Hiện nay có khá nhiều loại thuốc trung hòa acid dạ dày dễ khiến người bệnh hoang mang lo lắng liệu mình đã chọn đúng loại thuốc tốt chưa. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia Anvy tư vấn để tìm hiểu 6 điều bạn cần biết về thuốc trung hòa acid dạ dày trước khi dùng thuốc nhé!
Trước khi tìm hiểu các loại thuốc, chúng ta cần phải hiểu rõ được acid dạ dày là gì?
Sinh lý bình thường, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị – loại dịch có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị nhiễm khuẩn từ thức ăn. Bản chất của acid dạ dày là acid clohydric (HCl). Nồng độ của acid này trong dạ dày người bình thường khoảng từ 0.0001 đến 0.001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) (theo nguồn Wikipedia)
Ngoài vai trò là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân của gluxit, protein… thành các chất đơn giản dễ hấp thụ hơn thì loại acid này còn có chức năng hòa tan các muối khó tan. Acid dạ dày còn có vai trò bảo vệ đường tiêu hóa khỏi bị nhiễm khuẩn từ thức ăn.
Vì sao có hiện tượng dư thừa acid dạ dày? Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp
Nguyên nhân gây ra sự dư thừa acid trong dạ dày
Bình thường, dạ dày của chúng ta sẽ tiết ra 1 lượng acid nhất định vừa đủ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau đây sẽ khiến lượng acid trong dạ dày của bạn có xu hướng tăng lên gây ra hiện tượng dư thừa acid
- Do căng thẳng, stress, thường xuyên thức khuya
- Do thói quen ăn uống, sinh hoạt (uống nhiều rượu bia…)
- Do tuổi tác
- Bệnh thừa cân (béo phì)
- Do gặp các bệnh lý về dạ dày: trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…
Các triệu chứng thường gặp khi bị dư thừa acid trong dạ dày
Nếu bạn gặp 1 trong các triệu chứng sau đây, rất có thể lượng acid trong dạ dày của bạn đã nhiều hơn mức bình thường. Điều này về lâu dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày và phá hủy cơ thể của bạn:
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
- Nóng rát ngực và thượng vị
- Vướng cổ, ho khan
- Đầy bụng khó tiêu, buồn nôn
>> Xem thêm: 5 cách giảm đau dạ dày ban đêm để có một giấc ngủ ngon
Các nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày thường được dùng hiện nay
Việc trung hòa acid dạ dày giúp giảm đau và tổn thương dạ dày, thực quản là cần thiết. Dưới đây, các chuyên gia Anvy sẽ đưa cho bạn thêm kiến thức về các nhóm thuốc trung hòa acid được sử dụng phổ biến hiện nay:
1. Nhóm thuốc Antacid (Thuốc kháng acid dạ dày)
Antacid là các thuốc trung hòa axit dạ dày và làm pH dạ dày tăng lên > 4.0. Thuốc kháng acid giúp làm giảm các triệu chứng, làm lành vết loét và giảm tái phát.
Antacid hiện nay có trên thị trường thường chứa muối của nhôm, canxi, magie hoặc natri. Một số chế phẩm chứa sự kết hợp của hai muối, chẳng hạn như magie hydroxyd và nhôm hydroxyd.
– Nhôm hydroxyd
Là thuốc kháng acid tương đối an toàn và hay được sử dụng. Nhôm hydroxyd được sử dụng trong các trường hợp như điều trị đau rát thực quản, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, giúp các bệnh nhân giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.
Không dùng nhóm thuốc này cho người bị suy thận nặng, người quá mẫn cảm với AICI3 và những người bị giảm phospho trong máu.
Nhôm hydroxit gây táo bón.
– Magie hydroxyd
Nhóm thuốc này có tác dụng làm trung hòa nồng độ acid trong dạ dày nhưng không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết acid dạ dày.
Cũng giống như nhóm nhôm hydroxyd, nhóm thuốc này dùng để điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, người có dấu hiệu do thừa acid như ợ nóng, ợ chua, đau rát thực quản, bụng khó tiêu…
Magie hydroxyd là một chất kháng acid hiệu quả hơn so với nhôm nhưng có thể gây tiêu chảy. Không dùng magie hydroxyd cho người bị suy thận và đặc biệt là không được sử dụng cho trẻ em.
2. Nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPIs)
Thuốc ức chế bơm Proton là một nhóm thuốc có tác dụng chính là giảm sản xuất dịch vị dạ dày kéo dài (Theo Wikipedia).
Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng trong điều trị gồm có:
– Thuốc Omeprazole
Là thuốc ức chế bơm proton giúp làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra, qua đó sẽ giảm được các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng, chữa lành tổn thương dạ dày và thực quản do axit, ngăn ngừa các vết loét giúp ngăn ngừa ung thư thực quản.
– Thuốc Esomeprazole
Đây là loại thuốc thế hệ sau của Omeprazole, nằm trong nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm lượng acid dư thừa được sản sinh trong dạ dày, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày do acid dạ dày gây ra.
- Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác là các dẫn xuất khác của gốc hóa học prozole cũng thường được sử dụng như Rabeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
3. Nhóm thuốc kháng Histamin H2 (Thuốc chẹn H2)
HIstamin là chất trung gian tác động lên thụ thể H2 tại tế bào thành trên niêm mạc dạ dày làm tăng tiết acid dạ dày. Các thuốc trong nhóm kháng Histamin H2 là chất ức chế cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2, nhờ đó ngăn chặn sự bài tiết acid làm giảm lượng acid dịch vị dạ dày.
Các loại thuốc kháng thụ thể H2 thường được chỉ định trong điều trị như:
– Thuốc Cimetidin
Cimetidin là thuốc kháng Histamin H2 giúp giảm acid nhanh, được chỉ định trong điều trị chứng ợ nóng và loét dạ dày tá tràng.
Cimetidin tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi cần dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ. Thận trọng với người suy gan, suy thận.
– Thuốc Ranitidin
Ranitidine là thuốc kháng Histamin H2 mạnh hơn Cimetidin nhiều lần nhưng lại ít các tác dụng phụ không mong muốn hơn Cimetidin.
Cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này cho người suy thận, suy gan, người có bệnh tim và những người có nguy cơ bị chậm nhịp tim, phụ nữ đang mang bầu và cho con bú…
>> Xem thêm: [Chi tiết A-Z] Thuốc trung hòa axit dạ dày: 6 điều cần nắm rõ
4. Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Những thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhày dạ dày thành một màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, bên cạnh đó chúng cũng có tác dụng trung hòa acid, nhưng yếu hơn thuốc chống acid
– Prostaglandins
Một số prostaglandin (đặc biệt là misoprostol) ức chế sự bài tiết acid dạ dày, từ đó tăng cường sự bảo vệ niêm mạc.
Các dẫn xuất Prostaglandin tổng hợp được sử dụng chủ yếu để làm giảm nguy cơ tổn thương niêm mạc do NSAID gây ra.
Tác dụng phụ thường gặp của misoprostol là đau quặn bụng và tiêu chảy, xảy ra ở 30% bệnh nhân. Misoprostol có tác dụng gây sảy thai mạnh và hoàn toàn chống chỉ định ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang không sử dụng biện pháp tránh thai.
– Sucralfat
Thuốc này là một phức hợp sucrose-nhôm, sẽ phân ly trong acid dạ dày và tạo thành một hàng rào vật lý trên khu vực bị viêm, bảo vệ nó khỏi axit, pepsin và muối mật.
Thuốc không có tác dụng lên sự sản sinh acid hoặc tiết dịch vị dạ dày. Sucralfat dường như có tác dụng dinh dưỡng đối với niêm mạc loét, có thể là do gắn với các yếu tố tăng trưởng và tập trung chúng ở vị trí loét.
Sự hấp thu Sucralfat là không đáng kể. Táo bón xảy ra ở 3 đến 5% bệnh nhân. Sucralfat có thể gắn với các thuốc khác và cản trở sự hấp thụ của chúng.
Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc
Các loại thuốc nêu trên phần lớn đều là thuốc Tây. Tác dụng của chúng trong việc trung hòa acid dạ dày là rất nhanh chóng. Thuốc hay được sản xuất ở dạng bột, viên nang hoặc viên nén nên thuốc nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình. Tuy nhiên các bạn cũng nên chú ý tới các tác dụng phụ của chúng trong khi sử dụng:
- Với nhóm thuốc Antacid, khi sử dụng loại thuốc nhôm hydroxyd có thể gây ra táo bón, gây tình trạng loãng xương. Thuốc Magie hydroxyd sẽ bị tiêu chảy thẩm thấu.
- Nhóm thuốc ức chế bơm Proton có thể sẽ gây ra tình trạng đau đầu, rối loạn tiêu hóa nhẹ, nổi phát ban gây ngứa ngáy hoặc là suy giảm chức năng gan, tụy cho người dùng.
- Sử dụng nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, rối loạn tiêu hóa nhẹ.
Nhìn chung, khi dùng thuốc, các bạn cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng để việc điều trị đạt hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: 7 mẹo chữa trào ngược dạ dày lưỡi trắng tại nhà cực hiệu quả
Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia đến bạn
Ngoài việc sử dụng các thuốc nêu trên, chuyên gia Anvy khuyên bạn một vài biện pháp an toàn để cải thiện tình trạng dư thừa acid dạ dày:
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Hạn chế thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái, tích cực
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Cân nhắc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược để vẫn đạt được hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh mà vẫn rất an toàn khi phải dùng kéo dài cho đến khi bệnh hoàn toàn ổn định. Một ví dụ về loại sản phẩm này có thể kể đến TPBVSK Hỗn dịch ANVITRA
Việc dùng thuốc tây kéo dài ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Tuy vậy, qua 6 điều nêu trên về nhóm thuốc trung hòa acid dạ dày chuyên gia Anvy mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn các loại thuốc đang sử dụng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới số hotline 1800 234 558 để được các chuyên gia của Anvy giải đáp miễn phí nhé!
>> Xem thêm: Mách bạn 5 mẹo xua tan nỗi lo hôi miệng do hở van dạ dày