Bạn đang bị cơn ho dai dẳng hành hạ, nhất là vào sau bữa ăn và ban đêm. Bạn không biết mình bị ho do trào ngược dạ dày hay vì bệnh nào đó? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn nguyên nhân và cách điều trị khi bị ho trào ngược dạ dày.
Hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là khi dịch vị từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản qua cơ thắt thực quản dưới. Cơ thắt thực quản dưới giống như một “cánh cổng” được đóng lại để chặn dịch vị bị trào ngược, nhưng ở ngược bị bệnh trào ngược dạ dày thì cơ thắt này lại thường xuyên mở. Điều này gây ra những triệu chứng làm mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh trào ngược bao gồm:
- Ợ hơi
- Ợ nóng, ợ chua
- Buồn nôn, nôn
- Đau tức ngực
- Khó nuốt
- Đắng miệng
- Nhiều nước bọt
- Khàn giọng, đau họng, ho
>> Xem thêm: [Chi tiết A – Z] Thuốc trung hòa acid dạ dày – 6 điều cần nắm rõ
Nguyên nhân ho do trào ngược dạ dày
Khi cơ thắt thực quản dưới thường xuyên bị mở ra, khiến chất dịch từ dạ dày trào ngược lên cổ họng, mũi, tai và tràn cả vào thanh quản, phổi.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng ho do trào ngược dạ dày hay các bệnh viêm họng, viêm tai liên quan đến đường hô hấp là do dịch axit từ dạ dày bị đẩy lên hầu họng theo 2 cơ chế:
- Thứ nhất: dịch vị dạ dày bị trào ngược lên hầu họng quá nhiều khiến cho niêm mạc hầu họng bị kích thích. Thực tế, niêm mạc họng rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Việc quá nhiều axit tấn công gây tổn thương thì sẽ khiến cổ họng bạn bị đau rát, ho và khó nuốt.
- Thứ hai: khi dịch vị tràn vào thực quản, gây kích thích thần kinh, khiến cơ thắt thực quản dưới đóng mở thất thường. Điều này làm tăng áp lực lên thành dạ dày. Do đó, axit thường xuyên bị trào ngược.
Ho do trào ngược dạ dày có gì khác với ho do viêm tai mũi họng
Ho trào ngược dạ dày thực quản có những đặc điểm khác với ho do viêm tai mũi họng. Cách điều trị cũng khác nhau. Trong điều trị trào ngược dạ dày, cần kết hợp kết quả nội soi, kết quả khám tai mũi họng và kết quả khám tiêu hóa thì mới đưa ra được phác đồ điều trị đúng, an toàn và hiệu quả nhất.
Ho, viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản khác hẳn với ho do viêm phế quản, phương pháp điều trị cũng khác nhau. Với các bệnh nhân bị trào ngược, điều trị cần kết hợp phác đồ của các bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ nội soi với bác sĩ tai mũi họng mới đạt được hiệu quả cao.
>> Xem thêm: Các mức độ trào ngược dạ dày thực quản: A, B, C, D, M, N
Cách điều trị khi bị ho do trào ngược dạ dày
Ho là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì thế nếu muốn chữa khỏi ho do trào ngược dạ dày thì người bệnh cần chữa được các triệu chứng của bệnh và sâu xa hơn là nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng thuốc và kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ là biện pháp tối ưu.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Thực đơn ăn uống: Nếu bạn là người nghiện các món cay nóng hay không thể sống thiếu rượu thì cũng hãy tránh xa chúng ngay từ bây giờ nếu không muốn những cơn ho do trào ngược ngày càng trầm trọng hơn. Một số thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế tối đa bao gồm: rượu bia, thuốc lá, caffein, nước có ga, đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, socola.
- Tâm lý thoải mái: Hãy giữ tinh thần luôn tỉnh táo và lạc quan vì stress và căng thẳng, mệt mỏi chính là một trong những yếu tố làm các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
- Duy trì thói quen ngủ nghỉ đúng giờ: Thời gian ngủ tốt nhất là vào 22 giờ. Tư thế ngủ của bạn cũng rất quan trọng, không nên nằm nghiêng sang phải vì sẽ tạo áp lực lên thành dạ dày, dễ gây trào ngược khi đang ngủ. Đồng thời, kê cao gối khoảng 20 cm (khoảng 2-3 chiếc gối) cũng giúp giảm trào ngược và ho do trào ngược.
Sử dụng thuốc điều trị
Hiện nay để điều trị trào ngược dạ dày thường có 2 biện pháp. Đó là sử dụng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn.
1. Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn thường có 4 nhóm:
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): giúp ngăn tiết axit dạ dày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị trào ngược dạ dày thực quản cũng đều bị do tăng tiết axit nên nhóm thuốc này sẽ không hiệu quả nếu dùng không đúng nguyên nhân.
- Nhóm thuốc cường nhu động: giúp cải thiện chức năng hoạt động của nhu động thực quản, ngăn chặn sự giảm tiết axit thực quản, cải thiện việc làm trống dạ dày. Phù hợp với những người có triệu chứng về tiêu hóa.
- Nhóm thuốc trung hòa axit: nhóm thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, thời gian tác dụng ngắn.
- Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: giúp ngăn tiết axit, chỉ dùng khi trào ngược nhiều về đêm.
Tuy nhiên, nhược điểm của những nhóm thuốc kê đơn này là chỉ điều trị được triệu chứng, không điều trị được nguyên nhân nên dễ bị tái phát. Hơn nữa, thời gian uống cũng phải mất 2-3 tháng với thấy có hiệu quả.
2. Thuốc không kê đơn
Nổi bật trong những loại thuốc chữa trào ngược dạ dày không kê đơn là sản phẩm Hỗn dịch thảo dược Anvitra. Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, Anvitra đem đến công dụng giảm nhanh trào ngược, ngăn ngừa tái phát chỉ sau 1-2 tháng người bệnh sử dụng.
Trên đây là những thông tin về khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị quả khi bị ho do trào ngược dạ dày. Hi vọng những thông tin được dược sĩ Anvitra cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn kiểm soát tốt triệu chứng mà mình đang gặp phải. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi trực tiếp cho chúng tôi ở phần bình luận phía dưới hoặc liên hệ hotline 1800.234.558.
>> Xem thêm: Thuốc Anvitra là gì? Giá bán bao nhiêu? Công dụng & liều dùng