Dược sĩ Dung Lê 24/05/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Lá mơ (còn gọi là lá mơ lông) không chỉ là món ăn dân dã quen thuộc gắn với lòng lợn, thịt chó mà nó còn được xem là vị thuốc trị bệnh dạ dày rất hiệu quả. Cách làm lá mơ trị bệnh dạ dày cũng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, công sức. Mời bạn cùng tìm hiểu các tác dụng của lá mơ với dạ dày và cách dùng lá mơ để trị bệnh trong bài viết dưới đây.

Thông tin chung về lá mơ 

Tên khoa học: Paederia tomentosa, thuộc họ cà phê. Loại lá này còn có tên gọi khác là lá mơ lông, lá mơ tam thể hoặc lá thúi đích.

Hình dạng: Lá mơ là loại cây thân leo dễ mọc hoang, dễ trồng vì dễ thích nghi. Lá mọc đối xứng, hình trứng, màu tía nhạt. Lá mơ có lông ở cả hai mặt.

Xuất xứ: Lá mơ mọc chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, trong đó, loại lá này cũng xuất hiện rất nhiều và rất dễ tìm ở các vùng quê Việt Nam.

Mùi vị: mùi hôi, vị đắng

Tác dụng trong Đông y: Dù có mùi vị hơi khó ăn nhưng lá mơ có tính mát nên thường được làm bài thuốc thanh nhiệt, giải độc trong Đông y, dùng để cải thiện các vấn đề như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Loại lá này thường dùng kèm với các món ăn nhiều đạm để hạn chế vấn đề đầy bụng, trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày.

Tác dụng trong y học hiện đại: Lá mơ chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Khi những thành phần này kết hợp lại sẽ giúp trung hòa axit dạ dày, cải thiện tình trạng: đầy chướng bụng, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày.

>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn xôi được không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

5 tác dụng của lá mơ với dạ dày và cách dùng hiệu quả

Ai cũng biết lợi ích của lá mơ đối với hệ tiêu hóa, nhưng cụ thể hiệu quả của nó ra sao và dùng thế nào cho tốt nhất thì không phải ai cũng rõ. Dưới đây là 5 tác dụng phổ biến của lá mơ với dạ dày.

1. Lá mơ chữa đầy bụng, khó tiêu

Uống nước lá mơ giúp tình trạng đầy bụng, khó tiêu được cải thiện
Uống nước lá mơ giúp tình trạng đầy bụng, khó tiêu được cải thiện

Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, đem giã nhuyễn, đổ 2 bát nước lọc vào, chắt lấy nước để uống. Sau 2-3 ngày, tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ cải thiện.

2. Lá mơ trị tiêu chảy do nóng

Nếu bạn đang bị tiêu chảy với mùi phân hôi, khó chịu, đau bụng, nước tiểu vàng sẫm, đau rát ở hậu môn, khát nước, có thể cải thiện bằng lá mơ kết hợp với nụ cây sim.

Cách dùng: 16gr lá mơ + 8gr nụ sim rửa sạch. Cho vào nồi đun với 1/2 lít nước, đun cạn đến khi nước còn lại một nửa thì tắt bếp để nguội. Nước dùng để uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

3. Lá mơ trị đau dạ dày

Với những người hay bị đau dạ dày, bạn có thể kiểm soát cơn đau bằng cách dùng 20-30gr lá mơ, đem rửa sạch và giã nhuyễn, đổ 500ml nước vào để uống mỗi ngày.

4. Lá mơ trị bệnh kiết lỵ

Cách 1: Lấy 15-60gr lá mơ giã nhuyễn với nước, rắc thêm ít muối trắng vào giã cùng. Sau đó, vắt lấy nước uống, bỏ bã. Nên uống nước lá mơ trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt.

Cách 2: Lấy khoảng 20 lá mơ, rửa sạch, thái nhỏ rồi đánh đều với trứng gà. Đem hỗn hợp trứng với lá mơ đi rán chín. Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng.

5. Lá mơ trị viêm loét dạ dày

Một tác dụng của lá mơ với dạ dày cũng rất phổ biến đó là trị viêm loét dạ dày. 

Cách dùng: cũng tương tự như cách làm lá mơ trị đau dạ dày. Đó là giã nát lá rồi lấy nước cốt để uống, mỗi ngày uống 2-3 lần.

>> Xem thêm: Thuốc bọc niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? Nên mua loại nào?

Một số thảo dược khác cũng có tác dụng đối với dạ dày

Không chỉ riêng lá mơ, trong Đông y cũng có không ít loại thảo dược có tác dụng hiệu quả với bệnh dạ dày. Điển hình trong số đó là lá tía tô, lá và quả sung, lá trầu không, lá ổi non.

Một số thảo dược có tác dụng đối với dạ dày
Một số thảo dược có tác dụng đối với dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Lá tía tô là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam. Loại lá này cũng được ăn với cháo để giải cảm rất hiệu quả. 

Ngoài ra, trong lá tía tô cũng chứa một lượng lớn tanin và glucosid, có tác dụng giảm tiết acid dạ dày và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày thực quản.

Cách dùng: Đun lá tía tô khô hoặc tươi để lấy nước uống hàng ngày.

Lá sung chữa đau dạ dày?

Trong Đông y, lá sung có tính mát và nhiều tác dụng như: thông huyết, giảm đau, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Ngoài ra, lá sung cũng có hàm lượng chất xơ cao nên bạn cũng có thể sử dụng lá sung như loại rau giúp nhẹ bụng, dễ tiêu, tránh táo bón.

Thế nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về tác dụng của lá sung chữa đau dạ dày, mà chỉ đơn thuần là mẹo truyền miệng. 

Thế nên thay vì dùng lá sung để chữa đau dạ dày thì bạn nên dùng quả sung. Bởi theo các nghiên cứu, trong quả sung có chứa chất xơ và lượng prebiotic dồi dào, giúp kích thích nhu động đường ruột, sản sinh nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Từ đó làm giảm đau dạ dày do viêm loét dạ dày, ngăn ngừa đầy hơi, chướng bụng.

Lá trầu không chữa viêm loét dạ dày

Các hoạt chất có trong lá trầu không giúp cân bằng pH dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như: đau dạ dày, nóng rát dạ dày, ợ hơi, ợ chua…

Cách dùng: Hãm lá trầu không với nước uống hàng ngày.

Lá ổi non chữa viêm loét dạ dày

Ở lá ổi non, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều tinh dầu, chất kháng viêm, kháng khuẩn để làm lành niêm mạc dạ dày, rất phù hợp để cải thiện bệnh viêm loét dạ dày.

Cách dùng: 20-25 lá ổi non và 1 nắm gạo lứt. Sau khi rửa sạch lá ổi và để ráo nước thì đem thái nhỏ. Rồi cho lá ổi và gạo lứt vào chảo sao đến khi dậy mùi thơm, đổ 500ml nước vào chảo và đun nhỏ lửa đến khi còn phân nửa nước thì tắt bếp. Lấy chỗ nước lá ổi + gạo lứt đó uống trong ngày. 

Trên đây là tác dụng và cách dùng của một số loại thảo dược được cho là hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, đặc biệt là tác dụng của lá mơ với dạ dày. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm được phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh an toàn mà vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, để trị bệnh nhanh chóng và đạt kết quả cao bạn vẫn cần sự tư vấn điều trị từ các y bác sĩ có chuyên môn. Hãy đến bệnh viện uy tín để được thăm khám kỹ càng hoặc bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 1800 234 558 của Anvitra để được tư vấn.

>> Xem thêm: Vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng: Cảnh báo cần đọc ngay!

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...