Cảm giác vướng ở cổ họng, nuốt vướng, vướng đờm ở cổ là những triệu chứng khó chịu và gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh. Câu hỏi nguyên nhân vì sao và cách giải quyết là gì là điều mà độc giả quan tâm. Hãy tham khảo bài viết sau để có thông tin chính xác, cũng như tìm được phương pháp điều trị hợp lý.
Vướng ở cổ họng xảy ra như thế nào?
Vướng ở cổ họng là khi bạn thấy nghẹn, khó nuốt, vướng cổ họng, đôi khi là bị vướng đờm ở cổ. Nó gây cho người bệnh sự khó chịu và mất sức trong việc nuốt thức ăn, uống nước, hay ngay cả nuốt nước bọt cũng trở nên khổ sở.
Mức độ nghẹn và vướng cổ cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người:
- Với người bị nhẹ: cảm giác hơi đau khi nuốt, thức ăn đi qua thực quản cũng sẽ chậm hơn bình thường.
- Với người bị nặng: uống nước, nuốt nước bọt hay ngay cả khi không ăn uống cũng thấy nghẹn, châm chích, nóng rát, khô căng họng. Đặc biệt là khi nuốt thức ăn họ phải gắng hết sức để đẩy thức ăn xuống, lúc này cảm giác đau và vướng nghẹn là rõ rệt nhất. Điều này khiến người bệnh trở nên sợ ăn, chán ăn, sút cân trông thấy.
Nguyên nhân của khó nuốt, vướng ở cổ họng
Tình trạng vướng ở cổ họng do nhiều yếu tố gây nên, việc xác định được nguyên nhân là điều cần thiết để chữa dứt điểm sự khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là bệnh lý phổ biến nhất gây cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ họng và là tiền đề gây ra loạt căn bệnh khác về đường hô hấp trên như: barrett thực quản, ung thư thực quản, hen suyễn, viêm họng, viêm amidan…
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng acid dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và lên tới cổ họng. Khi acid trào ngược tái đi tái lại trong thời gian dài sẽ gây sưng tấy, tổn thương ở niêm mạc thực quản và niêm mạc hầu họng. Từ đó gây cảm giác khó chịu vì khó nuốt, vướng ở cổ họng.
Kèm theo cảm giác vướng nghẹn cổ họng, ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản còn bị đờm ở cổ họng, thường có cảm giác ợ hơi, ợ chua, nóng rát ngực và họng.
Khối u thực quản (ung thư thực quản)
Các bệnh lý tại thực quản như trào ngược dạ dày thực quản, hẹp thực quản, viêm loét thực quản, Barret thực quản là những yếu tố nguy cơ gây nên ung thư thực quản. Từ đó gây nên các khối u thực quản, gây cảm giác nghẹn cổ họng, khó thở.
Thông thường khi khối u hình thành, ngoài cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó thở, bệnh nhân còn xuất hiện chứng hôi miệng, tình trạng khó chịu khi ăn uống, đau tức, buồn nôn thường xuyên.
Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn hình thành khi đường dẫn khí trong cơ thể (bao gồm mũi, họng, khí quản…) bị viêm, gây nên tình trạng co thắt ống dẫn khí, từ đó làm cho phổi không có đủ không khí để đảm bảo hô hấp cho người bệnh. Khi xảy ra tình trạng hen, sẽ có cảm giác vướng ở cổ họng kèm theo khó thở, đau ngực…
Với nguyên nhân này, bệnh nhân có thể dễ nhận biết khi có các dấu hiệu về bệnh lý của hen suyễn đi kèm.
Đáng chú ý, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trào ngược dạ dày là yếu tố kích hoạt nên bệnh hen suyễn (hơn 75% người trưởng thành mắc bệnh hen suyễn đồng thời cũng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản). Nguyên nhân là lo phổi bị tiếp xúc thường xuyên với acid bị trào ngược. Điều này khiến phổi nhạy cảm hơn với các chất kích thích, chẳng hạn như: phấn hoa, bụi và đây có thể là nguy cơ trào ngược dạ dày gây hen suyễn.
Viêm Amidan
Amidan là hai hạch lympho nằm ở hai bên họng. Khi Amidan bị viêm do nhiễm khuẩn hoặc viêm do trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày sẽ gây nên cảm giác sưng, chèn ép lên cổ họng.
