Dược sĩ Dung Lê 22/06/2020
3.7/5 - (3 bình chọn)

Đau vùng thượng vị là vị trí đau ở ngay dưới xương sườn và nằm ở trên dạ dày (khu vực bụng trên). Nó thường xảy ra cùng với các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như: ợ nóng và đầy hơi. Tuy nhiên để xác định rõ đau thượng vị do nguyên nhân gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm nguyên nhân và mẹo chữa đau thượng vị dạ dày.

Đau vùng thượng vị không phải lúc nào cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân và nó xảy ra phổ biến ngay sau khi ăn.

Điều quan trọng là chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa cơn đau vô hại với cơn đau do một bệnh viêm hay nhiễm trùng nào đó.

11 nguyên nhân dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cơn đau thượng vị.

Đau thượng vị dạ dày do nguyên nhân gì?

1. Trào ngược axit

Trào ngược axit xảy ra khi một số axit dạ dày hoặc thức ăn trong dạ dày bị di chuyển ngược lên thực quản. Khi điều này xảy ra, nó có thể khiến ta đau ở ngực và cổ họng. Theo thời gian, trào ngược axit liên tục có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Nếu bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày, cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để không khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

dau-thuong-vi-do-nguyen-nhan-gi-2

Các triệu chứng phổ biến của trào ngược axit bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Khó tiêu
  • Miệng đắng
  • Đau họng hoặc khàn giọng
  • Cảm thấy mắc nghẹn trong cổ
  • Ho liên tục

2. Chứng ợ nóng và khó tiêu

Chứng ợ nóng cũng là kết quả của trào ngược axit dạ dày. Điều này có thể gây ra đau tức ngực. Chứng khó tiêu là tên gọi của các triệu chứng tiêu hóa xảy ra khi ta ăn các loại thực phẩm gây kích thích với hệ tiêu hóa.

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực sau khi ăn. Cảm giác nóng rát này thường tồi tệ hơn khi chúng ta nằm hoặc cúi xuống. Điều này xảy ra là do axit di chuyển ngược lên thực quản.

Các triệu chứng phổ biến của chứng khó tiêu bao gồm:

  • Cảm thấy đầy bụng, khó tiêu
  • Cảm thấy đầy bụng ngay cả khi không ăn gì nhiều
  • Buồn nôn
  • Cảm thấy áp lực trong ổ bụng do khí từ dạ dày

3. Không dung nạp Lactose

Không dung nạp Lactose xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa hộp, sữa chua hoặc phô mai. Các sản phẩm sữa đều chứa một loại đường sữa gọi là Lactose. Thông thường, các triệu chứng do không dung nạp Lactose sẽ xảy ra mỗi khi bạn uống sữa.

Hiện tượng không dung nạp Lactose thường xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng enzyme menase trong cơ thể. Enzyme này rất quan trọng trong việc phá vỡ và tiêu hóa đường lactose.

Các triệu chứng không dung nạp đường sữa thường gặp bao gồm:

  • Cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi
  • Đau dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn

4. Rượu

Hạn chế uống rượu hoặc uống với số lượng ít thường không gây hại cho dạ dày. Nhưng nếu uống quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong suốt thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày bị viêm. Viêm lâu dài có thể dẫn đến chảy máu dạ dày.

Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây ra các tình trạng như:

  • Viêm dạ dày
  • Viêm tụy
  • Bệnh gan

Những tình trạng trên cũng có thể gây đau vùng thượng vị.

5. Ăn quá nhiều

Khi ăn quá nhiều, dạ dày bị căng đầy do chứa quá nhiều thức ăn. Điều này gây áp lực lớn lên các cơ quan xung quanh nó. Áp lực này có thể gây đau ruột. Nó cũng có thể làm ta khó thở vì phổi có ít chỗ để mở rộng hơn khi ta hít khí vào.

Ăn quá nhiều cũng có thể khiến axit dạ dày và thức ăn trong dạ dày trào ngược vào thực quản. Điều này có thể gây ợ nóng và trào ngược axit. Tình trạng này có thể làm cho cơn đau vùng thượng vị trở nên tồi tệ hơn nhiều sau khi ăn.

6. Thoát vị hoành

Thoát vị hoành xảy ra khi một phần của dạ dày bị đẩy lên phía cơ hoành thông qua cơ hoành, nó nhô vào trong khoang lồng ngực.

Nhưng thoát vị hoành không phải lúc nào cũng gây đau đớn hoặc khó chịu.

