Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một chứng rối loạn tiêu hóa mạn tính. Nó xảy ra khi dịch từ dạ dày chảy ngược lên (hay còn gọi là trào ngược) vào ống thực quản. Bệnh này xảy ra phổ biến ở người lớn, tuy nhiên đối với trẻ em cũng có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và trẻ nhỏ là gì? Cách chữa ra sao?
Thông thường, chứng trào ngược thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện, dạ dày nằm cao nên dễ bị nôn trớ. Tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn.
Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày ở trẻ em xuất hiện khi trẻ 2 tuổi hoặc lớn hơn cha mẹ cần xem xét những trào ngược dạ dày biểu hiện của nó vì độ tuổi này không dễ gì mắc chứng trào ngược.
Nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi trở lên
Khi nào thì chứng trào ngược đơn thuần trở thành bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em? Câu trả lời là mỗi đứa trẻ có thể có những triệu chứng khác nhau. Cha mẹ có thể xác định bé đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi thấy các triệu chứng phổ biến như:
- Ợ nóng
- Chán ăn
- Đau dạ dày
- Quấy khóc trong bữa ăn
- Nôn ói thường xuyên
- Khó thở
- Đắng miệng
- Ho thường xuyên và diễn ra nhiều vào ban đêm
- Trẻ bị trào ngược hơn 2 lần một tuần, liên tục trong vài tháng.
Một số triệu chứng khác có thể có hoặc không:
- Khò khè
- Cảm lạnh thường xuyên
- Nhiễm trùng tai thường xuyên
- Hôi miệng
- Sâu răng
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và trẻ lớn
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và cả người lớn bị gây ra bởi cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới là một cơ ở dưới cùng của ống thực quản. Cơ này hoạt động như một “cánh cửa”. Nó mở ra để cho thức ăn từ thực quản trôi xuống dạ dày. Sau đó, nó đóng cửa để giữ thức ăn trong dạ dày. Khi cơ thắt thực quản dưới bị mở ra quá thường xuyên hoặc quá lâu thì sẽ khiến axit chảy ngược vào thực quản. Chính điều này gây ra nôn ói và chứng ợ nóng.
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Nếu bé của mẹ đã bị ợ và cảm thấy có vị axit trong miệng thì tức là trẻ đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thường thì trẻ sẽ thấy có mùi vị khó chịu trong miệng và cảm giác ợ nóng với mức độ nhẹ.
Trong một số trường hợp trào ngược, thức ăn và dịch dạ dày chỉ trào lên một phần của ống thực quản. Điều này gây ra chứng ợ nóng hoặc khó thở. Một số trường hợp khác lại không gây triệu chứng gì.
Một số thực phẩm làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày trẻ em:
Đó là những thực phẩm làm ảnh hưởng tới cơ thắt thực quản dưới, khiến cơ thắt mở lâu hơn bình thường.
- Socola
- Bạc hà
- Thực phẩm giàu chất béo
Những thực phẩm làm tăng tiết axit dạ dày mà trẻ không nên ăn như:
- Các loại quả họ cam như: cam, quýt, bưởi, chanh, quất,…
- Cà chua và các món ăn chế biến từ cà chua
Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản trẻ em bao gồm:
- Bị béo phì
- Thuốc, gồm thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng hay thuốc trị trầm cảm
- Khói thuốc
Biến chứng từ bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi và trẻ lớn
Nếu không điều trị sớm, trào ngược dạ dày thực quản trẻ em có thể sẽ trở thành mối họa cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Điều này có thể gây ra hen suyễn hoặc viêm phổi.
Nôn nhiều sẽ khiến trẻ bị chậm tăng cân và lâu dần là suy dinh dưỡng. Theo thời gian, khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, nó cũng có thể dẫn đến:
- Viêm thực quản
- Loét trong thực quản, có thể đau và chảy máu
- Thiếu tế bào hồng cầu, do loét chảy máu (thiếu máu)
Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ
Điều trị trào ngược ở trẻ 2 tuổi nói riêng hay trẻ em nói chung thì đều phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
1. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống
Trong nhiều trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm bớt trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Dưới đây là một số mẹo giúp giảm trào ngược dạ dày cho trẻ:
- Theo dõi lượng thức ăn của trẻ. Hạn chế thực phẩm chiên, béo, bạc hà, sô cô la, đồ uống có chứa caffeine, hạn chế cả trái cây và nước ép cam, quýt, cà chua.
- Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng trẻ ăn quá no trong một bữa. Thêm đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn nếu trẻ đói. Đừng để trẻ ăn quá nhiều, chỉ nên cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ.
- Nếu trẻ đang bị thừa cân béo phì, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về cách giảm cân cho trẻ.
- Cho trẻ ăn tối sơm, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.
2. Sử dụng thuốc
Có những loại thuốc giúp giảm lượng axit dạ dày bị tiết ra. Điều này giúp làm giảm chứng ợ nóng – một triệu chứng điển hình của trào ngược. Những loại thuốc này có thể bao gồm:
- Thuốc kháng histamine H2. Nhóm thuốc này làm giảm lượng axit dạ dày tiết ra bằng cách ngăn chặn hormone histamine vì histamine giúp tạo ra axit.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc này giúp giữ cho dạ dày của trẻ không tạo ra axit. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn chức năng tiết axit của dạ dày hoạt động.
Tuy nhiên, mọi loại thuốc kê đơn này cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng.
Hoặc cha mẹ cũng có thể nghiên cứu sử dụng những loại thuốc không kê đơn trị trào ngược dạ dày thực quản dành cho trẻ em. Một trong số đó là Hỗn dịch trào ngược dạ dày ANVITRA – sản phẩm dành cho cả trẻ em và người lớn, chiết xuất 100% thảo dược tự nhiên nên rất an toàn.
3. Một số biện pháp khác
Bổ sung calo. Một số trẻ bị trào ngược không thể tăng cân vì thường xuyên nôn ói. Nếu trường hợp này xảy ra với bé của mẹ, cha mẹ cần:
- Bổ sung thêm tinh bột vào thực đơn của trẻ
- Cung cấp cho trẻ nhiều calo hơn theo chế độ dinh dưỡng đúng theo độ tuổi
Cho trẻ ăn bằng ống dẫn. Trong một số trường hợp cho trẻ ăn bằng ống là cần thiết. Đó là những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hoặc trẻ sinh non. Những trẻ này có thể trạng yếu và gặp phải khó khăn trong vấn đề tiêu hóa thức ăn nên rất cần sự hỗ trợ của ống dẫn.
Phẫu thuật. Trong trường hợp nặng nhất của trào ngược, việc thực hiện phẫu thuật nội soi là biện pháp cuối cùng. Phương pháp phẫu thuật nội soi giúp mở cơ thực quản tâm vị để chữa co thắt tâm vị.