Tình trạng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thanh thiếu niên và trẻ em là các đối tượng thường gặp nhất. Các triệu chứng có thể cấp tính hoặc mãn tính kèm theo như:
- Thở có mùi hôi
- Kèm theo ho khan từng cơn, đặc biệt kéo dài khi thức dậy vào buổi sáng
- Rát họng và giọng nói bị thay đổi
Dị vật ở cổ họng
Đây là nguyên nhân dễ nhận biết, nhưng không thể không đề cập tới. Các dị vật như xương cá, thức ăn cứng… có thể mắc ở cổ họng và gây nên cảm giác vướng nghẹn, đau, khó thở. Thông thường, tình trạng này là tình trạng vật lý có thể nhận ra ngay. Nếu dị vật không tự trôi đi bạn cần sự can thiệp của các hỗ trợ y tế.
Ngoài ra một số nguyên nhân về: bệnh lý tuyến giáp, rối loạn cơ thực quản trên, viêm xoang… cũng có thể gây nên cảm giác nuốt vướng, nghẹn ở cổ họng.
Cảm giác khó nuốt, vướng ở cổ họng có nguy hiểm không?
Cảm giác khó nuốt, vướng cổ họng, đờm ở cổ họng là một dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý kể trên. Do vậy bệnh nhân cần được thăm khám để tìm được nguyên nhân và điều trị sớm.
Mức độ nguy hiểm còn tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra triệu chứng là gì. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang bị vướng cổ họng do trào ngược dạ dày thì hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh trào ngược dạ dày để dứt điểm triệu chứng này và không gây biến chứng nguy hiểm.
Nên làm gì khi có các cảm giác nghẹn, vướng ở cổ họng
Việc tìm nguyên nhân và điều trị nguyên nhân bệnh là ưu tiên trong mọi trường hợp để trị dứt triệu chứng nuốt nghẹn, vướng cổ họng.
- Nếu nguyên nhân do bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì ưu tiên điều trị tận gốc bằng sản phẩm chuyên biệt cho bệnh trào ngược dạ dày, tránh sử dụng sản phẩm chỉ giúp giảm triệu chứng mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh, dễ gây tái phát bệnh.
- Nếu là do có u thực quản, bệnh hen suyễn, viêm amidan thì nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị u thực quản, hen suyễn hay viêm amidan do bệnh trào ngược dạ dày thì cần phải điều trị trào ngược dạ dày trước khi điều trị các bệnh lý khác. Bởi chỉ khi ngăn chặn được acid dạ dày trào ngược lên thực quản thì việc chữa các bệnh hô hấp khác mới đạt hiệu quả.
Mẹo làm giảm các cảm giác khó chịu khi bị nghẹn, vướng ở cổ họng tại nhà
* Khuyến cáo: Những mẹo dưới đây chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng nhất thời chứ không giúp điều trị dứt điểm. Để trị dứt điểm vướng nghẹn cổ thì người bệnh vẫn cần tìm ra nguyên nhân chính xác và trị bệnh theo phác đồ của y học hiện đại.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể đẩy các dịch đờm hay acid bị tích tụ ở cổ họng đi, làm giảm các cảm giác khó chịu. Lượng nước uống 2 – 2.5l là cần thiết với những người có cảm giác vướng ở cổ họng.
Ngoài ra việc bổ sung nước giúp tăng sức đề kháng, giảm thân nhiệt cho cơ thể khi cơ thể suy yếu do tình trạng viêm nhiễm, hay mất nước.
Ngậm gừng tươi
Gừng có khả năng làm giảm hôi miệng, ức chế vi khuẩn – nguyên nhân gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Hơn nữa, gừng còn có tác dụng loại bỏ dịch đờm ứ đọng ở cổ họng, giảm triệu chứng khó chịu khi bị vướng ở cổ họng
Uống nước chanh ấm
Nước chanh ấm có khả năng cải thiện các triệu chứng do viêm amidan, cảm lạnh. Đây là một thức uống rất tốt có tác dụng sát trùng, loãng dịch đờm và giảm cảm giác khó chịu khi vướng ở cổ họng.
Lá bạc hà
Bạc hà có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản. Với tác dụng kháng khuẩn, tinh dầu bạc hà làm giảm co thắt và hạn chế viêm do trào ngược dạ dày thực quản.