Các triệu chứng phổ biến của thoát vị hoành có thể bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Cảm giác nóng rát trong ngực
  • Đau họng

7. Viêm thực quản

Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: trào ngược axit dạ dày thực quản, dị ứng, nhiễm trùng hoặc kích ứng mãn tính từ thuốc. Nếu không điều trị, bệnh viêm thực quản theo thời gian có thể dẫn đến sẹo trên niêm mạc thực quản gây hẹp thực quản hoặc loét thực quản.

dau-thuong-vi-do-nguyen-nhan-gi-3

Các triệu chứng phổ biến của viêm thực quản bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát trong ngực hoặc cổ họng
  • Vị đắng axit bất thường trong miệng
  • Ho
  • Khó nuốt hoặc đau khi nuốt

8. Bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn hoặc do sử dụng quá nhiều một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau không steroid.

Căn bệnh này có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn hoặc có thể là mãn tính, kéo dài trong nhiều năm hoặc hơn nếu không được điều trị.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh loét dạ dày có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Dễ bị đầy bụng
  • Dễ bị kích ứng dạ dày khi ăn một số thực phẩm nhất định
  • Đi ngoài phân đen
  • Mệt mỏi, xanh xao hoặc khó thở

9. Thực quản Barrett

Thực quản Barrett có thể dẫn đến ung thư thực quản. Nó là biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi bị nhiễm bệnh, người bệnh không có triệu chứng cụ thể nào. Các triệu chứng vẫn là những biểu hiện điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm:

  • Đau họng hoặc khàn giọng
  • Vị đắng trong miệng
  • Ợ nóng
  • Khó nuốt

10. Viêm túi mật hoặc sỏi mật

Đau vùng thượng vị có thể phát triển khi túi mật bị viêm, gọi là viêm túi mật . Điều này có thể gây đau đớn và người bệnh có thể phải nhập viện hoặc phẫu thuật.

Các triệu chứng phổ biến của viêm túi mật có thể bao gồm:

  • Không thèm ăn
  • Đau dữ dội xung quanh túi mật (phía trên bên phải của dạ dày)
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Sốt cao
  • Phân màu nâu
  • Vàng da

11. Mang thai

Đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng phổ biến khi đang mang thai do áp lực của thai nhi đang phát triển chèn lên vùng bụng của mẹ bầu. Một phần nguyên nhân cũng là do những thay đổi trong hormone và tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Lúc này những cơn ợ nóng cũng xuất hiện thường xuyên.

Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày tại nhà

Sau khi trả lời được câu hỏi đau thượng vị do nguyên nhân gì, chúng ta đều muốn biết các mẹo điều trị đơn giản mà vẫn hiệu quả.

Câu trả lời là điều trị đau vùng thượng vị còn tùy thuộc vào nguyên nhân.

Chữa đau thượng vị dạ dày do chế độ ăn uống

Nếu cơn đau của bạn là kết quả của chế độ ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều, bác sĩ có thể khuyên nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống. Điều này có thể bao gồm:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Ăn thực phẩm lành mạnh như gừng và bổ sung vitamin B có thể giúp giảm các triệu chứng nôn và buồn nôn.

Chữa đau thượng vị dạ dày do tác dụng phụ của thuốc

Nếu cơn đau là kết quả của việc dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, bác sĩ có thể yêu cầu ngừng dùng các loại thuốc này và tìm cách khác để kiểm soát cơn đau. Bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng axit hoặc thậm chí các loại thuốc giảm axit để giảm đau.

Chữa đau thượng vị dạ dày do bệnh tiêu hóa

Nếu nguyên nhân đau thượng vị dạ dày là do các bệnh nghiêm trọng như: trào ngược dạ dày thực quản, Barrett thực quản hoặc bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể cần dùng kháng sinh cũng như các phương pháp điều trị lâu dài để kiểm soát các tình trạng này. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

Trên đây là những nguyên nhân và mẹo chữa đau thượng vị dạ dày tốt nhất, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm thông tin để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các triệu chứng mình gặp phải, hãy để lại bình luận ở phía dưới, chuyên gia của Anvitra sẽ giải đáp tận tình.

Đăng ký tư vấn
Đăng ký
Share
Dược sĩ Dung Lê

Đại học Dược Hà Nội
Kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực tư vấn bệnh lí đường tiêu hóa, sở hữu kiến thức chuyên sâu từ các chuyên gia đầu...