Dược sĩ Dung Lê 05/03/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng phải chăng đây là các triệu chứng mà bạn đang mắc phải? Có nguyên nhân cụ thể nào dẫn đến đau dạ dày và đau đại tràng không? Bạn cần làm gì khi gặp vấn đề trên? Cùng đọc ngay bài viết sau để tìm câu trả lời cho vấn đề trên nhé.

Tại sao lại vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng?

Đau dạ dày (bệnh viêm loét dạ dày) và đau đại tràng (bệnh viêm đại tràng) là hai triệu chứng tiêu hóa thường gặp.

Vậy người bệnh đau dạ dày có thể bị đau đại tràng, người bị đau đại tràng liệu có thể bị đau dạ dày hay không? Trên thực tế 2 triệu chứng trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và người bệnh hoàn toàn có thể vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.

Tại sao bệnh dạ dày hay dẫn đến viêm đại tràng?

Câu trả lời: Do người bệnh đau dạ dày sử dụng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid trong thời gian dài, dẫn đến tác dụng phụ là bệnh viêm đại tràng.

Cụ thể, khi bị mắc bệnh đau dạ dày người bệnh hay được kê đơn sử dụng các loại thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid. Việc giảm tiết acid và bao niêm mạc dạ dày nhằm giảm đau và viêm loét là điều hết sức cần thiết để giảm các triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này gây ra 2 bất cập dẫn đến bệnh viêm đại tràng:

  • Làm cho độ acid trong dạ dày bị kiềm hóa: Khi PH >4.5, thức ăn không được thủy phân đầy đủ trước khi đẩy xuống ruột non. Hiện tượng này xảy ra kéo dài sẽ gây rối loạn tiêu hóa của ruột non và đại tràng, lâu ngày gây ra bệnh viêm đại tràng.
  • Khi PH dạ dày tăng lên, không còn khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào từ thức ăn. Từ đó vi khuẩn có thể đi xuống đại tràng và sinh sôi nảy nở tại đây, gây ra bệnh lý viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.

Do đó, nếu người bệnh bị đau dạ dày và dùng thuốc giảm acid kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng.

Người bệnh bị bệnh lý dạ dày kéo dài không được điều trị dứt điểm tất yếu sẽ dẫn đến bệnh lý viêm đại tràng

Đau đại tràng có dẫn đến đau dạ dày không?

Đáp án: Đau đại tràng có dẫn đến đau dạ dày.

Nguyên nhân là vì người bị đau đạu tràng mãn tính hay phải sử dụng các loại thuốc: kháng sinh, cầm tiêu chảy, thuốc giảm co thắt, thuốc chống viêm,… Tuy nhiên, những loại thuốc này lại có tác dụng phụ lên dạ dày. Đó là nguyên nhân của hiện tượng đau dạ dày do đau đại tràng.

>> Xem thêm: Đau dạ dày ăn được xôi không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Các triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày 

Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét dẫn đến những cơn đau âm ỉ gây khó chịu cho người bệnh.

Bệnh lý đau dạ dày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng 2 nguyên nhân phổ biến nhất là: nhiễm vi khuẩn HP và lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). 

Đau dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Để nhận biết sớm và không nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau của bệnh bao gồm:

Đau thượng vị

Được coi là triệu chứng điển hình nhất, đau thượng vị thường được nhận biết bằng những cơn đau bụng có lúc âm ỉ, có lúc dữ dội (bệnh lý càng nặng mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau cũng thường xuyên hơn). Cụ thể, các cơn đau bất thường chủ yếu xuất hiện ở vùng trên rốn, đôi khi xuất hiện cảm giác đau nóng rát rất khó chịu có thể lan từ bụng lên ngực hoặc có thể lan ra cả sau lưng

Đầy bụng khó tiêu

Triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu cũng sẽ xuất hiện ở bệnh nhân bị đau dạ dày. Cụ thể, sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, ở người bị đau dạ dày thời gian phân hủy thức ăn sẽ kéo dài. Điều này khiến thức ăn lưu trữ lâu trong hệ tiêu hóa khiến bệnh nhân luôn cảm thấy ấm ách và khó chịu.

Đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ
Đầy bụng khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua

Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua được coi là những triệu chứng quan trọng nhất giúp bạn nhận biết bệnh đau dạ dày. Hiện tượng này xuất hiện do hoạt động của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu.

Thức ăn bị giữ lại trong đường tiêu hóa quá lâu gây nên tình trạng lên men và sinh khí hơi, đồng thời cũng kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Triệu chứng này khiến người bệnh vô cùng khó chịu và có những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Buồn nôn, nôn

Khi bị đau dạ dày hay có hiện tượng tiêu hóa kém làm thức ăn bị lưu giữ lâu trong dạ dày gây buồn nôn thậm chí gây nôn. Triệu chứng này xảy ra với mức độ thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn, cảnh báo dấu hiệu của bệnh lý viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Hiện tượng nôn có nguy cơ làm rách niêm mạc thực quản dẫn, gây hiện tượng mất nước, điện giải, nặng hơn có thể dẫn tới hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày đã ở giai đoạn nặng, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa gồm: nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đi ngoài phân đen.

Tùy theo mức độ xuất huyết tiêu hóa nặng hay nhẹ mà các triệu chứng đi kèm có thể gặp là: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí tụt huyết áp do mất máu.

Bên cạnh các triệu chứng được nêu trên, trong bệnh lý đau dạ dày người bệnh có thể gặp phải một số các triệu chứng khác như chán ăn, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng, đi tiêu ra phân đen hoặc ra máu. Các triệu chứng lâm sàng được biểu hiện trong bệnh lý đau dạ dày có khi rất rầm rộ nhưng có khi lại diễn ra một cách âm thầm, khó nhận biết. Cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế nếu bạn gặp phải một trong số những triệu chứng nêu trên lặp đi lặp lại nhiều lần.

