Trên 70% người bệnh bị trào ngược sẽ gặp phải triệu chứng viêm họng mạn tính và viêm họng cấp. Tuy rất thường gặp, nhưng liệu đã bao nhiêu bạn hiểu nguyên nhân đằng sau của viêm họng do trào ngược và triệu chứng này nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng Anvy tìm hiểu những mấu chốt quan trọng nhất của triệu chứng này!
Tại sao bạn lại bị viêm họng do trào ngược?
Viêm họng là bệnh rất phổ biến, tuy có thể xuất hiện riêng biệt nhưng cũng thường gặp xuất hiện với các bệnh viêm amidan, ho gà nhiễm trùng virus… hoặc một số bệnh chuyên khoa khác.
Nhưng nếu viêm họng diễn ra thường xuyên, kéo dài dai dẳng và đi kèm với các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và đau thượng vị nhưng không kèm các biểu hiện sốt hay các dấu hiệu tổn thương khác của vùng họng miệng, khả năng cao bạn đang bị viêm họng do trào ngược dạ dày.
Khi có rối loạn hoạt động cơ thắt thực quản dưới, acid và dịch vị có thể trào ngược từ dạ dày của bạn lên thực quản. Lượng acid và dịch vị trào ngược này có thể bị kẹt lại, vào họng và thanh quản gây ho.
Lượng acid và dịch vị trào ngược ban đầu gây kích ứng vùng niêm mạc của đường thanh quản, thực quản. Khi bị tình trạng này kéo dài, vùng niêm mạc tổn thương dần sưng viêm sẽ xuất hiện triệu chứng viêm hầu họng, thanh quản tùy từng người.
Viêm họng do trào ngược có nguy hiểm không?
Như đã chia sẻ, viêm họng do trào ngược là sự báo hiệu của tổn thương vùng hầu họng do acid gây ra. Đối với các nguyên nhân viêm họng khác, bệnh thường sẽ khỏi sau 1- 2 tuần. Nhưng đối với viêm họng do trào ngược bệnh có thể kéo dài hơn 2 tuần rất nhiều, và đôi khi chúng tái đi tái lại mãi không dứt điểm được nếu hông được điều trị đúng nguyên nhân.
Việc tổn thương vùng hầu họng liên tục như vậy sẽ khiến gây ra những tổn thương mãn tính. Do tế bào niêm mạc thực quản và thanh quản sẽ phải tăng sinh liên tục để bù đắp lại những tổn thương. Một số trường hợp, nơi tổn thương sẽ sinh ra các mô sẹo gây ra triệu chứng khó nuốt. Nguy hiểm hơn, sự tăng sinh tế bào này có thể dẫn đến việc xuất hiện những tế bào có cấu trúc bị biến đổi và có thể phát triển thành tế bào ung thư.
Một số biến chứng của viêm họng do trào ngược: Viêm thực quản, Sẹo thực quản, Barrett thực quản và nguy hiểm hơn là Ung thư thực quản!
Các triệu chứng chỉ điểm có thể bạn bị Barret thực quản:
- Ợ chua, ợ nóng dữ dội
- Đau thượng vị ngày 1 tăng
- Khó nuốt
- Ho và kèm theo tức ngực
>> Xem thêm: [CẢNH BÁO] Khó thở ở bệnh trào ngược dạ dày, nguyên nhân và khắc phục
Điều trị viêm họng do trào ngược tại nhà
Bước 1: Hạn chế lượng acid trào ngược
Quan trọng nhất khi điều trị viêm họng do nguyên nhân này là phải giảm được các tổn thương liên tục do acid trào ngược gây ra. Nếu chỉ điều trị cho hết sưng, đau ở họng mà bỏ qua vấn đề acid trào gây tổn thương thì sớm muộn viêm họng cũng quay trở lại. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm acid dạ dày và hạn chế trào ngược có thể áp dụng tại nhà như sau:
Thay đổi chế độ ăn uống và thực phẩm
Chế độ ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để quản lý cơn trào ngược dạ dày. Việc chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày sẽ có tác dụng làm giảm áp lực làm việc đáng kể của dạ dày.
Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bị trào ngược: chuối, dưa hấu, trái cây có múi…
Điều chỉnh một số thói quen và lối sống
- Sau khi dùng bữa, tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ hoặc vận động nhẹ nhàng. Tránh nằm ngay sau khi ăn, thời gian lý tưởng nhất cho việc nằm nghỉ là sau khi ăn ít nhất 2 tiếng.
- Mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực lên dạ dày. Khi ngủ nên kê cao đầu, chỉ với 1-2 chiếc gối bạn có thể kiểm xoát được cơn trào ngược và từ đó hạn chế được viêm họng do trào ngược.
- Giảm đi cân nặng dư thừa trong cơ thể: cân nặng càng lớn, sẽ càng tạo áp lực mạnh hơn lên dạ dày gây ra cơn trào ngược.
- Bỏ thuốc lá: nicotin khi vào cơ thể vừa làm kích ứng tăng acid dạ dày, vừa làm suy yếu đi cơ thắt của thực quản dưới [1].
- Hạn chế sử dụng rượu bia: bạn không cần thiết phải bỏ rượu bia vì chúng cũng có những lợi ích cho sức khoẻ đặc biệt là sức khoẻ tiêu hoá. Tuy nhiên lượng sử dụng nên vừa phải, chỉ nên dùng 330ml bia/ngày hoặc 40ml rượu/ngày [2].
>> Xem thêm: Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Điều trị trào ngược bằng thuốc:
Một số trường hợp, cơn trào ngược dạ dày sẽ khó đẩy lùi hơn những người bệnh khác trong khi việc thay đổi lối sống và ăn uống đơn thuần cần thời gian để đạt hiệu quả. Lúc này bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm 1 số nhóm thuốc không kê đơn dưới sự hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ để kiểm soát triệu chứng.
Các nhóm thuốc điều trị trào ngược là cực kì đa dạng, từ đông y cho đến tây y. Có thể kể ra đây một sản phẩm từ thảo dược rất an toàn có nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng là hỗn dịch Anvitra. Bạn có thể tìm hiểu để biết rõ hơn thông tin chi tiết về sẩn phẩm này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thêm về lựa chọn nhóm thuốc nào cũng như cách dùng thuốc hiệu quả hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất!
Bước 2: Mẹo chữa viêm họng do trào ngược tại nhà
Sau khi kiểm soát được phần nào cơn trào ngược acid dạ dày, bạn có thể bắt đầu yên tâm sử dụng những mẹo chữa viêm họng phù hợp với người bị trào ngược dạ dày sau đây:
Xúc miệng bằng nước muối – đơn giản mà hiệu quả
Mục đích đầu tiên của xúc miệng bằng nước muối không phải là đánh trực tiếp vào nơi tổn thương mà làm sạch khoang miệng của bạn trước. Khi khoang miệng không còn vi khuẩn, tổn thương cũng không thể nặng thêm, chỉ có thể “lặng lẽ” mà dịu dần đi.
Bản thân nước muối sau đó sẽ làm giảm đi sưng tấy và kích ứng vùng hầu họng, thực quản nhờ đó giảm được cơn đau do viêm họng. Việc uống vài ngụm nước muối cũng giúp pha loãng nồng độ acid trong dạ dày ngay lúc đó, giúp làm giảm tức thời hiện tượng trào ngược.
Nước lạnh – tưởng đâu có hại?
Rất nhiều bạn đọc vẫn hiểu lầm rằng nước lạnh không tốt cho người viêm họng. Nhưng nước lạnh chỉ không tốt khi bạn sử dụng quá nhiều. Sử dụng nước đá đúng mức cũng giống như việc chườm lạnh vào các vết thương đang sưng, nóng và đau. Nước lạnh khi qua nơi tổn thương sẽ làm giảm đau và đồng thời giảm nhiệt độ tại vùng viêm
Chưa kể nước lọc còn có tác dụng làm sạch trên đường nước đi qua sẽ giúp phần nào giảm triệu chứng cho những người bệnh bị trào ngược. Lưu ý là bạn nên sử dụng có chừng mực, chỉ 2-3 lần một ngày, mỗi lần chỉ 1 cốc (khoảng 200ml) là đạt hiệu quả cao nhất đối với niêm mạc thực quản.
Nước ấm thảo mộc
Bản thân nước ấm không có lợi cho người bị viêm họng và cả trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung các loại thảo mộc vào nước ấm sẽ có ích cho căn bệnh trào ngược và cả viêm họng.
Ví dụ bạn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà chỉ với 1 ly nước gừng, cho thêm 1-2 muỗng mật ong.
Gừng là thực phẩm hiệu quả để giảm cơn trào ngược dạ dày, đồng thời cũng là chất kháng viêm.
