược dạ dày khó thở. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để chống trào ngược dạ dày thực quản.
Thay đổi lối sống
Một số thay đổi trong lối sống có thể làm giảm bớt các triệu chứng của trào ngược bao gồm:
- Giảm cân (nếu bạn bị béo phì) và duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Bỏ thói quen hút thuốc lá
- Tránh nằm xuống trong vòng 3 tiếng sau khi ăn bữa chính
- Nâng cao đầu giường 15-20 cm khi ngủ, điều này có thể giúp giảm chứng trào ngược axit vào ban đêm
- Ngủ trong tư thế thoải mái, giữ cho cơ thể thẳng hàng
- Tránh quần áo chật, thắt lưng hoặc phụ kiện gây áp lực lên bụng
Thay đổi chế độ ăn uống
Những thay đổi chế độ ăn uống sau đây cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng GERD:
- Tránh các thực phẩm gây kích thích trào ngược, chẳng hạn như cam quýt hoặc thực phẩm có tính axit khác
- Giảm uống rượu bia hoặc tránh hoàn toàn rượu bia
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn nhiều trong một bữa lớn
- Tránh ăn gần giờ đi ngủ
Trào ngược dạ dày khó thở điều trị bằng thuốc
Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Các loại thuốc sau đây có thể giúp ức chế trào ngược axit dạ dày và ngăn ngừa các biến chứng từ trào ngược dạ dày thực quản:
- Thuốc không kê đơn (OTC).
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
- Thuốc chẹn thụ thể H2