>> Xem thêm: Cách xoa bụng chữa đau dạ dày chỉ trong 2 phút

Các triệu chứng của bệnh đau đại tràng

Đau đại tràng có thể xảy ra do 2 loại bệnh khác nhau là: viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích). 

Cả 2 bệnh lý này đều có những triệu chứng tương đồng nhau, đều là hai bệnh lý mãn tính. Điểm khác biệt duy nhất là người bệnh viêm loét đại tràng có tổn thương viêm loét trên niêm mạc đại tràng, còn người bệnh viêm đại tràng co thắt thì không có bất kỳ tổn thương nào.

Chính vì sự khác biệt về tổn thương đó mà về lâu dài, bệnh viêm loét đại tràng có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, còn bệnh co thắt đại tràng thì không mà chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt do những triệu chứng gây.

Chán ăn và sụt cân nhanh chóng là một trong những dấu hiệu không thể không kể đến khi người bệnh bị viêm đại tràng
Chán ăn và sụt cân nhanh chóng là một trong những dấu hiệu không thể không kể đến khi người bệnh bị viêm đại tràng

Những triệu chứng điển hình của viêm loét đại tràng và viêm đại tràng co thắt:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng bổ biến nhất sẽ gặp phải trên đại đa số bệnh nhân bị viêm đại tràng. Tùy vào thời gian bệnh lý tiến triển mà mức độ đau bụng sẽ có các tính chất khác nhau (đau quặn bụng, đau từng đoạn, từng cơn, đau âm ỉ) 
  • Triệu chứng tiêu chảy cũng sẽ xuất hiện trong bệnh lý viêm đại tràng. Phân của người bệnh lúc này ở dạng lỏng có lẫn cả máu
  • Chán ăn và sụt cân nhanh chóng là một trong những dấu hiệu không thể không kể đến khi người bệnh bị viêm đại tràng. Tình trạng chán ăn, ăn không ngon bệnh khi bị bệnh kéo dài khiến cơ thể bệnh nhân nhanh chóng trở nên mệt mỏi và sụt cân khó kiểm soát.
  • Sốt dù không phải là triệu chứng điển hình tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có xuất hiện triệu chứng sốt đi kèm buồn nôn.
  • Mót rặn
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, tuy nhiên mỗi lần đi đại tiện lại đi được rất ít và phân có xuất hiện máu và chất nhầy.
  • Đi ngoài ra máu

Phải làm gì khi vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng?

Thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp người bệnh vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng, việc thăm khám tại các cơ sở y tế để nhận tư vấn và phác đồ điều trị hợp lý từ các chuyên gia y tế là điều vô cùng cần thiết. Điểu này để xác định đúng bệnh, từ đó đưa ra được hướng điều trị và chăm sóc thích hợp cho bệnh nhân.

Trường hợp chưa được chẩn đoán bệnh chính xác từ các chuyên gia y tế, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn đến sức khỏe.

Sử dụng thuốc tây y trong điều trị 

Việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị cho bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng cần được tuân thủ theo khuyến cáo về liều lượng, cách dùng cũng như thời gian sử dụng.

Thông thường, trong phác đồ điều trị cho người bệnh vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc bao gồm thuốc chữa bệnh dạ dày như giảm tiết acid, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc bọc niêm mạc dạ dày, kháng sinh diệt HP nếu có HP. Các thuốc chữa bệnh đại tràng như kháng sinh, giảm đau, chống viêm, chống táo, tiêu chảy…  

Nếu triệu chứng vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng có nguồn gốc xuất phát từ bệnh đau dạ dày (viêm loét dạ dày) tiến triển thành đau dạ dày kèm đau đại tràng, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân trước. Ngược lại, nếu nguyên nhân ban đầu là bệnh viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích thì bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý đau đại tràng cho bệnh nhân trước, song song có thể kết hợp một số thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh dạ dày. Sau đó tùy theo diễn biến bệnh dạ dày sau khi khỏi bệnh đại tràng sẽ có phác đồ phù hợp.

Việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị cho bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng cần được tuân thủ theo khuyến cáo về liều lượng, cách dùng cũng như thời gian sử dụng.

Biện pháp điều trị hỗ trợ 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học… là biện pháp điều trị hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng. Với triệu chứng bệnh vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng: 

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh để hỗ trợ tiêu hóa, dự phòng và cải thiện tình trạng táo bón ở bệnh nhân
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo và các loại đồ ăn nhanh gây khó khăn cho hoạt động của dạ dày và đại tràng.
  • Không sử dụng đồ ăn quá chua, cay, tanh.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê hay thuốc lá
  • Bổ sung lợi khuẩn vào chế độ ăn hàng ngày thông qua sữa chua, men vi sinh
  • Thiết lập và duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường thể lực
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ cho người bị viêm đại tràng như ANVIDA đại tràng – giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài, phân lỏng có nhầy máu, sôi bụng…. hoặc sản phẩm ANVITRA – thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bệnh lý liên quan đến viêm và trào ngược dạ dày. 

Với các thông tin hữu ích liên quan đến triệu chứng vừa đau dạ dày, vừa đau đại tràng được cung cấp từ các chuyên gia y tế của nhãn hàng TPBVSK Anvitra, hy vọng sẽ đem lại nhiều giá trị cho bạn đọc trong việc nhận biết và xử lý kịp thời bệnh lý. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 1800.234.558

>> Xem thêm: Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...