Dược sĩ Dung Lê 13/03/2022
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc bọc niêm mạc dạ dày hay còn gọi là thuốc băng niêm mạc dạ dày, chúng có tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tạo hàng rào bảo vệ và ngăn chặn sự phá hủy các các axit dạ dày dạ dày lên niêm mạc dạ dày. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày đang được sử dụng hiện nay trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của thuốc bọc niêm mạc dạ dày trong điều trị viêm loét dạ dày

Bản chất bệnh viêm loét dạ dày là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm sưng, lâu dần thì trở thành vết loét và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: đau dạ dày, ợ hơi, nóng rát, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đi ngoài phân đen,…

Trong đó, các yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày gồm: Acid dạ dày và pepsin dịch vị, vi khuẩn HP, thuốc chống viêm không steroid, rượu bia, thuốc lá. Những tác nhân gây hại này tấn công lên “hàng rào” bảo vệ dạ dày gồm: chất nhầy mucin, bicarbonat, các mao mạch niêm mạc dạ dày và lớp tế bào biểu mô dạ dày.

Từ cơ chế gây bệnh kể trên, y học hiện đại đã đưa ra nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày như sau:

  • Dùng thuốc giảm tiết hoặc trung hòa acid để làm giảm các acid và pepsin dịch vị
  • Dùng thuốc bọc niêm mạc dạ dày để tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích sản xuất chất nhầy và prostaglandin
  • Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP
  • Điều chỉnh lối sống từ chế độ ăn uống, sinh hoạt để nâng cao sức khỏe bệnh nhân

Với cơ chế tạo lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và băng những ổ viêm loét đã có, thuốc bọc niêm mạc dạ dày có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây viêm loét dạ dày (đặc biệt là vi khuẩn HP), cùng với đó là giúp dạ dày được phục hồi tổn thương.

>> Xem thêm: 5 cách giảm đau dạ dày ban đêm để có một giấc ngủ ngon

Các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày tốt thường được sử dụng

Hiện nay có 3 loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày đang được các bác sĩ sử dụng để kê đơn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày, bao gồm: Sucralfate, Bismuth subcitrat và Prostaglandin. 

Sucralfate

Sucralfate được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau
Sucralfate được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau

Đây là một loại muối nhôm, là hợp chất cơ bản giữa sacaroza đã sunfat hóa và nhôm hydroxit tạo thành sucralfate. 

Sucralfate là thuốc không thể hấp thu, nó liên kết với niêm mạc dạ dày và mô bị loét. Điều này có lợi cho việc chữa lành và tái tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cơ chế tác động

Khi tiếp xúc với axit dịch vị, các ion sunfat liên kết với protein trong niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi những ổ viêm loét. Từ đó, kích thích hình thành một lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sự liên kết này xảy ra mạnh mẽ khi độ pH ở trong dạ dày ở mức thấp. Đó là lý do người bệnh phải uống thuốc trước bữa ăn 30-60 phút.

Sucralfate được đào thải qua phân và chỉ có một sự gia tăng nhỏ lượng nhôm trong huyết thanh và đường tiết niệu. Do đó, Sucralfate được chống chỉ định với bệnh nhân suy thận.

Chỉ định

  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản
  • Dự phòng loét dạ dày do căng thẳng ở người bệnh mãn tính

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Người bị bệnh thận

Liều dùng

  • 1g x 4 lần/ ngày

Cách dùng

  • Uống trước khi ăn 30p – 1 tiếng. Không nên uống lúc no

Bismuth

Thuốc Bismuth ít có hiệu quả với chứng bệnh khó tiêu và thường được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP
Thuốc Bismuth ít có hiệu quả với chứng bệnh khó tiêu và thường được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP

Bismuth thuộc nhóm thuốc muối và có đặc tính kháng axit, là sự kết hợp của  axit salicylic, bismuth salicylate.  Loạt thuốc này có tác dụng chính là ngăn chặn vi khuẩn HP, tác dụng này đã được FDA Hoa Kỳ cấp phép sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để diệt vi khuẩn HP.

Cơ chế tác động

Phần lớn các tinh thể muối của thuốc Bismuth sẽ gắn chặt với các albumin của dịch viêm rỉ ra và các glycoprotein. Loại thuốc này liên kết với pepsin và muối mật phủ lên vùng niêm mạc bị viêm. Lúc này chúng tạo ra lớp hàng rào bảo vệ niêm mạc.

Khi thành phần của thuốc xuống đến đại tràng, nó phản ứng với hydrogen sulfide và tạo thành bismuth sulfide, làm đen phân. 

Thuốc Bismuth ít có hiệu quả với chứng bệnh khó tiêu và thường được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP.

 Chỉ định

  • Ức chế hoạt tính của pepsin, tăng dịch nhầy
  • Bọc niêm mạc dạ dày, bao phủ ổ loét để ngăn lại sự tấn công của acid và các dịch vị dạ dày
  • Điều trị vi khuẩn HP

 Liều dùng

  • Uống 1 viên x 4 lần/ ngày
  • Hoặc uống 2 viên x 2 lần/ ngày

Cách dùng

  • Uống trước ăn 30 phút

Prostaglandin

Prostaglandin chống chỉ định với phụ nữ có thai vì có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
Prostaglandin chống chỉ định với phụ nữ có thai vì có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non

Đây là nhóm thuốc ít được sử dụng hơn 2 loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày kể trên. 

Prostaglandin có 2 loại thuốc là Prostaglandin E1 và Prostaglandin E2. Tên biệt dược: Misoprostol, Cytotec. Riêng Misoprostol chỉ chiếm 2% trong số các đơn thuốc điều trị cho người viêm loét dạ dày do NSAID, bởi tác dụng phụ thường gặp là đau quặn bụng, tiêu chảy, gây ra vấn đề ngừng điều trị.

Các tài liệu khoa học cho biết loại thuốc này có tác dụng khắc phục tổn thương viêm loét dạ dày do NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) và được bài tiết qua đường nước tiểu.

 Chỉ định

  • Khắc phục tình trạng viêm loét dạ dày do NSAID gây ra trong niêm mạc dạ dày
  • Làm giảm các biến chứng tiêu hóa nghiêm trọng do điều trị bằng NSAID

 Chống chỉ định

  • Phụ nữ có thai: vì có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non
  • Người bị dị ứng Prostaglandin

 Liều dùng

  • Misoprostol (cytotec) 400 mcg – 800 mcg/ngày. 

Cách dùng

  • Uống trong bữa ăn và uống liều cuối cùng trong ngày trước khi đi ngủ

Ngoài các loại thuốc bọc niêm mạc dạ dày kể trên, người bệnh viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, tránh dùng thuốc hay thực phẩm gây hại dạ dày. Chúc bạn luôn giữ cho mình một tinh thần sảng khoái và cơ thể khỏe mạnh!

>> Xem thêm: Thuốc dạ dày uống trước hay sau ăn thì đạt hiệu quả tốt nhất?

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...