Mật ong có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, đồng thời bao phủ cổ họng của bạn giảm kích ứng [3].
Nuốt chậm thuốc trung hoà acid dạ dày – lợi cả đôi đường
Mẹo nhỏ này cực kì hữu hiệu với người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, dung dịch trung hoà acid dạng nhũ tương đi qua họng viêm sẽ làm mát ổ viêm, đồng thời trung hoà acid có thể còn tồn đọng trong thực quản.
Đặc biệt bạn có thể phối hợp giữa việc sử dụng thuốc trung hoà acid và nước lạnh để giảm nhanh triệu chứng viêm họng và trào ngược.
Để sử dụng thời gian dài phương pháp này, bạn nên dùng các sản phẩm trung hoà dạng hỗn dịch có nguồn gốc từ thiên nhiên như: ANVITRA
Bước 3: Tăng cường làm lành họng tránh gia tăng tổn thương
Cho giọng nói của bạn nghỉ ngơi
Đôi khi nguyên nhân gây ra cơn viêm họng hoàn toàn không xuất phát từ lượng acid trào ngược dạ dày. Có thể bạn đã sử dụng giọng nói của mình quá nhiều hoặc la quá to gây tổn thương vùng thanh quản.
Tổn thương này sẽ càng ngày càng nặng lên do cơn trào ngược acid từ dạ dày. Do vậy để tránh tổn thương cũng như tăng yếu tố làm lành niêm mạc họng bạn nên điều chỉnh tạm thời âm lượng giọng nói, nói nhỏ hơn bình thường cho đến khi tinh trạng đau nhức họng giảm dần đi.
Thay bàn chải đánh răng
Bàn chải khi lâu ngày không thay sẽ trở thành “ngôi nhà” của rất nhiều vi khuẩn. Các vi khuẩn này sẽ tích tụ trên lông bàn chải và đi trực tiếp vào vùng hầu họng của bạn khi đánh răng.
Đặc biệt đối với bạn đọc bị trào ngược, acid dạ dày vốn đã gây tổn thương lên vùng niêm mạc họng, vi khuẩn sẽ càng dễ xâm nhập vào phần tổn thương này.
Do vậy nếu cơn viêm họng tái đi tái lại nhiều liền khiến bạn khó chịu hãy thay bàn chải mới và tận hưởng những ích lợi mà nó mang lại!
Giảm bớt tình trạng dị ứng với môi trường sống
Dị ứng với môi trường, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc trong nhà hoặc mạt bụi, hay lông động vật đều có thể gây viêm họng mãn tính.
Đối với người bị viêm họng do trào ngược sẽ gây gia tăng tổn thương niêm mạc thực quản, thanh quản. Khiến cho bệnh viêm họng càng ngày càng nặng hơn, kéo theo những biến chứng khó lường.
Bổ sung thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể
Việc bạn quá căng thẳng, mệt mỏi do lao động quá sức, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ gặp khó khăn phục hồi lại những tổn thương.
Vì vậy, hãy nghỉ ngơi ngay khi bạn có thể! Tránh gây thêm căng thẳng đầu óc. Cách tốt nhất để thực hiện phương pháp này là hãy lập ra cho bản thân một thời gian biểu thật cụ thể: sáng- trưa – chiều – tối. Và cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
Đi khám ngay khi gặp các triệu chứng sau
Những bước trên là những mẹo nhỏ và chỉ áp dụng khi bạn trong giai đoạn nhẹ của bệnh. Khi ở những giai đoạn nặng bạn cần được nhận được chăm sóc từ nhân viên y tế chuyên nghiệp.
Các triệu chứng báo hiệu bạn nên đi khám:
- Đau họng dữ dội, kéo dài trên 2 tuần và tái phát liên tục
- Kèm theo khó thở, khó nuốt
- Sốt cao hơn 38,5 độ C
- Khàn giọng, mất giọng trên 10 ngày
- Thấy máu hoặc dịch lạ trong nước bọt
Như bạn đọc đã thấy, viêm họng do trào ngược không phải một triệu chứng có thể xem nhẹ. Chúng là báo hiệu của nhiều hệ luỵ nặng nề nếu không điều trị đúng cách! Hy vọng sau bài viết bạn đọc đã có cái nhìn rõ hơn về viêm họng do trào ngược và quan trọng là có cho mình những phương pháp điều trị thật phù hợp.
>> Xem thêm thông tin về hỗn dịch Anvitra tại dantri.com.vn