Lá bạc hà có thể bổ sung vào các món ăn thường ngày hoặc dùng làm trà uống vào mỗi buổi sáng cũng góp phần làm giảm cảm giác vướng ở cổ họng.
Cam thảo giúp giảm cảm giác khó chịu
Cam thảo là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, Cam Thảo có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt giải độc. Có thể sử dụng rễ cam thảo sấy khô để nấu nước uống.
Giấm táo
Giấm táo chứa nhiều acid acetic và oxymel, đây là những hoạt chất có tính kháng khuẩn và sát trùng nhẹ. Nếu đang gặp phải cảm giác khó chịu vì vướng ở cổ họng, bạn có thể pha 1 thìa giấm táo với nước ấm, uống từ từ để có thể làm dịu cảm giác này.
Tập thể dục giúp giảm cảm giác vướng ở cổ họng
Bài tập 1 – Cổ và Vai
- Thả cằm xuống về phía ngực, giữ trong khoảng 10 giây trước khi quay trở lại trung tâm.
- Thả đầu sang một bên về phía vai, giữ vai thẳng. Giữ trong 10 giây trước khi lùi về trung tâm. Lặp lại ở phía đối diện.
- Nhún vai lên tai. Giữ vị trí trong vài giây và sau đó thư giãn, thả vai xuống vị trí nghỉ ngơi. Lặp lại điều này 5 lần.
- Giơ tay ra trước mặt bạn, như thể bạn đang đẩy một cái gì đó ra khỏi bạn. Kéo dài ra càng xa càng tốt. Nhẹ nhàng thả tay sang hai bên khi bạn thư giãn. Lặp lại điều này 3 lần.
- Đẩy vai của bạn về phía trước như thể cố gắng làm cho vai gặp nhau ở phía trước. Đẩy xương bả vai của bạn về phía sau như thể cố gắng làm cho chúng gặp nhau ở phía sau. Thư giãn và lặp lại 5 lần.
Bài tập 2 – Thở bụng
- Ngồi thoải mái trên ghế và đặt tay lên bụng.
- Thổi mạnh, như thể thổi bay một quả bóng bay. Khi bạn thổi ra, bụng và bàn tay của bạn nên di chuyển vào.
- Vai và ngực trên của bạn nên đứng yên và thư giãn. Vào cuối hơi thở ra, thư giãn bụng của bạn; nó sẽ mở rộng tự nhiên, cho phép phổi của bạn phồng lại.
- Khi bạn cảm thấy thoải mái với kỹ thuật này, hãy tạo ra một âm thanh /sss/ mềm mại trên hơi thở ra.
Bài tập 3 – Ngáp / Thở dài
Ngáp là một kỹ thuật rất tốt để thư giãn các cơ trong cổ họng. Như tên cho thấy, bạn ngáp trên một hơi thở và nhẹ nhàng giải phóng một tiếng thở dài trên một hơi thở ra.
Bài tập 4 – Phương pháp nhai
Kỹ thuật này được sử dụng để thư giãn hàm hoặc lưỡi chặt chẽ. Hãy tưởng tượng bạn đang nhai kẹo bơ cứng bằng cách di chuyển môi, lưỡi và hàm của bạn theo chuyển động tròn, mịn màng. Tưởng tượng kẹo bơ cứng ngày càng lớn hơn vì vậy các chuyển động trong miệng của bạn sẽ cần phải ngày càng lớn hơn.
Bài tập 5 – Chuyển động lưỡi
Di chuyển lưỡi của bạn từ từ xung quanh bên ngoài răng của bạn với đôi môi của bạn đóng lại cũng giúp thoát khỏi căng thẳng từ thanh quản. Làm điều này 10 lần một chiều, sau đó 10 lần chiều khác trong một phút nhiều lần mỗi ngày.
Bài viết trên đây là thông tin về nguyên nhân và một số mẹo giúp giảm cảm giác nghẹn, khó chịu ở cổ họng tạm thời. Nếu còn thắc mắc bất kể điều gì hãy gọi điện về số tổng đài miễn cước 1800 234 558 để được tư vấn đầy đủ và phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
- Ảnh tóm tắt nội dung bài viết:
>> Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Tải ngay Ảnh tóm tắt nội dung bài viết bằng cách click vào ảnh và nhấn LƯU.