Bạn đã chữa trào ngược dạ dày tại nhà rất lâu rồi mà bệnh tình vẫn không có tiến triển? Rất có thể vì bạn đang mắc 3 sai lầm nghiêm trọng này vì chưa đủ kiến thức về bệnh trào ngược dạ dày. Anvitra sẽ giúp bạn chỉ ra những sai lầm thường gặp khi tự chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Định nghĩa trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (tiếng Anh: Gastroesophageal Reflux Disease) còn được gọi là bệnh trào ngược acid dạ dày. Triệu chứng trào ngược có thể xảy ra từng lúc hay thường xuyên khi dịch dạ dày trào lên thực quản. Khi triệu chứng trào ngược lặp lại nhiều lần và gây ra khó chịu hoặc biến chứng thì mới gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (theo định nghĩa của Wiki).
Tuy nhiên, nhiều người dễ nhầm lẫn trào ngược dạ dày với viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là 2 bệnh lý khác nhau và cần có cách xử lý riêng biệt. Một trong những sai lầm trong chữa trào ngược dạ dày tại nhà mà nhiều người gặp phải đó là sử dụng cách chữa viêm loét dạ dày cho trào ngược dạ dày thực quản.
Làm sao để không nhầm lẫn giữa trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày?
Trước hết người bệnh cần phân biệt được triệu chứng khác nhau giữa 2 bệnh trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày.
- Bảng phân biệt triệu chứng của viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản:
Viêm loét dạ dày | Trào ngược dạ dày thực quản |
Đau vùng thượng vị | Nóng rát thượng vị |
Đầy bụng, buồn nôn, chán ăn | Cảm giác đầy bụng, chán ăn không có hoặc không rõ ràng |
Nôn ra máu, đi ngoài phân đen | Không có triệu chứng rối loạn phân |
Đôi khi chỉ có ợ hơi | Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua |
Không có triệu chứng nuốt nghẹn | Nuốt nghẹn, nóng rát vùng sau xương ức |
Tổng hợp bởi Bác sĩ Phạm Nguyệt Hằng
3 sai lầm thường gặp khi chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Tự chữa trào ngược dạ dày bằng các thuốc Tây Y
Do bệnh trào ngược dạ dày hay bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày bởi một số triệu chứng giống nhau nên người bệnh hay lầm tưởng mình bị viêm loét dạ dày. Vì vậy việc tự dùng thuốc không đúng chẩn đoán bệnh là một sai lầm rất hay gặp, đó là một nguyên nhân dẫn đến bệnh không thuyên giảm.
Một số trường hợp người bệnh được chẩn đoán đúng bệnh nhưng hay tự dùng thuốc khi bệnh tái phát cũng gây nhờn thuốc, kháng thuốc. Lâu dài có thể dẫn đến những biến chứng nặng thậm chí có thể dẫn tới ung thư thực quản. Nhiều trường hợp khi người bệnh đến bệnh viện khám xảy ra hiện tượng không đáp ứng điều trị dù bác sĩ đã sử dụng các phác đồ chuyên khoa khác nhau (theo báo cáo khoa học về quản lý bệnh nhân trào ngược dạ dày)
Ngoài ra, sinh lý bình thường, acid trong dịch vị dạ dày là thành phần cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn thông qua chức năng hoạt hóa các enzyme tiêu hóa. Môi trường acid của dạ dày còn giúp tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn bất lợi đi vào theo đường ăn uống tránh nhiễm trùng tiêu hóa.
Bệnh nhân đi khám được bác sỹ kê đơn điều trị bệnh trào ngược dạ dày thường có thuốc giảm tiết acid dạ dày. Khi người bệnh tự ý dùng thuốc giảm acid này kéo dài dẫn đến thiếu acid trong dịch vị. Việc tiêu hóa các loại thức ăn như protid, chất xơ bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, môi trường dạ dày bị kiềm hóa do giảm tiết acid cũng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa.
