THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Trang chủ » Trào ngược dạ dày-thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày-thực quản là gì?

Định nghĩa:Trào ngược dạ dày thực quản (GERD- gastro esophageal reflux disease) là một tình trạng bệnh lí xảy ra khi có sự tăng trào ngược dịch dạ dày, gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng rất nguy hiểm.

Cơ chế bệnh : Hàng rào chống trào ngược dịch vị là do cơ thắt thực quản dưới và cơ tâm vị đóng vai trò chính, các nghiên cứu cho thấy áp lực cơ thắt lúc đói thường thấp hơn ở bệnh nhân GERD, hoặc cơ thắt này tạm thờ giãn hoàn toàn hoặc tăng tạm thời hay áp lực ổ bụng hoặc trào ngược tự nhiên qua cơ thắt kém trương lực. Nếu chất trào ngược không được làm sạch và thường xuyên tiếp xúc với niêm mạc thực quản sẽ gây tổn thương thực quản, thường ở phần giữa đến 1/3 thực quản dưới.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiện nay chủ yếu do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học như  ăn cay, ăn nhiều gia vị kích ứng, rượu bia, trà, cafe, chocolate, ăn quá no, vận động sau khi ăn. Một số nguyên nhân như nhiễm khuẩn Helicobacter Pylory, do bệnh béo phì, đái tháo đường, dùng nhiều thuốc tâm thần hoặc thuốc giảm đau NSAIDs.

Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của bệnh được chia làm 2 nhóm chính là các hội chứng thực quản và các triệu chứng ngoài thực quản. Các biểu hiện hay gặp trên lâm sàng chia làm các hội chứng khác nhau gồm:

  • Hội chứng trào ngược điển hình gồm ợ nóng và trớ
  • Hội chứng tổn thương thực quản : viêm thực quản, chít hẹp thực quản, barret thực quản, ung thư biểu mô tuyến.

Các triệu chứng ngoài thực quản:

  • Viêm họng mạn tính do trào ngược.
  • Ho mạn tính do trào ngược
  • Viêm thanh quản (nói khàn, đau họng, cảm giác vướng ở cổ)
  • Hen do trào ngược
  • Một số triệu chứng nghi ngờ liên quan đến trào ngược như : ăn mòn răng, viêm xoang, xơ hóa phổi vô căn, viêm họng
Các biến chứng báo động:

+ Khó nuốt, nuốt đau do viêm loét nặng gây hẹp thực quản

+ Nôn ra máu do chảy máu từ chỗ viêm loét

+ Ung thư: thiếu máu, chán ăn, sụt cân

+ Khó thở về đêm do co thắt phế quản, hoặc viêm phổi do hit dịch acid dạ dày

Chẩn đoán:

– Chẩn đoán xác định: LS hội chứng + triệu chứng

– Cận lâm sàng: dựa vào nội soi thực quản  ống mềm, đo pH, đo trương lực cơ thắt dưới thực quản, xạ hình

Điều trị
1. Điều chỉnh lối sống là biện pháp đầu tiên và hữu hiệu
  • Tránh tiêu thụ hoặc giảm các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffein, soocola, hành tây, tỏi, rượu, các loại đồ uống có gas.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Chọn chế độ ăn ít chất béo
  • Tránh các lợi thực phẩm có nhiều axit, thực phẩm xơ cứng, dai, khó nuốt, thức ăn nướng, rán, bảo quản dạng kho
  • Sau khi ăn không nên nằm ngay. Tránh ăn các đồ ăn nhẹ trược khi đi ngủ. Nói chung, không nên ăn bất cứ thứ gì trong vòng 2 giờ trước khi ngủ.
  • Khi đi ngủ, hãy kê cao đầu và cố gắng nằm ở phía bên trái thay vì bên phải vì khi nằm phía bên phải sẽ khiến cho dạ dày cao hơn thực quản, gây áo lực lên các cơ vòng dưới thực quản làm tăng nguy cơ trào ngược.
2. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa : nhóm PPI  được lựa chọn đầu tiên và có hiệu quả cao nhất trong điều trị GERD

Tác dụng: làm lành tổn thương, giảm nhanh triệu chứng, dự phòng tái phát và tương đối an toàn. Thời gian điều trị vào khoảng 4-6 tuần, sau đó duy trì lâu hơn tùy tổn thương. Khi có các triệu chứng trên thực quản: ho, khàn tiếng nên dùng PPI 2 lần trên ngày.

Các thuốc ức chế H2 – Histamin, thuốc trung hòa acid cũng được lựa chọn nhưng hiệu quả không cao.

– Các thuốc tăng cường vận động ống tiêu hóa như:

Metoclopamide có tác dụng làm tăng trương lực cơ thắt dưới của thực quản và tăng vận động đường tiêu hóa. Tuy nhiên chúng có tác dụng lên tim mạch, thần kinh nên cần thận trọng.

Itopride là thuốc có tác dụng tăng cường vận động mới, có tác dụng kháng dopamin, và kháng cholinestease làm cải thiện nhanh triệu chứng ợ nóng sau 4 tuần điều trị.

Các thuốc hướng thần như sulpiride, diazepam, fluoxetin cũng được lựa chọn để giảm lo âu, cải thiện cuộc sống và tăng tác dụng của các thuốc nhóm PPI.

3. Điều trị nội soi và điều trị phẫu thuật tạo hình tâm vị.

Chỉ đinh trong GERD do thoát vị hoành và các biến chứng chít hẹp thực quản, thực quản Barret, ung thư biểu mô. Với kĩ thuật Endocinch (khâu nếp niêm mạc bằng nội soi), cắt niêm mạc… tỷ lệ thành công tương đương với điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên cũng có biên chứng nhất định ( 0,1-0.8%) nên cần cân nhắc kĩ và chỉ sử dụng khi điều trị nội khoa không có kết quả.

Chia sẻ

Đặt hàng thành công

Bạn đã đặt hàng thành công , tư vấn viên sẽ liên hệ để xác nhận đơn hàng của bạn.