Tự chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc dân gian: nghệ và mơ lông
Nghệ là một vị thuốc rất phổ biến và hay được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày do chức năng chống viêm và làm lành vết loét. Do viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản có rất nhiều triệu chứng chung nên người bệnh hay bị nhầm lẫn và chọn nghệ để chữa bệnh trào ngược.
Nếu người bị trào ngược có kèm viêm loét dạ dày, chọn nghệ để điều trị có thể hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng. Tuy nhiên với người bị trào ngược dạ dày mà không có viêm, việc dùng nghệ sẽ không cải thiện được các triệu chứng trào ngược nên sau một thời gian dùng nghệ người bệnh sẽ thấy bệnh không khỏi.
Mơ lông cũng hay được người dân truyền tai nhau dùng để chữa trào ngược dạ dày. Tuy nhiên theo tài liệu Cây thuốc Việt nam, mơ lông là vị thuốc dùng để chữa lỵ trực khuẩn và lỵ amip, các biểu hiện của bệnh đau đại tràng chứ không có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Tự chữa trào ngược dạ dày bằng thực phẩm chức năng chữa viêm loét dạ dày
Xuất phát từ những nhầm lẫn giữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản với bệnh viêm loét dạ dày nên người bệnh cũng hay mắc phải sai lầm khi tự tìm mua các sản phẩm thực phẩm chức năng dùng cho người bị viêm loét dạ dày để chữa bệnh trào ngược dạ dày.
Để không bị mắc phải sai lầm này việc đầu tiên cần làm là phải đi thăm khám bác sỹ để luôn có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh của mình. Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh rồi thì khi lựa chọn mua các sản phẩm thực phẩm chức năng người bệnh cũng cần tìm hiểu rõ công dụng của sản phẩm để tránh bị nhầm lẫn.
>> Xem thêm: [Chi tiết A-Z] Cách chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em cho bố mẹ
Bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?
Để trị dứt điểm trào ngược dạ dày là điều rất khó khăn. Bởi đây là bệnh lý mãn tính, bị ảnh hưởng nhiều bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Với người đã bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì việc áp dụng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng. Còn với người mới bắt đầu gặp biểu hiện trào ngược, việc này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng trào ngược để không tiến triển thành bệnh.
4 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Thay đổi thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt
- Không nên ăn quá no: khi ăn quá no, dạ dày bị căng giãn quá mức đồng thời quá trình tiêu hóa thức ăn lâu hơn làm kéo dài thời gian thức ăn lưu lại dạ dày. 2 yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược dịch dạ dày lên thực quản đối với những người đang có cơ thắt tâm vị yếu hoặc đang bị bệnh trào trược.
- Khi mới ăn xong cũng không nên nằm ngay vì lúc này dạ dày đang chứa đầy thức ăn sẽ đè lên cơ thắt thực quản dễ làm cơ này mở ra gây ra trào ngược. Không nên tập luyện thể dục nặng sau khi đã ăn no vì đây cũng là một nguyên nhân gây ra trào ngược.
- Giảm cân: ở những người béo phì lượng mỡ tích tụ trong cơ thể nhiều nhất là ở trong ổ bụng. Chính lượng mỡ dư thừa này gây ra chèn ép và làm tăng áp lực lên dạ dày, dễ dẫn tới hiện tượng cơ thắt thực quản dưới bị căng giãn gây ra trào ngược.
- Gối cao đầu khi nằm ngủ: khi đứng, dịch vị cũng như thức ăn trong dạ dày nằm nguyên ở dưới đáy dạ dày. Tuy nhiên khi nằm, dạ dày chuyển sang tư thế nằm ngang, lúc này dịch vị có chứa acid sẽ được đưa lên trên bề mặt và acid có cơ hội trào lên trên thực quản. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đắng miệng, chảy nước miếng nhiều rất khó chịu.
Chính vì vậy, tư thế ngủ với những người bị trào ngược dạ dày là rất quan trọng, giúp giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.
Tập yoga tăng cường chức năng dạ dày, cơ thắt tâm vị
Luyện tập yoga đúng cách giúp ích cho rất nhiều các cơ quan bộ phận trong cơ thể khỏe mạnh trong đó có việc tăng cường chức năng của dạ dày và tăng cường sức mạnh của cơ thắt tâm vị, góp vai trò giải quyết vấn đề liên quan đến bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày (GERD), giúp cải thiện hệ tiêu hóa và nhu động ruột.
Cơ chế tác động của Yoga giúp bạn điều chỉnh hơi thở sâu hơn và nhịp nhàng hơn. Mỗi khi thở, cơ hoành sẽ hoạt động nhiều hơn để kéo vùng bụng dưới của cơ hoành vận động theo nhịp thở. Lúc này, thức ăn trong dạ dày sẽ được thúc đẩy và tiêu hóa tốt hơn, giúp giảm thiểu các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi gây nóng rát vùng ngực.
Mặt khác, Yoga giúp hệ thần kinh bớt căng thẳng, hạn chế tình trạng tăng tiết acid dạ dày do stress, một trong những nguyên nhân chính gây ra cơn trào ngược dạ dày thực quản
Chế độ ăn uống và các loại thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
Mục đích của chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày là: lựa chọn loại thực phẩm giúp loại bỏ các triệu chứng, bao gồm: ợ nóng, đau tức ngực, vướng nghẹn cổ, đắng miệng,… Do đó, với người bị trào ngược (theo verywellfit), người bệnh cần ăn nhiều rau chứa chất xơ và thực phẩm ít béo. Đồng thời tránh thực phẩm cay, nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán, trái cây nhiều acid và rượu bia, thuốc lá.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng của người trào ngược nên được điều chỉnh theo từng cá nhân, vì không phải ai cũng dễ bị trào ngược với cùng một loại thực phẩm giống nhau. Trước tiên, bạn hãy “nằm lòng” những thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày nên ăn và nên kiêng
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược để cải thiện bệnh trào ngược
Khi đã áp dụng các phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt kèm thêm luyện tập mà bệnh vẫn không giảm thì việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng từ thảo dược sẽ là một lựa chọn rất hiệu quả và cho kết quả ổn định lâu dài.
Hiện nay có rất nhiều các vị thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chữa trào ngược dạ dày hiệu quả thông qua cơ chế điều hòa cơ thắt dưới thực quản (cơ tâm vị). ANVY xin được liệt kê ra đây một số vị thảo dược nổi bật:
- Trần bì: một vị thuốc có tác dụng kép trên dạ dày với tác dụng quan trọng nhất là điều hòa cơ thắt dưới thực quản, bên cạnh đó là tác dụng chống loét dạ dày.
- Chỉ thực: đây cũng là một vị thảo dược có tác dụng điều hòa cơ thắt dưới thực quản.
Để giải quyết các triệu chứng của người bị trào ngược dạ dày thì việc thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tháo rỗng thức ăn cũng đóng một vai trò quan trọng. Những vị thảo dược sau đây được nghiên cứu có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng tháo rỗng dạ dày:
- Bạch Linh: kích thích tiêu hóa, tăng tháo rỗng
- Bạch truật: kích thích tiêu hóa, kiện tỳ vị
Công ty Cổ phần ANVY xin được giới thiệu tới các bạn độc giả Bộ đôi sản phẩm Hỗn dịch thảo dược Anvitra cho người bị trào ngược dạ dày thực quản đã được nhiều người dùng tin tưởng và đánh giá cao. Với việc áp dụng hệ thống EECV – công nghệ hiện đại của Đức vào chiết xuất các vị thảo dược, Anvitra thực sự là một “người bạn” đồng hành an toàn, hiệu quả cho người bị bệnh trào ngược trong quá trình chữa trào ngược dạ dày tại nhà.
>> Xem thêm thông tin về Anvitra trên dantri.com.vn
>> Xem thêm: Công nghệ EECV – Chìa khóa mở ra “kho báu” từ thảo dược